Dự án Cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn qua Quảng Ngãi: Nhiều hộ dân đồng tình nhưng lo lắng về sinh kế

Hình minh họa
Hình minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Đồng tình với chủ trương, chính sách làm cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn qua Quảng Ngãi nhưng nhiều hộ dân tại phường Phổ Ninh, thị xã Đức Phổ vẫn lo lắng về sinh kế cũng như nơi ở mới khi nhà cửa, vườn tược bị thu hồi.

Lo lắng và kiến nghị

Dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn thuộc dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021 - 2025, có chiều dài 88km, tổng mức đầu tư hơn 20.400 tỉ đồng. Trong đó đoạn qua địa phận Quảng Ngãi dài 60,3km.

Thời gian qua, các cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Ngãi đã tích cực thực hiện công tác khảo sát, kiểm kê, lập phương án bồi thường, về cơ bản các nội dung liên quan đã lập và trình phê duyệt đến 85% trên toàn tuyến. Tuy nhiên, hiện vẫn còn một số hộ dân chưa nhất trí với các quyết định thu hồi đất cũng như việc đền bù.

Đơn cử, hộ gia đình ông Nguyễn Triều, phường Phổ Ninh, TX Đức Phổ có đơn gửi đến Báo PLVN cho rằng, gia đình ông có diện tích đất bị thu hồi 469,5m2 với loại đất trồng cây hàng năm khác. Trên diện tích đất này, hộ ông canh tác, trồng nhiều loại cây khác nhau. Sau khi đo đạc, kiểm đếm, UBND TX Đức Phổ đã ra quyết định thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ cho hộ gia đình ông với tổng số tiền hơn 85 triệu đồng.

Ông Triều cho rằng, trên đất có đến 14 loại cây khác nhau nhưng UBND TX Đức Phổ chỉ áp dụng đền bù với 8 loại cây nên chưa đồng thuận. Đồng thời ông cũng đề nghị được bồi thường bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng đất với loại đất bị thu hồi...

Hộ gia đình ông Võ Thanh Bình (SN 1945), ở phường Phổ Ninh thì cho rằng, địa phương thực hiện chưa đúng, gia đình ông đang khiếu nại quyết định thu hồi đất nhưng địa phương lại ra quyết định huỷ quyết định thu hồi đất đó để ra thêm quyết định thu hồi đất mới với nội dung tương tự. Đối với gia đình ông Bình, mới đây chính quyền đã tổ chức cưỡng chế.

Bà Nguyễn Thị Hương (SN 1967) vợ ông Bình trình bày, gia đình có 6 nhân khẩu, sống chủ yếu dựa vào nghề làm nông, giờ đất canh tác bị thu hồi, lo lắng không biết sau này sẽ làm ăn, sinh sống ra sao. Thêm vào đó, hai vợ chồng đã lớn tuổi nên cũng không thể đi học nghề mới để chuyển đổi công việc.

Ngoài ra, hàng chục hộ, trong đó có hộ ông Ngô Văn Nhung (phường Phổ Ninh) bị thu hồi đất nhưng không được đền bù, hỗ trợ chuyển đổi nghề vì đất không có GCNQSDĐ. Trong khi, người dân cho rằng, họ đã canh tác, sản xuất ổn định hàng chục năm. Điều này khiến nhiều hộ dân không khỏi lo lắng, bất an.

Chính quyền vừa đẩy tiến độ, vừa nỗ lực hỗ trợ người dân

Trao đổi với PLVN, ông Phạm Nhật Vũ, Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Quảng Ngãi cho biết, thời gian qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt nên từ đầu năm 2022 đến nay, phần giải phóng mặt bằng cơ bản đạt theo nội dung của Bộ GTVT cũng như Chính phủ đề ra.

Đối với nội dung lập phương án bồi thường cũng như quá trình thực hiện, hiện nay mới chỉ thực hiện về đất nông nghiệp và đất ở không tái định cư. Còn về đất có tái định cư, sau khi thực hiện các khu dân cư hoàn chỉnh, Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh sẽ phối hợp với các địa phương tổ chức bốc thăm lô đất và thực hiện các thủ tục liên quan để bồi thường.

