“Dù ai đi ngược về xuôi...”

“Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng 10 tháng 3”.
“Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng 10 tháng 3”.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  “Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng 10 tháng 3”- câu ca dao trên đã đi vào lòng mỗi người dân Việt Nam từ thế hệ này sang thế hệ khác trong sự thành kính hướng tới Quốc Tổ Vua Hùng.

Giỗ Tổ Hùng Vương từ rất lâu đã trở thành ngày lễ trọng đại của cả dân tộc Việt Nam. Dù ở đâu, người Việt Nam đều nhớ ngày Giỗ Tổ, hướng về vùng đất Tổ - Đền Hùng, xã Hy Cương, Lâm Thao, Phú Thọ, nơi tưởng nhớ, tôn vinh công lao các Vua Hùng.

Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng Nhâm Dần 2022 do UBND tỉnh Phú Thọ tổ chức với chủ đề “Linh thiêng nguồn cội đất tổ Hùng Vương”, bắt đầu từ 6-10/3 âm lịch. Các hoạt động Giỗ Tổ Hùng Vương Nhâm Dần năm 2022 gắn với kỷ niệm 10 năm UNESCO công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; phát huy tinh thần yêu nước và sức mạnh đại đoàn kết của dân tộc; lấy người dân làm trung tâm, tạo điều kiện cho các địa phương và nhân dân cả nước trực tiếp tổ chức các hoạt động thiết thực hướng về nguồn cội, tri ân công đức tổ tiên.

Bên cạnh các gia đình đến Đền Vua Hùng tưởng niệm, một số gia đình chọn cách tưởng niệm tại gia. Họ làm mâm cơm với các món ăn cổ truyền dân tộc, đặc biệt còn gói bánh chưng, bánh dày để kính dâng lên các Vua Hùng. Nhà ông Lại Thế Hùng ở ngõ Nhà Dầu, phố Khâm Thiên, Hà Nội những ngày này chộn rộn tìm đặt mua lá dong để gói bánh chưng, lá chuối để gói bánh dày. Bởi theo ông Hùng, đây là hai loại bánh mang hồn dân tộc. Gia đình quây quần vừa gói bánh vừa nghe ông Hùng kể sự tích bánh chưng, bánh dày như nhắc nhở con cháu về truyền thống của dân tộc, tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hoá lúa nước…

Một số gia đình trẻ ở Hà Nội lại đến các nhà sách sưu tầm các truyện dân gian, truyền thuyết về thời các Vua Hùng để đọc cho con. “Con Rồng, cháu Tiên; Bánh chưng, bánh dầy; Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thủy Tinh; Sự Tích dưa hấu; Chử Đồng Tử, Truyền thuyết “Vua Hùng trồng kê ra lúa”. “Vua Hùng dạy dân cấy lúa”, “Hát Xoan”, “Bách nghệ khôi hài”… được nhiều ông bố, bà mẹ để đầu giường mỗi khi đọc truyện cho con. Chị Nguyễn Thị Trang (Cầu Giấy, Hà Nội) cho hay: “Tôi luôn muốn các con tôi hiểu rõ về ý nghĩa truyện dân gian, truyền thuyết về thời các Vua Hùng. Các truyện dân gian thời Hùng Vương luôn đề cao tinh thần nhân đạo và qua đó giúp con hiểu sâu sắc hơn tình yêu quê hương, đất nước; yêu chính nghĩa, ghét phi nghĩa; yêu điều thiện, ghét điều ác… đặt lợi ích của dân tộc, của nhân dân lên trên hết. Đó là phẩm chất, là truyền thống cao đẹp của con người Việt Nam ta trải qua mấy nghìn năm lịch sử”.

Lại có gia đình nhớ tới các Vua Hùng bằng cách bật youtube nghe các bài hát Xoan để thưởng thức. Anh Cao Công Trí (Gia Lâm, Hà Nội) rất thích nghe hát Xoan đặc biệt vào dịp tháng 3 âm lịch. Bởi theo anh, hát Xoan rất có giá trị và đã tồn tại hơn 2.000 năm, là di sản văn hóa dân gian quý báu gắn với vùng đất Tổ Hùng Vương. Hát Xoan Phú Thọ thuộc loại hình dân ca lễ nghi phong tục, là hát cửa đình, hội tụ đa yếu tố nghệ thuật như nhạc, hát, múa... Nguồn gốc của hát Xoan gắn với những giai thoại của thời đại Vua Hùng dựng nước. Đối với anh Trí, nghe hát Xoan vừa là sở thích vừa là cách để anh tưởng nhớ đến thời đại các Vua Hùng.

