Dự án Khu dân cư xã Phước An (huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai): Cty Đệ Tam chưa được giao đất đã ký hợp đồng 'góp vốn'

Phía ngoài dự án khu dân cư xã Phước An. (Ảnh: Trần Tiến)
Phía ngoài dự án khu dân cư xã Phước An. (Ảnh: Trần Tiến)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Doanh nghiệp chưa được UBND tỉnh giao đất nhưng đã ký hợp đồng “góp vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật dự án”, nội dung khách sẽ “được nhận lại 1 nền đất”. Thế nhưng sau 16 năm, hợp đồng trên vẫn chưa đi đến hồi kết. Mới đây, khách hàng có đơn, cho rằng sự việc có dấu hiệu lừa đảo, vì ở thời điểm ký kết, Cty Đệ Tam đã “bán thứ mà mình không có”.

Trong sự việc trên, có hai bên là ông Lê Thanh Hà (SN 1953, ngụ đường Thành Thái, phường 14, quận 10) và Cty CP Đệ Tam (DETACO, trụ sở 2/6 - 2/8, đường Núi Thành, phường 13, quận Tân Bình, cùng TP HCM).

Nhận góp vốn dù chưa được giao đất

Hồ sơ cho thấy, ngày 10/2/2010, UBND tỉnh Đồng Nai có Quyết định 474/QĐ-UBND giao đất cho Cty Đệ Tam thực hiện dự án Khu dân cư tại xã Phước An, huyện Nhơn Trạch, với diện tích hơn 47ha. Văn bản 12611 ngày 1/11/2019 của UBND tỉnh cho thấy từ tháng 4/2011 - 4/2015, Cty triển khai thi công đầu tư xây dựng được khoảng 70% hạ tầng dự án, tháng 5/2015 - 12/2017 Cty triển khai thi công 30% hạ tầng còn lại.

Thế nhưng, trước khi được giao đất 1,5 năm, vào tháng 8/2008, Cty đã ký hợp đồng “góp vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật dự án” tại dự án trên với một số người, trong đó có ông Hà.

Theo “Hợp đồng góp vốn” B2-49/2008/HĐGV ngày 29/8/2008, ông Hà “góp vốn” và “được nhận lại 1 nền đất” ký hiệu B2-49 diện tích 100m2, giá trị tạm tính 215 triệu đồng. Về “phương thức góp vốn”, chia làm 6 đợt, đến khi “nhận giấy chủ quyền theo quy định hiện hành của Nhà nước”, thì “bên góp vốn” phải “góp vốn” đủ 215 triệu, “vừa khít” giá trị nền đất.

Khoản 4.3 Điều 4 Hợp đồng ghi rõ, Cty Đệ Tam có nghĩa vụ thi công hoàn chỉnh các công trình hạ tầng kỹ thuật khu vực theo đúng thiết kế quy hoạch kiến trúc đã được duyệt như: San nền, làm đường, hệ thống điện nước, hệ thống chiếu sáng công cộng, cây xanh.

Nền đất B2-49 hiện vẫn bỏ không, hình chụp ngày 9/1/2024. (Ảnh: Trần Tiến)

Nền đất B2-49 hiện vẫn bỏ không, hình chụp ngày 9/1/2024. (Ảnh: Trần Tiến)

Ông Hà nêu quan điểm: “Về bản chất, hợp đồng “góp vốn” trên là giả cách, nhằm che giấu giao dịch thực sự giữa hai bên là mua bán nền đất”.

Ông Hà “góp vốn” 4 đợt, tổng số hơn 182 triệu đồng, nghĩa là khoảng 85% giá trị hợp đồng. Ngày 28/8/2011, Cty Đệ Tam ra thông báo “dự án đã đang được triển khai thi công cơ sở hạ tầng, riêng khu B của dự án đã hoàn tất và sẵn sàng giao nền cho quý khách hàng”, yêu cầu “góp vốn” đợt 5.

Ông Hà đến dự án, cho rằng hạ tầng vẫn chưa hoàn thiện nhưng Cty lại thông báo “đã hoàn tất hạ tầng” là “có vấn đề”. “Tôi đề nghị Cty phải hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật khu vực như điện, đường, nước… thì tôi mới đóng tiền tiếp”, ông Hà nói.

Ngày 3/10/2012, Cty Đệ Tam gửi thông báo đề nghị ông Hà nộp tiền đợt 5 và tiền lãi, tổng số 56,7 triệu. Ngày 7/6/2016, Cty tiếp tục ra thông báo đề nghị nộp tiền đợt 5 (có phạt lãi suất) 53,9 triệu (ít hơn năm 2012). Ngày 31/10/2016, Cty cho rằng ông Hà không đóng tiền đợt 5 là vi phạm hợp đồng nên hợp đồng chấm dứt.

