Dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Cần có cơ chế xử lý các doanh nghiệp không công bố thông tin đầy đủ, nghiêm túc

Quang cảnh phiên làm việc ngày 13/5. (Ảnh trong bài: Cổng TTĐTQH)
Quang cảnh phiên làm việc ngày 13/5. (Ảnh trong bài: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) -  Ngày 13/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp (DN).

Làm rõ quy định về sở hữu nhà nước

Nêu băn khoăn về vấn đề sở hữu nhà nước, Đại biểu (ĐB) Phan Đức Hiếu (Đoàn Thái Bình) cho rằng, theo luật pháp Việt Nam, khi nhà đầu tư đã góp tiền và tài sản vào trong DN thì phải chuyển quyền sở hữu tiền và tài sản đó thành sở hữu của DN nhưng theo dự thảo Luật, không còn sở hữu của nhà đầu tư thì nhà đầu tư sở hữu gì? Nhận thấy theo dự thảo Luật quy định thì Nhà nước không sở hữu tài sản, không sở hữu tiền vốn sau khi đã góp vào DN, ĐB đề nghị phải bổ sung trở lại khái niệm vốn nhà nước đã đầu tư vào DN và được xác định rõ đó là phần vốn góp cổ phần trong tỷ lệ sở hữu nhà nước tại DN như dự thảo trước đây.

Tương tự, liên quan về chuyển nhượng vốn của Nhà nước tại DN, cổ phần vốn nhà nước, ĐB Lê Thị Thanh Lam (Đoàn Hậu Giang) cũng đề nghị, Ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung quy định cụ thể về bảo vệ quyền tài sản của bên mua khi tham gia mua vốn của Nhà nước tại DN. Trong trường hợp bên mua trung thực, tình ngay, không biết và không có nghĩa vụ phải biết trước những sai phạm của bên bán trong quá trình giao dịch thì quyền tài sản của bên mua đối với phần vốn đã được mua xem như được pháp luật bảo vệ trong các trường hợp đấu giá công khai, minh bạch, đúng trình tự, thủ tục, không có gian lận, có nhiều người tham gia đấu giá độc lập thì kết quả đấu giá phải được pháp luật bảo vệ.

ĐB Nguyễn Thị Xuân (Đoàn Đắk Lắk) đề nghị rà soát quy định dự thảo Luật về giám sát, thanh tra theo hướng dẫn, theo hướng cần phân định rõ người, rõ công việc thực hiện. Đồng thời, về công khai thông tin hoạt động của DN, ĐB thấy rằng, trên thực tế, việc công bố thông tin của các DN nhà nước vẫn chưa được thực hiện đồng bộ, có những DN tuân thủ rất tốt các quy định công bố thông tin nhưng cũng không ít DN chưa thực hiện nghiêm túc như là không công bố hoặc công bố rất chậm. Điều này có thể sẽ làm giảm về hiệu quả giám sát của xã hội đối với các DN, trong đó có DN nhà nước, đặc biệt là các DN cung cấp dịch vụ công thiết yếu cho người dân.

Do đó, ĐB đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu, bổ sung thêm các quy định về biện pháp để bảo đảm việc thi hành nghĩa vụ công bố thông tin này và có thể cân nhắc một số cơ chế như nêu tên hoặc xử phạt hành chính hay đối với các trường hợp các DN, trong đó có DN nhà nước thực hiện không đầy đủ, nghiêm túc các quy định về công bố thông tin.

Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào hoạt động của doanh nghiệp

Báo cáo làm rõ thêm một số nội dung được các ĐB quan tâm góp ý, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng nhấn mạnh, thay đổi căn bản của Luật sửa đổi lần này là Nhà nước thực hiện các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm tương ứng với tỷ lệ sở hữu vốn góp tại DN nhà nước, tại DN bình đẳng như các nhà đầu tư khác, không can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Từ đó, ông giải trình, nếu Luật hiện hành là quản lý DN có vốn góp của Nhà nước thì lần này sửa đổi là chỉ quản lý phần vốn của Nhà nước tham gia vào DN. Vì thế, dự thảo Luật xác định là Nhà nước chỉ có tham gia góp vốn và thực hiện quyền của mình trên cơ sở cổ phần và phần vốn góp của mình, còn đã góp vốn vào là phải tôn trọng DN và khi đã góp vốn vào thì nguồn vốn đấy sẽ hình thành tài sản của DN.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng.

Đối với công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra, đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư và quản lý vốn nhà nước tại DN, Bộ trưởng Thắng chia sẻ, trong quy định của Luật không đề cập về vấn đề thanh, kiểm tra nên nhiều ĐB lo ngại có thể xảy ra thất thoát. Tuy nhiên, Bộ trưởng khẳng định, cùng với việc phân cấp, trao quyền tự chủ cho DN, dự thảo Luật đã bổ sung quy định Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn chỉ đạo tổ chức giám sát, kiểm tra, thanh tra các nội dung về đầu tư vốn nhà nước vào DN, quản lý vốn nhà nước tại DN, bổ sung quy định Hội đồng thành viên, Chủ tịch Công ty chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, cơ quan đại diện chủ sở hữu trong việc quản lý bảo toàn và phát triển vốn của DN, chịu trách nhiệm giải trình các nội dung liên quan đến hoạt động đầu tư và quản lý vốn nhà nước tại DN theo yêu cầu, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty không được tiếp tục làm người đại diện chủ sở hữu trực tiếp khi thực hiện không đúng các nhiệm vụ, quyền hạn được giao hoặc bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ hoặc là trong trường hợp có dấu hiệu bất thường, có nguy cơ ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của DN và gắn trách nhiệm của người đứng đầu, người đại diện phần vốn nhà nước tại DN…

Bên cạnh Luật này, các DN còn phải tiếp tục tuân thủ các luật hiện nay, chẳng hạn như Luật DN, để bảo đảm các DN hoạt động vừa hiệu quả vẫn kiểm soát được. Còn đối với công tác thanh, kiểm tra, theo Bộ trưởng Thắng, vẫn được triển khai thực hiện theo các quy định về thanh tra về kiểm toán theo hướng tăng cường hậu kiểm, bảo đảm tính tự chủ cho các DN.

Đọc thêm

Khẩn trương vận hành thử nghiệm chính quyền địa phương 2 cấp

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trương Việt Dũng khảo sát, kiểm tra việc vận hành chính quyền địa phương 2 cấp tại trụ sở phường Tây Hồ.
(PLVN) -  Những ngày qua, nhiều địa phương trên cả nước đã khẩn trương tổ chức vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương 2 cấp nhằm hoàn thiện hơn quy chế, quy trình giải quyết công việc. Thông qua việc vận hành thử nghiệm cũng xác định những tình huống, vướng mắc có thể phát sinh để kịp thời có phương án, giải pháp tháo gỡ nhằm bảo đảm từ ngày 1/7, chính quyền địa phương 2 cấp chính thức đi vào hoạt động thông suốt, hiệu quả.

Thích ứng linh hoạt, kịp thời, hiệu quả với diễn biến tình hình

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Kiên định mục tiêu, giữ vững bản lĩnh, ứng phó linh hoạt, kịp thời, hiệu quả với tình hình. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Ngày 23/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các Bộ, ngành để đánh giá tình hình và đưa ra giải pháp ứng phó linh hoạt, kịp thời, hiệu quả với diễn biến tình hình xung đột tại khu vực Trung Đông và các diễn biến mới đây trên thế giới.

Giữ vững sự tin tưởng của Nhân dân đối với các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước

Tổng Bí thư Tô lâm phát biểu chỉ đaọ tại buổi làm việc. Ảnh: Nguyễn Hải
(PLVN) - Phát biểu tại cuộc làm việc với Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương diễn ra ngày 23/6, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, mọi công tác của Mặt trận và các đoàn thể phải hướng đến mục tiêu cao nhất, giữ vững, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, sự đồng thuận trong toàn xã hội, sự tin tưởng, sự ủng hộ của Nhân dân đối với các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.

Đóng giao diện Cổng Dịch vụ công cấp tỉnh từ 1/7

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Từ ngày 1/7/2025, Cổng Dịch vụ công cấp tỉnh sẽ đóng giao diện và tích hợp lên Cổng Dịch vụ công quốc gia, nhằm bảo đảm kết nối liên thông, thống nhất giữa Trung ương và địa phương theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp.

LỜI TRI ÂN NHÂN NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM 21/6

Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Lại Xuân Môn tặng hoa chúc mừng Báo Pháp luật Việt Nam.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Báo Pháp luật Việt Nam  xin bày tỏ lòng cám ơn tới các đồng chí lãnh đạo các cơ quan trung ương và địa phương, các đối tác, cộng tác viên và bạn đọc trên mọi miền Tổ quốc. 

Nền tảng quan trọng để kinh tế số phát triển lành mạnh

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Tại phiên họp Thường trực Chính phủ diễn ra mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của dự án Luật Thương mại điện tử (TMĐT) sửa đổi. Thủ tướng khẳng định, đây là một văn bản pháp lý then chốt, đóng vai trò nền tảng trong việc cụ thể hóa các chủ trương lớn của Đảng cũng như các Nghị quyết mới của Bộ Chính trị, nhất là trong giai đoạn cả nước đang đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số trên mọi lĩnh vực.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các chương trình, phong trào phải để người dân cảm nhận và thụ hưởng thành quả thực

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị toàn quốc tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Chiều 22/6, kết luận Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và Phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, Phong trào “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021-2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu thực hiện các chương trình, phong trào một cách thực chất để người dân cảm nhận và thụ hưởng thành quả thực.

Mở rộng Quảng trường Ba Đình

Quảng trường Ba Đình
(PLVN) - Bộ Quốc phòng mới công khai Quy hoạch chi tiết khu vực Dự án đầu tư mở rộng Quảng trường Ba Đình, tỷ lệ 1/500. Dự án nhằm bảo tồn không gian linh thiêng, tôn tạo cảnh quan kiến trúc và nâng cao chất lượng đón tiếp các hoạt động chính trị, văn hóa trọng đại.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để việc tổ chức chính quyền địa phương ảnh hưởng đến các công việc khác

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Sáng 22/6, kết luận hội nghị “3 trong 1” trực tuyến toàn quốc về triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước; triển khai các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải và về thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, không để và không vì việc sắp xếp chính quyền địa phương, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp ảnh hưởng tới các công việc còn lại.

Lễ trao Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XIX

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Lễ trao giải.
(PLVN) -  Tối 21/6, tại Cung Điền kinh trong nhà, khu vực Mỹ Đình, Hà Nội đã diễn ra Chương trình nghệ thuật chào mừng Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam và Lễ trao giải Báo chí Quốc gia lần thứ XIX năm 2024, với chủ đề: “Thép trong Bút, Lửa trong tim”.Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại buổi lễ.

Kết luận số 169-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư

Người dân phường Tam Kỳ, thành phố Đà Nẵng mới đến Trung tâm hành chính công làm thủ tục hành chính. Ảnh: Trần Tĩnh/TTXVN
(PLVN) - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Kết luận số 169-KL/TW (ngày 20/6/2025) của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tập trung hoàn thành nhiệm vụ sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính (gọi tắt là Kết luận số 169).