Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi): Vẫn băn khoăn quy định về rút bảo hiểm xã hội một lần

Quang cảnh Hội nghị. (Ảnh: Quochoi.vn)
Quang cảnh Hội nghị. (Ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) -  Hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần là vấn đề khó, phức tạp. Cả 2 phương án được nêu trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) được đưa ra lấy ý kiến tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 vừa diễn ra đều chưa nhận được sự đồng thuận hoàn toàn của các đại biểu.

Hai phương án hưởng BHXH 1 lần

Về vấn đề hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần đối với người chưa đủ tuổi hưởng lương hưu, không tiếp tục đóng BHXH, chưa đủ 20 năm đóng BHXH và có yêu cầu nhận BHXH 1 lần, ngoài các trường hợp giải quyết hưởng BHXH 1 lần tương tự quy định tại Điều 60 của Luật BHXH hiện hành, dự thảo Luật do Chính phủ trình 2 phương án. Phương án 1 quy định người lao động (NLĐ) được chia làm 2 nhóm. Nhóm 1 là NLĐ tham gia BHXH trước khi Luật có hiệu lực (dự kiến từ ngày 1/7/2025), sau 12 tháng không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, không tham gia BHXH tự nguyện thì tiếp tục được áp dụng hưởng BHXH 1 lần. Khác với quy định hiện hành, dự thảo Luật có quy định quyền lợi bổ sung nếu NLĐ lựa chọn bảo lưu, không nhận BHXH 1 lần. Nhóm 2 là NLĐ tham gia BHXH từ ngày Luật có hiệu lực trở đi thì không được áp dụng quy định này.

Phương án 2 quy định NLĐ được giải quyết 1 phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Thời gian đóng BHXH còn lại được bảo lưu để NLĐ tiếp tục tham gia và hưởng các chế độ BHXH. Theo Báo cáo một số vấn đề lớn trong tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật, qua thảo luận và ý kiến của các cơ quan tham gia, đa số cho rằng phương án 1 do Chính phủ trình có nhiều ưu điểm. Bên cạnh đó, có ý kiến đồng tình với phương án 2. Ngoài ra, có ý kiến đề nghị tích hợp phương án 2 vào nhóm 2 của phương án 1.

Thường trực Ủy ban Xã hội thấy rằng, mỗi phương án đều có ưu điểm và nhược điểm, dù lựa chọn phương án nào thì đều phải có giải pháp để giữ người lao động ở lại hoặc nhanh chóng trở lại thị trường lao động, tiếp tục tham gia BHXH. Đó mới là giải pháp căn cơ, lâu dài. Đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Xã hội ủng hộ phương án 1 của Chính phủ đề xuất.

Chú trọng các giải pháp bảo đảm tốt nhất quyền lợi của người lao động

Đại biểu Nguyễn Thị Sửu phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Quochoi.vn)

Đại biểu Nguyễn Thị Sửu phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Quochoi.vn)

Phát biểu tại Hội nghị, Đại biểu Nguyễn Thị Sửu (đoàn Thừa Thiên Huế) cho rằng, quy định theo phương án 1 sẽ giúp NLĐ ổn định tâm lý, bảo lưu lại quá trình đã đóng BHXH. Theo phân tích của Đại biểu, phương án 1 sẽ dần dần từng bước khắc phục được tình trạng hưởng BHXH 1 lần thời gian qua theo tinh thần của Nghị quyết 28-NQ/TW; tiến tới tiếp cận theo tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế, giúp người lao động được thụ hưởng tối đa các quyền lợi dài hạn khi họ đến tuổi nghỉ hưu, góp phần ổn định cuộc sống khi về già.

Trong ngắn hạn, phương án này không giúp duy trì, gia tăng đối tượng tham gia BHXH so với phương án 2 nhưng trong dài hạn thì phương án này tối ưu hơn. “Do quy định này không ảnh hưởng tới những người lao động đang tham gia BHXH nên sẽ dễ nhận được sự đồng thuận hơn của người lao động”, Đại biểu nói.

Nhận định đây là một dự án Luật có đối tượng chịu sự tác động rất lớn và lâu dài, Đại biểu Trần Thị Hoa Ry đề nghị chưa thông qua dự án Luật này tại Kỳ họp thứ 7 sắp tới. Bởi, tại dự thảo Luật còn có nhiều ý kiến khác nhau, một số nội dung cơ quan giải trình, tiếp thu chưa rõ ràng, Chính phủ cũng chưa đề xuất được quan điểm. Do đó, cần phải tiếp tục đánh giá tác động và lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động để bảo đảm tính khả thi; so sánh đầy đủ lợi ích và chi phí để xác định giải pháp phù hợp hoặc tối ưu để định hướng quy định, sửa đổi, bổ sung.