Một số bà con cho rằng giá bồi thường thấp, ông Phạm Nhật Vũ lý giải, giá tính bồi thường đã tuân thủ theo đúng quy định.

Về mặt bằng chung, hiện đa số đã nhận tiền bồi thường, bàn giao mặt bằng, còn lại có một số hộ dân chưa đồng ý nhận tiền; Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh đang phối hợp với địa phương để tuyên truyền, vận động. Tuy nhiên, theo ông Vũ, trong quá trình triển khai cũng có bất cập giữa các xã, phường về giá đất bồi thường, cụ thể như phường Phổ Ninh có giá đất bồi thường 42.000 đồng, nhưng xã Phổ Phong, Phổ Nhơn lại có giá 32.000 đồng. Sau khi hoàn thiện các thủ tục liên quan, Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh đã tham mưu cho huyện, trên cơ sở đó được UBND tỉnh cho hệ số để nâng bồi thường lên tổng số bồi thường 168.000 đồng/m2. Đối với nhà cửa và kiến trúc trên đất, hiện nay các đơn vị đã khảo sát kiểm kê, lập phương án để công bố và vị trí tái định cư cho bà con.

“Làm thế nào Khu tái định cư khi di dời đến phải cao hơn và khang trang hơn nơi ở cũ”, Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Quảng Ngãi khẳng định.

Về ý kiến cho rằng, sau khi thực hiện đường cao tốc, bà con sẽ ở không được, cũng như diện tích đất nông nghiệp còn lại không thể canh tác; Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh đã phối hợp với địa phương, chủ đầu tư mời bà con cùng ra thửa đất, đối với thửa đất nông nghiệp không có đường mương, sau khi thu hồi không có đường nước đến thì đề nghị UBND huyện thu hồi hết đất. Còn vị trí nào sau khi thu hồi có nước để canh tác thì để lại cho bà con canh tác.

Riêng đối với đất ở, Trung tâm Phát triển quỹ đất đã có văn bản gửi chủ đầu tư các trường hợp sau khi thu hồi không còn đường để đi vào, để Ban Quản lý Dự án 2, Bộ Giao thông Vận tải có ý kiến và trên cơ sở đó, Trung tâm sẽ thông báo huyện, thành phố để trình UBND tỉnh xem xét và giải quyết đối với các trường hợp sau khi thu hồi nhưng không có đường đi.

Các trường hợp hộ dân trồng cây lâu năm trên đất trồng cây hàng năm không được đền bù, ông Phạm Nhật Vũ thông tin, theo quy định bồi thường đền bù, phải sử dụng đúng mục đích của đất. Đồng thời, người dân phải làm hồ sơ xin chuyển mục đích đất từ đất hàng năm sang đất trồng cây lâu năm rồi mới làm hồ sơ đền bù. Trung tâm đã phối hợp với địa phương giải thích cho bà con và trả lời đơn khiếu nại nhiều lần nhưng bà con vẫn tiếp tục gửi đơn. Cơ quan chức năng đã yêu cầu bà con tháo dỡ, nếu bà con không tháo dỡ thì chính quyền địa phương sẽ bảo vệ thi công đối với các trường hợp này .

Ông Phạm Nhật Vũ chia sẻ thêm: “Trong quá trình thực hiện công tác đo đạc, kiểm kê, đền bù, giải toả, Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh đã cùng địa phương nỗ lực hỗ trợ hết mức cho bà con, tuy nhiên phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật”.

Đại diện Ban QLDA ĐTXD Các CTGT tỉnh Quảng Ngãi thông tin về việc trả lời đơn khiếu nại của hộ ông Võ Thanh Bình, phường Phổ Ninh, TX Đức Phổ với nội dung liên quan đến diện tích đất bồi thường không đúng với diện tích đo đạc thực tế.

Cụ thể, hộ ông Võ Thanh Bình sử dụng thửa đất số 553, tờ bản đồ địa chính số 17, diện tích 882m2, loại đất: Lúa, có số vào số: 04041, cấp ngày 20/12/1999 do ông Võ Thanh Bình đứng tên chủ sử dụng; nay thuộc thửa đất số 77, tờ bản đồ số 1 với diện tích đo đạc thực tế là 882,3m2 và diện tích thu hồi dự án là 657,2m2.