Từ 2016 - 2018, ông Hà nhiều lần đề nghị Cty chứng minh đã hoàn thiện hạ tầng và phản đối việc chấm dứt hợp đồng; nhưng bất thành. Hiện nay số tiền hơn 182 triệu đồng ông Hà đã nộp Cty Đệ Tam, ông Hà vẫn chưa nhận lại, và cũng không “được nhận lại 1 nền đất” B2-49 diện tích 100m2 như giao kết khi hợp đồng.

Ông Hà nêu quan điểm: “Hợp đồng “góp vốn” trên là hợp đồng giả cách, nhằm che giấu giao dịch thực sự giữa hai bên là mua bán nền đất. Cty Đệ Tam đã ký hợp đồng với tôi khi chưa được UBND tỉnh giao đất, nghĩa là bán cái không có ở thời điểm ký hợp đồng; đến nay tôi cũng chưa nhận lại được nền đất hay nhận lại số tiền 185 triệu đồng đã nộp cho Cty Đệ Tam; nên tôi cho rằng hành vi trên có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Trả lời của Cty Đệ Tam

Theo ghi nhận của PV vào ngày 9/1/2024, tại dự án Khu dân cư Phước An (ngoài cổng đề tên là Khu đô thị DTA), nhiều lô đất đã xây nhà, có người ở. Riêng tại vị trí lô đất B2-49, hiện vẫn bỏ không.

Việc chưa hoàn thiện cơ sở hạ tầng tại lô đất trên cũng được chính Cty Đệ Tam và UBND tỉnh xác nhận. Tại Văn bản giải trình ngày 3/10/2019 của Cty Đệ Tam và Văn bản 12614/UBND-KTN ngày 1/11/2019 của UBND tỉnh, thì dự án mới thi công hoàn thiện hạ tầng, xây nhà ở tại khu C và lô B8. Với phần hạ tầng còn lại, thi công được khoảng 90% diện tích đất được giao. “Như vậy đến năm 2019 và thậm chí đến hiện nay, 16 năm sau khi hai bên ký hợp đồng, hạ tầng nền đất B2-49 vẫn chưa hoàn thiện”, ông Hà nêu quan điểm.

Hợp đồng góp vốn ngày 29/8/2008. (Ảnh: Trần Tiến)

Hợp đồng góp vốn ngày 29/8/2008. (Ảnh: Trần Tiến)

Tại Văn bản 12614, UBND tỉnh viện dẫn Luật Nhà ở 2005 và điểm c khoản 1 Điều 9 Nghị định 71/2010/NĐ-CP, thì không có quy định hình thức góp vốn đầu tư (hình thức phân lô bán nền) tại dự án nhà ở thương mại.

Theo LS Tô Bá Thanh (Đoàn LS TP HCM): “Như vậy, ngay từ đầu, “hợp đồng góp vốn” đã “có vấn đề” vì không đúng quy định về hình thức, nội dung. Tại điểm c khoản 1, điểm b khoản 3 Điều 9 Nghị định 71 nêu rõ việc huy động vốn phải đổi lại sản phẩm là nhà ở - tức là huy động vốn để xây nhà; chứ không phải để xây dựng cơ sở hạ tầng; và hợp đồng chỉ được ký khi đã khởi công xây dựng nhà ở và đã thông báo cho Sở Xây dựng”.

Ông Hà cho rằng sự việc có dấu hiệu “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. (Ảnh: Trần Tiến)

Ông Hà cho rằng sự việc có dấu hiệu “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. (Ảnh: Trần Tiến)

LS Thanh cho rằng, quan điểm dấu hiệu của hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong sự việc này là quan điểm cá nhân ông Hà. Việc có lừa đảo hay không, thì chỉ cơ quan tố tụng vào cuộc điều tra xác minh, mới có thể kết luận rõ ràng được.

PV đã đến Cty Đệ Tam tìm hiểu thông tin về sự việc. Ông Nguyễn Tuấn Kiệt (Trưởng Phòng Kinh doanh, được Cty cử ra trả lời) cho biết, vụ việc hiện nay đang do cơ quan chức năng Nhơn Trạch giải quyết, Cty đã cung cấp toàn bộ hồ sơ cho cơ quan chức năng và Cty sẽ tuân thủ theo các quyết định của cơ quan chức năng. “Với việc ông Hà phản ánh, tố cáo thì ông Hà phải đưa ra chứng cứ và chứng minh, chứ Cty không có nghĩa vụ cung cấp hồ sơ. Cty chúng tôi tự tin đã làm đúng quy định pháp luật”, ông Kiệt nói.

