Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi): Còn băn khoăn về quy định rút bảo hiểm xã hội một lần

Quang cảnh phiên họp cho ý kiến lần 2 về Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). (Nguồn ảnh: Quochoi.vn)
Quang cảnh phiên họp cho ý kiến lần 2 về Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). (Nguồn ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) - Ngày 20/9, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 26, cho ý kiến lần thứ 2 về Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), vẫn còn ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội băn khoăn về quy định rút bảo hiểm xã hội một lần.

Hướng tới hạn chế tối đa hưởng bảo hiểm xã hội một lần

Thay mặt cơ quan thẩm tra Dự án Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội (QH) Nguyễn Thúy Anh ghi nhận nỗ lực của Chính phủ, các Bộ, ngành có liên quan trong việc xây dựng Dự án Luật, song Thường trực Ủy ban Xã hội cho rằng, trong gần một tháng từ khi có kết luận của Ủy ban Thường vụ (UBTV) QH, cơ quan chủ trì soạn thảo chưa thực sự chủ động thực hiện việc tiếp thu các ý kiến của cơ quan chủ trì thẩm tra nên đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có hồ sơ Dự án Luật hoàn thiện.

“Nhiều nội dung góp ý đối với Dự án Luật chưa được Chính phủ làm rõ hoặc có những nội dung đã được giải trình nhưng chưa thuyết phục. Ban soạn thảo chưa cung cấp bổ sung thông tin, dữ liệu làm rõ căn cứ khoa học, thực tiễn, chưa so sánh đầy đủ lợi ích, chi phí để xác định giải pháp phù hợp hoặc tối ưu để định hướng quy định, sửa đổi, bổ sung và tăng tính thuyết phục, tạo sự đồng thuận đối với các chính sách, quy định cụ thể được sửa đổi”, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội nói.

Về bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, theo bà Nguyễn Thúy Anh, Thường trực Ủy ban Xã hội cho rằng, đây là vấn đề phức tạp, nhạy cảm, có ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động (NLĐ) và vấn đề an sinh xã hội lâu dài, tác động nhất định đến tâm lý xã hội, NLĐ. Do vậy, cần phải tiếp tục đánh giá tác động, cân nhắc kỹ lưỡng, bao quát đối với nội dung sửa đổi, bổ sung quy định về hưởng BHXH một lần, tham vấn công chúng rộng rãi hơn về các phương án dự kiến sửa đổi, bổ sung.

Bên cạnh đó, cần hết sức lưu ý quan tâm việc tăng cường hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHXH, đặc biệt là quy định về BHXH một lần, để thống nhất nhận thức về mục tiêu của chính sách, đó là khi có việc làm thì NLĐ và người sử dụng lao động có trách nhiệm hằng tháng trích một phần tiền lương, thu nhập (NLĐ 8%, người sử dụng lao động 14%) để đóng vào quỹ bảo hiểm hưu trí để khi đến tuổi nghỉ hưu hoặc suy giảm khả năng lao động thì NLĐ được hưởng lương hưu hằng tháng (rút từ tiền của NLĐ, người sử dụng lao động đã đóng và tích lũy).

Vì vậy, phải “chặt chẽ hơn trong quy định hưởng chế độ BHXH một lần” như Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách BHXH đã xác định, hướng tới hạn chế tối đa việc NLĐ hưởng BHXH một lần thì mới có thể thực hiện được mục tiêu mở rộng độ bao phủ của chính sách BHXH, bảo đảm an sinh xã hội lâu dài cho người dân sau độ tuổi lao động.

Cần tạo được sự đồng thuận

Cho rằng Chính phủ đã rất khẩn trương tiếp thu chỉnh lý Dự án Luật, cơ bản nghiêm túc thực hiện những ý kiến của UBTVQH, Chủ tịch QH Vương Đình Huệ nhấn mạnh, quy định về hưởng BHXH một lần là vấn đề lớn nhất trong sửa đổi Luật lần này. Theo Chủ tịch QH, để hạn chế rút BHXH một lần, cần có nhiều giải pháp, trong đó có việc giảm số năm đóng BHXH tối thiểu để được hưởng lương hưu từ 20 năm xuống 15 năm, hướng tới lộ trình giảm xuống còn 10 năm.

Chủ tịch QH quan niệm, người dân, NLĐ có quyền rút hay không rút BHXH một lần. Chúng ta xử lý trong sửa đổi Luật thì vẫn phải bảo đảm quyền này. Phương án có nhiều nhưng trên cơ sở ý kiến, hồ sơ hoàn thiện của Chính phủ, Ủy ban Xã hội và các cơ quan tiếp tục lắng nghe, nghiên cứu, thẩm tra để tạo được sự đồng thuận.

Tại phiên làm việc, Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, sau phiên họp UBTVQH lần trước, Chính phủ đã tiếp thu căn bản, đặc biệt là 6 nhóm vấn đề, 13 nội dung đã được tiếp thu trong Dự thảo Luật. Ngày 19/9, Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho Bộ trưởng ký tiếp thu các nội dung đó, kèm theo Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi), hiện chỉ còn một nội dung là các phương án cho rút BHXH một lần. Đây là vấn đề rất hệ trọng, nếu chúng ta công bố sớm các phương án có thể tạo hiệu ứng nhất định với xã hội. Mặt khác, khi thay đổi những chính sách lớn, phải báo cáo với Chính phủ để xin ý kiến. Vì vậy, trước mắt cơ quan soạn thảo sẽ lắng nghe thêm ý kiến định hướng của UBTVQH.