Tuy nhiên, ngoài thực địa ông Võ Thanh Bình trong quá trình sử dụng đã lấn sang các thửa đất số 531, tờ bản đồ số 17, diện tích 112m2 và thửa đất số 532, tờ bản đồ số 17, diện tích 452m2 dẫn đến tăng diện tích thửa đất. Hai thửa đất nêu trên thuộc đất do UBND phường Phổ Ninh quản lý trước đây sau khi cân đối chia đất theo Nghị định 64/NĐ-CP được thể hiện trong Sổ mục kê được lập vào năm 1999 và các thửa đất này nằm trong bộ quản lý theo Chỉ thị số 09/CT-UBND ngày 19/4/2018 của UBND tỉnh Quảng Ngãi và được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ngãi thẩm định ngày 17/11/2021. Do đó, hộ ông Võ Thanh Bình đề nghị bồi thường, hỗ trợ theo hiện trạng tại Khu tái định cư Đồng Mốc đối với thửa đất số 531, tờ bản đồ số 17, diện tích 112m² và thửa đất số 532, tờ bản đồ số 17, diện tích 452m2 không có cơ sở xem xét giải quyết.

Đọc thêm

Diễn biến sự việc khiếu nại tại xã Dĩnh Trì (TP Bắc Giang): Trưởng phòng TN&MT nhận định có dấu hiệu giao đất trái thẩm quyền

Một số hộ dân phản ánh sự việc với PV PLVN. (Ảnh: Quốc Anh)
(PLVN) - Như đã thông tin, Báo PLVN nhận được đơn của một số hộ dân tại xã Dĩnh Trì (TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang) cho hay: Năm 2001 - 2002, địa phương phát động phong trào cứng hóa đường bê tông nông thôn trên địa bàn. Vì thiếu kinh phí nên địa phương đã lấy đất do thôn và người dân đang quản lý giao cho một số hộ có nhu cầu sử dụng. Điều kiện để được sử dụng đất là phải nộp tiền bằng giá đất ở.

Tiếp vụ thu hồi đất tại TP Bắc Giang: Người dân chỉ mong chính quyền địa phương "giữ lời hứa"

Một phần diện tích đất của người dân thuộc diện thu hồi bị xác định là đất nông nghiệp. (Ảnh: Gia Hải).
(PLVN) - Liên quan đến việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng (GPMB) để thực hiện dự án Khu đô thị cạnh tỉnh lộ 299 và đường trục chính đô thị phía nam, nhiều người dân tại xã Dĩnh Trì, TP Bắc Giang mong muốn địa phương “giữ lời hứa”, xác định đúng loại đất để được đảm bảo quyền lợi.

Sự việc hộ dân mở lối đi thứ 2 tại Hà Nội: Huyện ủy Gia Lâm giao UBND huyện xác minh, giải quyết

Sự việc hộ dân mở lối đi thứ 2 tại Hà Nội: Huyện ủy Gia Lâm giao UBND huyện xác minh, giải quyết
(PLVN) - Mới đây, Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) có bài phản ánh việc ông Nguyễn Xuân Hoa và Nguyễn Xuân Nho (ngụ số 4, số 6 ngách 8/74 đường Dương Đình, xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội) có đơn phản ánh về việc mới đây một cá nhân ngụ hẻm 8/64/1 Dương Đình đã đập tường phía sau nhà cũ, mở lối đi vào ngách 8/74 đường Dương Đình có dấu hiệu chưa phù hợp quy định.

Vi phạm trong quản lý đất đai tại phường Phú Lương (Hà Đông, Hà Nội): Sở Tài nguyên và Môi trường thông tin kết quả giải quyết

Vi phạm trong quản lý đất đai tại phường Phú Lương (Hà Đông, Hà Nội): Sở Tài nguyên và Môi trường thông tin kết quả giải quyết
(PLVN) - Liên quan đơn thư của bạn đọc về dấu hiệu vi phạm trong quản lý, sử dụng đất tại phường Phú Lương, quận Hà Đông, UBND TP Hà Nội đã có Văn bản 1012/PC-VP ngày 15/7/2024 chuyển Văn bản 577/CV-PLVN-BBD ngày 28/5/2024 của Báo PLVN đến Sở TN&MT chủ trì, phối hợp Thanh tra TP, UBND quận Hà Đông xác minh, xử lý. Ngày 16/10/2014, Sở TN&MT đã có Văn bản 8234/STNMT-TTr gửi Báo PLVN trả lời về sự việc.