Người dân Việt đều cảm thấy rất tự hào khi mình là “Con Lạc, cháu Hồng” và bày tỏ lòng thành kính của mình với các Vua Hùng bằng nhiều cách tưởng niệm khác nhau.

Theo ThS Nguyễn Thanh Hoàng, Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương hằng năm sẽ trở thành “Ngày Di sản văn hóa Việt Nam”. Trong ngày này, người dân Việt sẽ hướng về Đất Tổ, tưởng nhớ đến các Vua Hùng cùng các thế hệ những người có công đối với sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc. Mọi người chăm lo sửa sang từ góc bàn thờ tổ tiên trong nhà đến những di tích lịch sử văn hóa, thăm các bảo tàng, hưởng thụ các loại hình văn hóa nghệ thuật truyền thống. Dù ở phương trời nào, người Việt Nam đều nhớ ngày Giỗ Tổ, đều hướng về vùng đất cội nguồn. Ðồng thời, khơi dậy tình cảm thiêng liêng từ những trái tim mang dòng máu Việt để tạo sự đồng thuận cao của toàn xã hội trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Phát huy giá trị di sản văn hóa

Phát huy giá trị di sản văn hóa
(PLVN) -  Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Bộ Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của người làm công tác di sản văn hóa (DSVH). Tinh thần xuyên suốt của Bộ Quy tắc là nâng cao trách nhiệm đạo đức, chuyên môn và ý thức nghề nghiệp của những người đang trực tiếp làm việc trong lĩnh vực DSVH, đồng thời lan tỏa nhận thức xã hội về giá trị và tầm quan trọng của di sản với sự phát triển bền vững của đất nước.

Đưa thời trang dân tộc thiểu số ra sàn diễn quốc tế

Cảm hứng từ văn hóa dân tộc thiểu số đang được nhiều nhà thiết kế lựa chọn để sáng tạo ra những bộ sưu tập vươn tầm quốc tế. (Ảnh minh họa - Nguồn: Saigoneer)
(PLVN) - Kho tàng văn hóa đồ sộ và đặc sắc của 54 dân tộc đã tạo nên bản sắc cho văn hóa Việt Nam, tạo ra những đặc trưng riêng, dấu ấn, điểm nhấn sâu sắc. Đây là một chất liệu khơi gợi nguồn cảm hứng cho nhiều nhà thiết kế thời trang Việt Nam sáng tạo nên những bộ trang phục độc đáo, vang tầm quốc tế.

Sân khấu kịch nỗ lực đưa lịch sử đến gần khán giả trẻ

Sân khấu kịch nỗ lực đưa lịch sử đến gần khán giả trẻ
(PLVN) - Sau “Đức Thượng công Tả quân Lê Văn Duyệt - Người mang 9 án tử”, “Lệ Chi Viên! (Bí mật vườn Lệ Chi)” là vở diễn tiếp theo của chương trình “Sân khấu Sử Việt học đường” được Sân khấu kịch Idecaf (nay là Nhà hát kịch Idecaf) thực hiện mục tiêu lan tỏa tinh thần yêu sử đến thế hệ trẻ.

Kích cầu du lịch bằng dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Để kích cầu du lịch, cần có những chính sách ưu đãi. (Ảnh minh họa: Chinhphu.vn)
(PLVN) - Chỉ còn hai tuần nữa là đến dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Năm nay, Việt Nam có nhiều hoạt động trong dịp nghỉ lễ này. Cận kề tuần nghỉ lễ nhiều điểm đến du lịch đã đặt chỗ kín phòng. Điều đó cho thấy sức hấp dẫn các tour nội địa trong những ngày lễ trọng đại của đất nước.