Cùng ngày, UBTVQH cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). UBTVQH cho rằng, đây là dự án luật khó, có nhiều nội dung phức tạp, chuyên môn sâu, có tác động lớn đến nhiều đối tượng và cả kinh tế vĩ mô của đất nước, do đó, việc rà soát, tiếp thu, chỉnh lý đã được tiến hành một cách thận trọng, kỹ lưỡng, chỉ những vấn đề đã rõ, được thực tiễn chứng minh thì quy định trong Luật. Những vấn đề mới, chưa được kiểm nghiệm, cần có sự điều chỉnh linh hoạt để phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ thì quy định nguyên tắc trong Luật và giao Chính phủ quy định chi tiết.

Đọc thêm

Bộ Công an trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Bộ trưởng Lương Tam Quang và các đại biểu dự buổi gặp mặt. (Ảnh: Báo CAND)
Chiều 17/6, tại Hà Nội, Bộ Công an trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025). Tại cuộc gặp mặt, lãnh đạo Bộ Công an khẳng định, báo chí là trận tuyến tư tưởng vững chắc, luôn đồng hành cùng lực lượng CAND giữ gìn ANTT, bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân.

Bài 1: 21 tháng 6 - Ngày đặc biệt của báo giới Việt Nam

Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh và các đại biểu thăm trụ sở Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất bản tờ báo Thanh Niên năm 1925 (Quảng Châu, Trung Quốc). (Ảnh: TTXVN phát)
(PLVN) - Ngày 18/8/2024, trong chuyến công tác nước ngoài đầu tiên của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trên cương vị mới, đến Trung Quốc, người đứng đầu Đảng ta đã đến thăm một địa chỉ đặc biệt: căn nhà số 13 (nay là số 248-250) đường Văn Minh, thành phố Quảng Châu. Nơi đây từng là “Trụ sở Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên” gắn liền với thời kỳ hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc những năm 1924 - 1927 và cũng chính là nơi ra đời tờ Thanh Niên.

4.226 trụ sở dôi dư, 11.000 tài sản công chưa được khai thác, sử dụng hợp lý - đại biểu quốc hội mong có những chỉ đạo quyết liệt

Đại biểu Đặng Bích Ngọc phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Ngày 17/6, thảo luận ở hội trường Quốc hội, một số đại biểu đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục chỉ đạo quyết liệt trong việc sắp xếp, xử lý tài sản, nhà, đất công dôi dư; quan tâm, thực hiện đầy đủ, toàn diện hơn công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí (PCTN,LP) với những kết quả cụ thể nhằm góp phần tăng thêm nguồn lực để tiếp tục thực hiện đầu tư cho phát triển.

Họp báo quốc tế về triển khai mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Ông Phạm Tất Thắng thông tin tại họp báo.
(PLVN) - Sáng 17/6, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, Uỷ ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội tổ chức Họp báo quốc tế về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và triển khai mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp từ ngày 1/7/2025.

Công bố Quyết định thành lập Binh đoàn 20

Thượng tướng Võ Minh Lương trao Quân kỳ Quyết thắng cho Binh đoàn 20. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) -  Ngày 16/6, tại TP Hồ Chí Minh, Thượng tướng Võ Minh Lương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dự và phát biểu chỉ đạo tại Lễ công bố Quyết định thành lập Binh đoàn 20.

Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc: Cần bổ sung thêm những chính sách vượt trội cho cán bộ

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang phát biểu giải trình ý kiến của các ĐBQH tại phiên họp. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) -  Chiều 16/6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình (GGHB) của Liên hợp quốc (LHQ). Cuối phiên thảo luận, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phát biểu giải trình ý kiến của các đại biểu Quốc hội (ĐBQH).

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp

Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà phát biểu tại họp báo.
(PLVN) -  Chiều 16/6 , tại Hà Nội, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức Họp báo Công bố lệnh của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (CHXHCN) Việt Nam công bố Nghị quyết của Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (sửa đổi); Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung điều 10 Pháp lệnh Dân số đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV thông qua.

Chính thức bỏ cấp huyện

Phiên họp thông qua Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Quốc hội vừa thông qua Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) chuyển đổi mô hình tổ chức chính quyền địa phương từ 3 cấp thành 2 cấp, chính thức bỏ cấp huyện.

Thông qua Nghị quyết sửa đổi 5 điều của Hiến pháp năm 2013

Quang cảnh phiên họp biểu quyết thông qua Nghị quyết sáng 16/6. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Sáng 16/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, với 470/470 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành (đạt tỷ lệ 98,33% tổng số đại biểu).

Tặng quà gần 1,6 triệu người có công dịp 27/7

Tặng quà gần 1,6 triệu người có công dịp 27/7
(PLVN) -  Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, Chủ tịch nước Lương Cường đã ký Quyết định tặng quà gần 1,6 triệu người có công với cách mạng trên cả nước. Mức quà được chia làm hai loại, 600.000 đồng và 300.000 đồng, tùy theo đối tượng và mức độ.