Vay tiền tỷ hứa 1 năm trả nhưng hơn 6 năm sau 'biệt vô âm tín', chủ nợ 'cầu cứu' Báo Pháp luật Việt Nam

Vay tiền tỷ hứa 1 năm trả nhưng hơn 6 năm sau 'biệt vô âm tín', chủ nợ 'cầu cứu' Báo Pháp luật Việt Nam
(PLVN) - Bà L.Th.G. (hiện ở phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, Hà Nội) phản ánh về việc cho bà Chu Thị Th. (quê huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, có hộ khẩu tại Hà Nội) vay 1,285 triệu đồng. Bà Th. cam kết trả trong thời hạn 12 tháng, tuy nhiên, hơn 6 năm trôi qua, bà Th. vẫn chưa trả hết tiền cho bà G. Hiện bà G gần như không liên lạc được với bà Th., không có thông tin về nơi ở hiện tại của bà Th.

Sự việc công dân phản ánh bị cơ quan đăng ký đất đai 'làm khó': Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội giải quyết khiếu nại lần đầu

Sự việc công dân phản ánh bị cơ quan đăng ký đất đai 'làm khó': Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội giải quyết khiếu nại lần đầu
(PLVN) - Như đã thông tin, Báo PLVN nhận được đơn của bà Nguyễn Thị Vân Khánh (ngụ phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm) cho rằng Văn phòng Đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) Chi nhánh quận Hai Bà Trưng ra quyết định ngăn chặn không phù hợp pháp luật với căn nhà của gia đình bà.

Dấu hiệu vi phạm tại một trường mầm non ở Lai Châu: Ủy ban Kiểm tra Thành ủy đang tiến hành kiểm tra

Dấu hiệu vi phạm tại một trường mầm non ở Lai Châu: Ủy ban Kiểm tra Thành ủy đang tiến hành kiểm tra
(PLVN) - Mới đây, Báo PLVN nhận được đơn thư của bạn đọc tại TP Lai Châu (tỉnh Lai Châu) phản ánh dấu hiệu sai phạm xảy ra tại Trường Mầm non Hoa Hồng (phường Tân Phong). Sau khi tìm hiểu nội dung, Báo PLVN đã có Công văn 1135/CV-PLVN-BBĐ gửi UBND TP kèm theo nội dung phản ánh của bạn đọc.

Hà Nội: Một bạn đọc cho rằng bị cơ quan đăng ký đất đai “làm khó”

Hà Nội: Một bạn đọc cho rằng bị cơ quan đăng ký đất đai “làm khó”
(PLVN) - Mới đây, Báo PLVN nhận được đơn của bà Nguyễn Thị Vân Khánh (ngụ phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) cho rằng Văn phòng đăng ký đất đai TP Hà Nội - Chi nhánh quận Hai Bà Trưng (VPĐKĐĐ Hai Bà Trưng) ban hành quyết định ngăn chặn (hủy Giấy chứng nhận (GCN)) với căn nhà là tài sản hợp pháp của gia đình bà Khánh sau khi nhận chuyển nhượng.

Công dân phản ánh sự việc cấp sổ đỏ có dấu hiệu vi phạm: UBND tỉnh Thanh Hóa giao huyện Đông Sơn xử lý

Công dân phản ánh sự việc cấp sổ đỏ có dấu hiệu vi phạm: UBND tỉnh Thanh Hóa giao huyện Đông Sơn xử lý
(PLVN) - UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có Văn bản 14704/UBND-TD ngày 07/10/2024 giao Chủ tịch UBND huyện Đông Sơn giải quyết phản ánh của Báo PLVN về đơn thư của bạn đọc Nguyễn Bá Khương (ngụ thôn Kim Sơn, xã Đông Tiến); có văn bản trả lời Báo PLVN và báo cáo Chủ tịch tỉnh trước 10/11/2024.