Đọc thêm

Vận chuyển đá quý trái phép bị xử lý như thế nào?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Vụ việc vận chuyển trái phép hơn 700 viên kim cương trị giá hàng chục tỷ đồng vừa được phát hiện đã làm dấy lên nhiều thắc mắc về quy định pháp luật liên quan đến việc mang theo kim loại, đá quý khi xuất nhập cảnh. Theo quy định hiện hành, hành lý vượt định mức miễn thuế mà không khai báo hải quan sẽ bị coi là xuất khẩu, nhập khẩu bất hợp pháp. Việc xử lý sẽ căn cứ vào mức độ vi phạm và ý thức của người thực hiện trong trường hợp cụ thể.

Con đường tại Hà Nội bị 'thắt cổ chai' vì vướng khu đất bị cho là “lấn chiếm”: UBND xã Tri Thủy (Phú Xuyên) xác nhận khu đất có nguồn gốc đất công

Con đường bị “thắt cổ chai” khi đi đến khu đất được cho là lấn chiếm đất đình làng. (Ảnh: Vy Hương)
(PLVN) - Sự việc xảy ra tại thôn Vĩnh Ninh, xã Tri Thủy, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, đã kéo dài nhiều năm. UBND xã xác nhận khu đất bị khiếu kiện tập thể có nguồn gốc đất công và UBND huyện đã có văn bản chỉ đạo, nên hàng chục hộ dân trong thôn đề nghị cơ quan chức năng sớm có các động thái xử lý dứt điểm.

Hàng loạt vi phạm xây dựng tại cơ sở Quê Nhà (TP HCM): Phường Thảo Điền cho biết đang đôn đốc lên phương án cưỡng chế

Hàng loạt vi phạm xây dựng tại cơ sở Quê Nhà (TP HCM): Phường Thảo Điền cho biết đang đôn đốc lên phương án cưỡng chế
(PLVN) - Kết luận thanh tra (KLTT) của Thanh tra TP Thủ Đức (TP HCM) đã nêu rõ một số công trình xây dựng, trong đó có cơ sở kinh doanh Quê Nhà trên đường Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, là không phép, sai phép, phải cưỡng chế buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả. Nhưng đến nay, một số cơ sở đã không chấp hành các quyết định xử phạt, cưỡng chế, thậm chí còn xuất hiện dấu hiệu vi phạm mới.

Diễn biến sự việc liên quan Công ty Nhựt Phát - Tây Ninh: Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM) có văn bản trả lời

Diễn biến sự việc liên quan Công ty Nhựt Phát - Tây Ninh: Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM) có văn bản trả lời
(PLVN) - Liên quan sự việc Cty TNHH Sản xuất Tinh bột khoai mì Nhựt Phát - Chi nhánh Tây Ninh khiếu nại Kết luận thanh tra 987/KL-UBND (KLTT) của UBND tỉnh Tây Ninh cho rằng mình không trốn thuế; mới đây, Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM, là đơn vị quản lý số hóa đơn liên quan vụ việc) đã có văn bản trả lời Báo PLVN.

Sắp phúc thẩm vụ “làm giả con dấu” tại Công ty Hoàng Long (Nam Định): Một số tình tiết cần làm rõ

Bản án 83/2024/HS-ST (bên trái) và Đơn của gia đình bị cáo Long gửi PLVN. (Ảnh: Hà Sơn)
(PLVN) - Dự kiến ngày mai (9/1), TAND Cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên phúc thẩm vụ án bị cáo Lưu Văn Long (SN 1955, ngụ TP Nam Định, tỉnh Nam Định) “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức” và “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Trước đó, tại phiên sơ thẩm, bị cáo Long bị TAND tỉnh Nam Định tuyên lần lượt 3 năm 6 tháng tù và 2 năm 6 tháng tù về hai tội danh này.

Chuyển nơi cư trú có phải đổi đăng ký xe ô tô không?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bạn đọc hỏi: "Trước đây tôi cư trú tại Hà Nội, hiện giờ tôi mới chuyển vào TP Hồ Chí Minh. Tôi muốn hỏi Bộ Công an, trường hợp của tôi có phải đổi đăng ký xe ô tô khi chuyển nơi cư trú không? Nếu phải đổi thì tôi phải làm những thủ tục gì?".

Mức phạt lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe từ 1/1/2025

Luật sư Lê Hiếu.
(PLVN) - Bạn Huy Phong (Hà Nội) hỏi: Do nhiều lúc phải giải quyết công việc gấp nên tôi hay sử dụng điện thoại khi đang lái xe. Xin hỏi, theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ 1/1/2025 thì hành vi sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông sẽ bị xử phạt như thế nào?