Dự án cải thiện môi trường nước TP Huế (Thừa Thiên Huế): Một số gói thầu xin điều chỉnh vì tỷ giá Yên Nhật giảm mạnh

Đường đi bộ ven sông Như Ý là một trong những gói thầu được triển khai từ phần vốn dư của dự án cải thiện môi trường nước TP Huế. (Ảnh: Thùy Nhung)
Đường đi bộ ven sông Như Ý là một trong những gói thầu được triển khai từ phần vốn dư của dự án cải thiện môi trường nước TP Huế. (Ảnh: Thùy Nhung)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Dự án cải thiện môi trường nước TP Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế) là một trong những dự án trọng điểm đã và đang triển khai nhằm góp phần hoàn chỉnh và đồng bộ hạ tầng thoát nước trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, do tỷ giá đồng ngoại tệ JPY (Nhật Bản) giảm mạnh, phần vốn vay ODA quy đổi ra đồng VND không đủ để thực hiện nên nhiều gói thầu thuộc dự án này phải xin điều chỉnh thời gian và cơ cấu nguồn vốn.

Dự án cải thiện môi trường nước TP Huế do Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ với tổng vốn thực hiện hơn 24 tỷ Yên Nhật (hơn 5.100 tỷ VNĐ). Trong đó vốn vay ODA 20,883 tỷ Yên (khoảng hơn 4.300 tỷ VNĐ), vốn đối ứng 667,2 tỷ VNĐ. Dự án có thời gian thực hiện từ năm 2008 đến 30/6/2024, do UBND TP Huế làm chủ đầu tư.

Dự án được triển khai trên địa bàn 13 phường của TP Huế, nhằm tăng cường năng lực thoát nước, giảm nhẹ thiên tai do ngập úng và thực hiện thu gom, xử lý nước thải khu vực Nam sông Hương; khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do nước thải, nâng cao sức khỏe cộng đồng, hạn chế nguồn phát dịch bệnh, nâng cao nhận thức cộng đồng về vệ sinh môi trường.

Giai đoạn 1 của dự án được thực hiện trên địa bàn 11 phường ở khu vực phía Nam TP từ tháng 8/2015 và đã hoàn thành trong năm 2020. Trong quá trình thực hiện, dự án đã tiết kiệm, kết dư được nguồn vốn khoảng 1.400 tỷ VNĐ. Để tăng hiệu quả đầu tư của dự án, UBND tỉnh đề xuất và được Thủ tướng Chính phủ, nhà tài trợ JICA đồng ý cho phép sử dụng nguồn vốn dư này để mở rộng quy mô đầu tư nhằm hoàn chỉnh và đồng bộ cơ sở hạ tầng thoát nước trong khu vực. Theo đó, các hạng mục phần vốn dư được thực hiện thông qua 6 gói thầu xây lắp, gồm: Kè sông Như Ý đoạn từ Đập Đá đến cầu Vân Dương; thoát nước, lề đường Phạm Văn Đồng; kè tại khu C, khu đô thị An Vân Dương...

Sau khi được phê duyệt, đến nay, tiến độ dự án đạt khoảng 85% giá trị xây lắp. Tuy nhiên, quá trình thực hiện, dự án đã gặp một số khó khăn như: Thiếu vốn ODA, ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã làm gián đoạn các công việc triển khai dự án (thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, tổng mức đầu tư, thẩm định thiết kế chi tiết...). Vì vậy, đến tháng 5/2023 mới hoàn tất công tác đấu thầu, trao hợp đồng; và tháng 6/2023 bắt đầu triển khai công tác xây lắp trên hiện trường; nên một số hạng mục, gói thầu không thể hoàn thành vào ngày 30/6/2024 như kế hoạch đã đề ra.

Theo ông Nguyễn Thanh Tuấn Anh, Giám đốc Ban Quản lý Dự án Cải thiện môi trường nước (BQL), hiện nay có rất nhiều gói thầu của dự án cần được bố trí nguồn vốn. Đơn cử như gói thầu “Tuyến ống thu nước thải cho khu A, khu đô thị An Vân Dương và thoát nước thải bổ sung các khu vực còn lại khu đô thị An Vân Dương”, giá trị còn lại để hoàn thành công trình là 6,45 tỉ đồng; Gói thầu “Kè sông Như Ý đoạn từ Đập Đá đến Cầu Vân Dương, giá trị còn lại để hoàn thành công trình là 25,85 tỉ đồng; gói thầu “Kè tại khu C khu đô thị An Vân Dương”, giá trị còn lại để hoàn thành công trình là 12,85 tỉ đồng...