Đề cập đến tác động của việc cải cách tiền lương dự kiến từ ngày 1/7/2024 tới các quy định trong dự thảo Luật như mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH, tính lương hưu, trợ cấp 1 lần hoặc quy định điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc…, Đại biểu cho biết, đến nay, Chính phủ chưa có ý kiến đề xuất chính thức nên cần phải có thời gian để tiếp tục làm rõ, từ đó mới có cơ sở trình Quốc hội xem xét, quyết định.

Song, phương án cũng có nhược điểm là do chỉ áp dụng đối với người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ ngày Luật này có hiệu lực nên những người đang tham gia BHXH vẫn có quyền lựa chọn hưởng BHXH 1 lần. Do vậy, số người hưởng BHXH 1 lần không giảm nhiều, hoàn toàn phụ thuộc vào nhận thức và sự lựa chọn của bản thân NLĐ, đặc biệt trong những năm đầu sau khi Luật mới có hiệu lực; đồng thời tạo sự so sánh giữa những NLĐ tham gia trước và sau khi Luật này có hiệu lực trong việc hưởng BHXH 1 lần.

Nhấn mạnh đây là vấn đề lớn, phức tạp, Đại biểu Nguyễn Thị Sửu đề nghị cần tiếp tục lấy ý kiến đối với 2 phương án nêu trên, đặc biệt là lấy ý kiến của NLĐ - đối tượng chịu sự tác động. “Dù lựa chọn phương án nào thì cũng đều dựa trên quan điểm xuyên suốt của Đảng và Nhà nước là nhằm bảo đảm tốt nhất quyền lợi lâu dài cho NLĐ”, Đại biểu nêu rõ.

Thống nhất với quan điểm của Ủy ban Xã hội, song Đại biểu Trần Thị Hoa Ry (đoàn Bạc Liêu) cho rằng, phương án 1 chưa phải là phương án tối ưu để “giữ chân” NLĐ không rút BHXH 1 lần. Tương tự như Đại biểu Nguyễn Thị Sửu, Đại biểu Trần Thị Hoa Ry cũng cho rằng phương án 1 tạo ra “lát cắt” giữa các đối tượng tham gia trước và sau khi Luật này có hiệu lực, không bảo đảm đúng quan điểm của Đảng về BHXH toàn dân.

Trong khi đó, phương án 2 tiếp cận gần hơn với mục tiêu của chính sách BHXH, cho phép NLĐ được rút 50% để giữ chân họ trong hệ thống an sinh. Nhưng cùng với đó, cần có chính sách hỗ trợ NLĐ được vay ưu đãi để giải quyết những khó khăn trước mắt. “Nếu giải quyết được như vậy chính là để bảo đảm an sinh xã hội cho người dân dựa trên quyền con người theo quy định của Hiến pháp. Cần thiết phải tuyên truyền làm chuyển biến nhận thức vì một xã hội tốt đẹp, BHXH bao phủ toàn dân, không để ai bị bỏ lại phía sau”, Đại biểu nêu quan điểm.

Đề xuất nhiều quy định bảo đảm quyền lợi cho lao động nữ

Tại Hội thảo “Đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) tiếp cận dưới góc độ quyền của lao động nữ” do Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức ngày 27/3, ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết, Luật BHXH liên quan đến đông đảo người lao động, trong đó có nữ giới. Những quy định bảo đảm bình đẳng giới là hết sức quan trọng, nhất là chế độ thai sản, hưu trí, BHXH một lần liên quan rất lớn đến nữ.

“Theo thống kê, lao động nữ là đối tượng dễ bị tổn thương liên quan đến Luật này. Nữ giới chiếm tỉ lệ lớn những người rút BHXH một lần. Nữ cũng là đối tượng chủ yếu không được thực hiện đầy đủ các chế độ BHXH. Vì vậy, việc đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật BHXH tiếp cận dưới góc độ quyền của lao động nữ là hết sức cần thiết”, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam nhấn mạnh.