Vinh danh nhà bác học Lê Quý Đôn

Lê Quý Đôn - một trong những Danh nhân văn hóa kiệt xuất của nước ta. (Ảnh: Tư liệu)
(PLVN) - Những năm qua, Viện Nghiên cứu Văn hóa và Nghệ thuật Việt Nam và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình đã chuẩn bị hồ sơ Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn để đề nghị UNESCO đồng tổ chức 300 năm Ngày sinh của ông vào năm 2026. Đêm 10/4/2025 (giờ địa phương) vừa qua, tại Kỳ họp khóa 221 của Hội đồng Chấp hành Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), các nước thành viên đã thông qua Quyết định khuyến nghị Đại hội đồng UNESCO, phê duyệt việc vinh danh và cùng kỷ niệm ngày sinh của danh nhân Lê Quý Đôn.

'Người thắp lửa đầu tiên' cho chiếu Chèo Việt Nam

Quang cảnh Hội thảo
(PLVN) - Ngày 15/4, tại thành phố Hoa Lư, UBND tỉnh Ninh Bình phối hợp với Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Viện Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc tổ chức Hội thảo khoa học “Thân thế, sự nghiệp Ưu bà Phạm Thị Trân”.

Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2025 sắp diễn ra với nhiều điểm mới ấn tượng

Lễ hội Hoa Phượng Đỏ năm 2025 diễn ra đúng dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng sẽ được tổ chức với quy mô hoành tráng, đậm bản sắc Hải Phòng.
(PLVN) - Năm 2025 là năm thứ 12 Lễ hội Hoa Phượng Đỏ được tổ chức cùng với kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 – 13/5/2025). Năm nay, TP Hải Phòng dự kiến sẽ đón nhận danh hiệu “Thành phố Anh hùng”. Đây là sự kiện đặc biệt quan trọng, thể hiện tinh thần đại đoàn kết toàn dân qua chặng đường 70 năm giải phóng, xây dựng, bảo vệ và phát triển; đồng thời khẳng định ý chí quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Hải Phòng cùng cả nước vững bước vào kỷ nguyên mới.

Đề xuất phục dựng Phố Hiến cổ: Kỳ vọng làm sống lại quá khứ vàng son

Đề xuất phục dựng Phố Hiến cổ: Kỳ vọng làm sống lại quá khứ vàng son
(PLVN) -  “Thứ nhất Kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến” – câu ca dao đã đi vào tiềm thức người Việt như một minh chứng cho sự sầm uất, thịnh vượng của thương cảng Phố Hiến trong thế kỷ 16 - 17. Trong Báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về đề án “Xây dựng và phục dựng Phố Hiến cổ” mới đây, UBND tỉnh Hưng Yên cho rằng, đây sẽ “cơ hội vàng” để tỉnh bứt phá trong lĩnh vực du lịch.

Phim ngắn 'Vòng ngà tội lỗi' lên tiếng ngăn chặn vấn nạn giết hại voi

Phim ngắn 'Vòng ngà tội lỗi' lên tiếng ngăn chặn vấn nạn giết hại voi
(PLVN) - Có một thực tế mà nhiều người không biết là việc mua bán ngà voi chính là nguyên nhân trực tiếp khiến voi bị giết hại. Số tiền mà người tiêu dùng chi trả vô tình tiếp tay làm giàu cho những kẻ săn bắn và buôn bán ngà voi khiến cho voi tiếp tục bị giết hại để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của một bộ phận người dân.

Khai mạc Giải bóng đá hữu nghị Việt - Trung

Các đại biểu và VĐV 2 nước chụp ảnh lưu niệm trước trận đấu
(PLVN) - Ngày 14/4, thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ninh cho biết, từ ngày 12/4 đến 17/4 tại TP Đông Hưng (Trung Quốc) diễn ra Giải bóng đá liên hợp giao hữu qua biên giới Trung Quốc - Việt Nam với sự tham gia của 16 đội bóng đến từ các địa phương biên giới hai nước.

VTV và CMG công bố chương trình hợp tác truyền thông trọng điểm

Lãnh đạo VTV và CMG nhấn nút khởi động chuỗi chương trình hợp tác giữa hai đài truyền quốc gia của Việt Nam và Trung Quốc (ảnh BTC).
(PLVN) - Chiều 14/4/2025, tại Hà Nội, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và Đài Phát thanh Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CMG) đã phối hợp tổ chức Lễ công bố hợp tác truyền thông VTV - CMG và giới thiệu các dự án truyền thông trọng điểm giai đoạn 2025–2026. Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gửi thư chúc mừng toàn thể lãnh đạo, cán bộ, phóng viên và biên tập viên của VTV và CMG.