Lý do các gói thầu thiếu vốn do tỷ giá đồng ngoại tệ JPY giảm mạnh (giảm khoảng 24% so với thời gian phê duyệt dự án) làm nguồn vốn ODA của dự án bị thiếu hụt; trong khi thỏa thuận vay của dự án đã hết hiệu lực từ ngày 30/6/2024; nên sau khi giải ngân hết nguồn vốn ODA trong hiệp định (bao gồm cả phần vốn điều chuyển từ chi phí tư vấn kết dư và dự phòng của thỏa thuận vay); sẽ thiếu vốn cho các hạng mục xây lắp, thiết bị và dịch vụ tư vấn...

Để tiếp tục triển khai thực hiện các hạng mục công việc còn lại của dự án (sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương), cần triển khai thực hiện các thủ tục để điều chỉnh chủ trương đầu tư, điều chỉnh các nội dung chính của dự án. Mới đây, tại Kỳ họp lần thứ 8, HĐND tỉnh khóa VIII (nhiệm kỳ 2021 - 2026), UBND tỉnh đã có Tờ trình 7258/TTr-UBND gửi HĐND tỉnh về việc xin điều chỉnh chủ trương đầu tư của dự án.

Theo UBND tỉnh, dù Chính phủ, nhà tài trợ JICA sau đó đã điều chỉnh cơ cấu hạng mục vốn vay của thỏa thuận vay, tuy nhiên phần vốn ODA không đủ để thực hiện hoàn thành. Theo tính toán, hiện tổng số vốn còn thiếu khoảng 254,2 tỷ đồng.

UBND tỉnh đề xuất HĐND tỉnh cho phép điều chỉnh thời gian thực hiện dự án đến 31/12/2025 để thực hiện các công việc còn lại gồm: Thi công các hạng mục còn lại; nghiệm thu, cấp chứng chỉ nghiệm thu; kiểm tra, xác nhận khối lượng hoàn công; thông báo sai sót, bảo hành hợp đồng; thanh/quyết toán hợp đồng.

Đọc thêm

Khuyến cáo việc người dân cần làm để tránh siêu bão Yagi

Bão số 3 cách Quảng Ninh khoảng 420 km.
(PLVN) - Theo ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, Tổng cục KTTV, Bộ TN&MT, khi bão chưa vào đất liền, mọi người cần thực hiện nghiêm hướng dẫn của chính quyền địa phương, chằng chống nhà cửa, nhà xưởng, thiết bị, cây xanh, neo đậu tàu thuyền vào nơi an toàn; sơ tán người dân khỏi các nhà canh, nuôi trồng thủy hải sản...

Siêu bão cách Quảng Ninh 570km, các tỉnh gấp rút ứng phó

Bão số 3 cách Quảng Ninh 570km. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, lúc 10h hôm nay, bão số 3 chỉ cách Quảng Ninh 570km, với sức gió mạnh cấp 16 giật cấp 17. Các địa phương đã lên kế hoạch, tạm hoãn các cuộc họp chưa cấp bách để tập trung ứng phó với cơn bão số 3 ở mức cao nhất.

Không chủ quan trước thiên tai

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo dự báo hôm qua, bão số 3 đã mạnh lên thành siêu bão, được dự báo có cường độ rất mạnh, mức độ rủi ro thiên tai lớn, diễn biến phức tạp. Chính vì thế, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 87/CĐ-TTg ngày 5/9/2024 chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tập trung ứng phó khẩn cấp.

Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa dông trước khi bão số 3 đổ bộ

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, hiện tại cơn bão số 3 đang cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) 400km, với tốc độ di chuyển 12km/h. Dự kiến, khoảng đêm 6/9 bão số 3 sẽ đi vào Vịnh Bắc Bộ. Trước khi bão số 3 ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ vẫn có mưa dông

Cập nhật tin cơn bão số 3, người dân cần chủ động ứng phó dông lốc và mưa lớn

Người dân cần hết sức lưu ý, khi xảy ra mưa dông, nên hạn chế tham gia giao thông để đề phòng cây xanh gãy đổ, biển quảng cáo rơi gây tai nạn.
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, lúc 13h ngày 5/9, vị trí tâm siêu bão ở trên vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 460km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm siêu bão mạnh cấp 16 (184-201km/h), giật trên cấp 17, di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 10km/h.

Bão số 3 giật trên cấp 17, hiện cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 550km

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão số 3. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) -  Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 4h ngày 5/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,1 độ Vĩ Bắc; 116,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 550 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 15 (167-183 km/giờ), giật trên cấp 17, di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 10 km/giờ.

Tháng 9 này có nhiều ngày mưa

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, tháng 9 này cả nước sẽ có nhiều ngày mưa, trong đó khả năng xuất hiện một số đợt mưa vừa, mưa to diện rộng.

Bão số 3 tăng cấp, tâm đang hướng thẳng vào các tỉnh miền Bắc

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão số 3 sáng nay, 4/9. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - Vị trí tâm bão sáng nay, 4/9, trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông. Bão đang di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ khoảng 10km/h, với sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11, giật cấp 13. Sáng sớm 7/6, khả năng bão đổ bộ khu vực vịnh Bắc Bộ...