Tại Hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận về những vấn đề liên quan đến quyền của lao động nữ trong dự thảo Luật cần được điều chỉnh như: chế độ chăm sóc con ốm, thủ tục, hồ sơ đề nghị hưởng chế độ; chế độ thai sản; đề nghị bổ sung mức hưởng với đối tượng người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con; nghiên cứu quy định tăng số lần khám thai cho lao động nữ; tăng thời gian nghỉ của lao động nam khi vợ sinh con; tăng thời gian nghỉ thai sản cho người mẹ mang thai hộ; bảo đảm quyền lợi nghỉ thai sản cho người nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi khi không nghỉ việc; nghiên cứu quy định về thời gian đi làm trước thời hạn đối với lao động nữ sinh con…

Bên cạnh đó, các đại biểu cũng đề xuất mở rộng đối tượng tham gia, bảo đảm công bằng giữa các nhóm lao động. “Dự thảo Luật cần quy định lộ trình để tất cả lao động từ đủ 15 tuổi trở lên có tham gia lao động có thu nhập về tiền lương đều phải tham gia BHXH (bắt buộc hoặc tự nguyện) trên cơ sở quản trị nhân lực và thống kê đầy đủ lực lượng lao động trên thị trường” - TS. Bùi Sỹ Lợi, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội đề xuất. H.Giang

Đọc thêm

Chủ tịch Quốc hội: Hải Phòng tiếp tục có chính sách, cơ chế đặc thù để phát triển kinh tế - xã hội bước vào kỷ nguyên mới

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trao Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị TP Hải Phòng
(PLVN) - Chiều 18/12, tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt Tiệp - Hải Phòng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị công bố Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị TP Hải Phòng và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của TP Hải Phòng giai đoạn 2023-2025.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tuổi trẻ Việt Nam sẽ không ngừng vươn lên tự chủ tự cường, tự hào dân tộc

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu trong phiên Đại Hội trọng thể. (Ảnh: Như Ý).
(PLVN) -  Sáng 18/12, tại Hà Nội, đã diễn ra phiên trọng thể Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ 9. Đại hội là sự kiện chính trị lớn của tuổi trẻ, ngày hội đoàn kết rộng rãi các tầng lớp thanh niên Việt Nam yêu nước, đánh dấu bước phát triển mới của tổ chức Hội và phong trào thanh niên.

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị toàn quốc về tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị toàn quốc về tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp
Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 là cuộc tổng điều tra quy mô lớn, được thực hiện trên phạm vi cả nước đối với tất cả các đơn vị điều tra và quá trình điều tra sẽ ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong tất cả các công đoạn, từ công tác chuẩn bị, thu thập thông tin, xử lý số liệu và công bố kết quả nhằm nâng cao chất lượng thông tin thống kê, rút ngắn quá trình xử lý thông tin và công bố kết quả.

Thủ tướng dự hội nghị toàn quốc tổng kết năm 2024 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Sáng 18/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: "Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam".

Chế độ chính sách khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy: Bảo đảm công bằng, nhân văn, hài hòa và tương quan hợp lý

Chế độ chính sách khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy: Bảo đảm công bằng, nhân văn, hài hòa và tương quan hợp lý
(PLVN) - Chiều 17/12/2024, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” chủ trì Phiên họp lần thứ tư của Ban Chỉ đạo.

Phấn đấu đến năm 2030, 70% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến

Người dân thao tác sử dụng dịch vụ công trực tuyến. (Ảnh minh họa: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao chất lượng về cung cấp và sử dụng hiệu quả dịch vụ công trực tuyến đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đặt ra các mục tiêu cụ thể đến năm 2030, trong đó mục tiêu quan trọng nhất là 70% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

Giảm 5 bộ và 5 cơ quan trực thuộc Chính phủ, cơ bản bỏ tổng cục và tương đương

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà. Ảnh tư liệu: Dương Giang/TTXVN
Liên quan đến sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ, sáng 17/12, trao đổi với phóng viên TTXVN, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, theo phương án hợp nhất, sáp nhập một số bộ, cơ quan, dự kiến bộ máy Chính phủ còn 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ, giảm 5 bộ và 5 cơ quan trực thuộc Chính phủ; giảm 12/13 tổng cục và tổ chức tương đương tổng cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ.

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương
Chiều 16/12, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương đã tổ chức Hội nghị lần thứ mười hai, nhiệm kỳ 2020 - 2025, nhằm kiểm điểm, đánh giá kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2024 và quyết nghị những chủ trương, giải pháp lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2025.

Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ tiếp tục lập nên những chiến công xuất sắc

Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo. (Ảnh trong bài: Tuấn Huy)
(PLVN) - Cuối tuần qua, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Công an và tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề “Quân đội nhân dân Việt Nam - Truyền thống hào hùng, sự nghiệp vẻ vang, lực lượng nòng cốt xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh”.