Dự án Luật Giao thông đường bộ có điềm gì mới đáng chú ý?

(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết có nhiều nội dung mới được quy định trong dự án Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi), Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Sáng ngày 11/11, trong cuộc thảo luận ở tổ về các dự án Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi), Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể đã làm rõ nhiều vấn đề liên quan được đề cập tới trong luật sửa đổi lần này.

Luật Giao thông đường bộ ban hành lần đầu năm 2001, đến 2008 phát hiện một số bất cập nên Quốc hội đã ban hành Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi). Từ năm 2008 đến 2018, Bộ Giao thông Vận tải đã tổng kết việc thực hiện luật, xác định một số ưu điểm, hạn chế và những bất cập mà thực tiễn đặt ra để đăng ký với Chính phủ, Quốc hội chỉnh sửa trong nhiệm kỳ này.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, trong luật hiện nay có một số nội dung mới, ngoài việc điều chỉnh 2 chương để Bộ Công an xây dựng luật bảo đảm trật tự an toàn giao thông, bao gồm một là quy tắc giao thông, hai là những vấn đề liên quan đến đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe và đổi giấy phép lái xe, các chương còn lại, Bộ Giao thông cập nhật toàn bộ các vấn đề mới.

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể. (Ảnh: VGP).
 Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể. (Ảnh: VGP).

Nội dung mới thứ nhất, theo người đứng đầu Bộ Giao thông Vận tải, Chính phủ đã thảo luận và thống nhất việc sẽ thu phí trên đường cao tốc. Các quốc lộ hiện nay không tiến hành thêm dự án BOT để thu phí theo Nghị quyết 427. Do đó đường cao tốc là đường mới song hành với quốc lộ hiện nay.

Theo Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, hiện nay ngân sách đang hết sức khó khăn trong thực hiện các kế hoạch. Theo quy hoạch, Việt Nam có 6.400km đường cao tốc, nhưng thực tế đến thời điểm này mới khai thác được khoảng 1.200km; số đang xây dựng và chuẩn bị thi công cộng lại mới được khoảng 2.000km và cũng phải tới 2023 mới đủ điều kiện đi vào hoạt động. Trong khi đó, quy hoạch 6.400km cao tốc hiện nay đã lạc hậu, cần điều chỉnh đáp ứng n hu cầu phát triển nhanh của kinh tế-xã hội.

“Hiện Bộ Giao thông Vận tải cũng đang tiếp thu và chúng tôi dự kiến khả năng lớn là quy hoạch đường cao tốc sẽ lớn hơn con số 6.400km nhiều, cũng có thể lên tới 10.000km, để kết nối tất cả các trung tâm tỉnh. Với kinh phí đầu tư lớn như thế Nhà nước không có khả năng, huy động xã hội hóa cũng đang rất khó khăn nên Chính phủ chủ trương đưa vào trong Luật 1 điều khoản thu phí trên đường cao tốc,” Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải nói.

Nội dung mới thứ hai, hiện Việt Nam đang có 4,3 triệu ôtô, hơn 60 triệu xe môtô, trong đó có nhiều phương tiện cũ, xả thải nhiều ra môi trường, và được nhận định là tác nhân chính của giao thông đường bộ gây ô nhiễm môi trường. Cùng với Luật Bảo vệ môi trường, Chính phủ có chỉ đạo quản lý khí thải môtô nhằm có giải pháp cải tiến công nghệ bảo vệ môi trường. Dĩ nhiên việc này phải có lộ trình, ko phải đưa vào luật là làm ngay, mà chọn đối tượng từng bước, từng năm, từng thời kỳ tiến dần tới quản lý toàn bộ khí thải môtô.

“Trước mắt, chúng ta có thể chọn phương tiện môtô phân khối lớn, hoặc loại môtô sử dụng đã lâu từ 20-30 năm, tiến tới quản lý toàn bộ,” người đứng đầu Bộ Giao thông Vận tải nói.

Nội dung mới thứ 3, Bộ Giao thông Vận tải quy định giấy phép hành nghề kinh doanh vận tải. Hiện nay, giáo trình đào tạo ở các trường đào tạo cấp giấy phép lái xe ôtô có 2 phần là kỹ năng lái xe và kinh doanh vận tải, có nghĩa người học lái xe học 2 phần và thi 2 phần. Tuy nhiên, nhiều người chỉ lái phương tiện cá nhân mà không kinh doanh nhưng hiện vẫn phải học, vì giáo trình thống nhất như vậy. Do đó thời gian học lý thuyết, thi kéo dài, nội dung nhiều, câu hỏi phức tạp.

“Theo số liệu của chúng tôi hiện nay, trong số 4,3 triệu ôtô đang lưu hành ở Việt Nam có khoảng 1,7 triệu phương tiện kinh doanh vận tải, còn lại là phương tiện cá nhân. Khi ‘bóc tách’ thì phần đào tạo sát hạch lái xe sắp tới chắc chắn sẽ giảm,” Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải cho hay.

Nội dung mới thứ 4, tất cả phương tiện vận tải công cộng có liên quan đến tính mạng con người theo quy định hiện hành phải có thiết bị giám sát hành trình, để biết được xe đang đi đâu, ở chỗ nào, hoạt động có đúng như đăng ký không và phải lắp camera hành trình để giám sát sự cố kỹ thuật, nguyên nhân tai nạn giao thông, có giải pháp rút kinh nghiệm. Còn riêng xe cá nhân không quản lý việc này.

Nội dung mới thứ 5, Bộ Giao thông Vận tải đã cụ thể hóa Nghị định 100 bằng luật để xử phạt nguội. Đây được đánh giá là cuộc cách mạng lớn. Để chuẩn bị phạt nguội tất cả hành vi trên đường, tới đây sẽ hình hành hệ thống camera công cộng, ngoài việc giám sát hoạt động của lái xe, còn để xử lý những vấn đề an ninh trật tự của địa phương. Việc lắp camera trên đường như vậy sẽ giám sát toàn bộ hoạt động vi phạm của xã hội.

Nội dung cuối cùng, Bộ Giao thông Vận tải rút kinh nghiệm những công nghệ mới vừa qua, khi Uber, Grab ra đời luật không theo kịp, dẫn đến không biết quản lý thế nào. “Do đó, hiện nay trong luật chúng tôi dự kiến sắp tới có xe lái tự động, có thể có taxi bay, hay loại hình vận tải mới… Để đảm bảo hiệu quả, trong luật có điều khoản khi phát sinh vấn đề mới liên quan đến giao thông đường bộ thì giao cho Chính phủ ban hành Nghị định để thực hiện, tránh tình trạng lúng túng như khi Uber, Grab ra đời. Luật bổ sung sẽ bao quát toàn bộ các vấn đề có thể xảy ra để Chính phủ chủ động trong công tác quản lý,” Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải thông tin.

Tin cùng chuyên mục

Phí sử dụng đường bộ cao tốc từ 900 đồng/xe.km đến 5.200 đồng/xe.km. (Ảnh: Hồng Thương)

Phí sử dụng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư cao nhất là 5.200 đồng/xe.km

(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 130/2024/NĐ-CP quy định về thu phí sử dụng đường bộ cao tốc đối với phương tiện lưu thông trên tuyến đường bộ cao tốc thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản lý, khai thác.Theo đó, có 5 nhóm đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư, với mức thu thấp nhất 900 đồng/xe.km và cao nhất là 5.200 đồng/xe.km.

Đọc thêm

Quy định mới về giám sát trong bảo đảm trật tự, an toàn giao thông

Từ ngày 15/11/2024, bỏ quy định giám sát CSGT bằng thiết bị ghi âm, ghi hình. (Ảnh: Hồng Thương)
(PLVN) - Bộ Công an đã ban hành Thông tư 46/2024/TT-BCA sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 67/2019/TT-BCA quy định về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trong đó sửa đổi, bổ sung quy định hình thức giám sát của Nhân dân trong bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Góp ý dự thảo: Cần tiếp tục nghiên cứu về tính khả thi của một số quy định

 Về lâu dài, cần nghiên cứu xây dựng một luật riêng về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hoá. (Hình minh họa/dautuhanghoa.vn)
(PLVN) - Năm 2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 158 quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, đã được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Nghị định số 51 năm 2018. Hiện nay, Bộ Công Thương đang chủ trì xây dựng dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 158 và Nghị định 51 (dự thảo Nghị định).

Nhiều chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 10/2024

Quy định mới về giấy tờ cần thiết khi lập Hồ sơ phương tiện và kiểm định xe cơ giới từ 01/10/2024. (Ảnh: Hồng Thương)
(PLVN) - Quy định mới về khai thác tài sản công tại cơ quan nhà nước; giấy tờ cần thiết khi lập Hồ sơ phương tiện và kiểm định xe cơ giới; nghiêm cấm hành nghề công tác xã hội để trục lợi; quy định mới về đánh số nhà từ 15/10/2024... là những chính sách có hiệu lực trong tháng 10/2024.

Quy định mới về thi tuyển công chức

Kỳ thi tuyển công chức năm 2023 của TP HCM. (Ảnh: vtcnews.vn)
(PLVN) - Chính phủ đã ban hành Nghị định 116/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức và Nghị định 06/2023/NĐ-CP quy định về kiểm định chất lượng đầu vào công chức, trong đó đã sửa đổi quy định về hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức.