ĐSQ Việt Nam tại Hà Lan tổ chức Hội nghị Bàn tròn lần thứ 8 về Biến đổi Khí hậu và An ninh

Đại sứ Ngô Thị Hòa phát biểu khai mạc hội nghị.
Đại sứ Ngô Thị Hòa phát biểu khai mạc hội nghị.
(PLO) - Ngày 4/12, tại thành phố La Hay, Hà Lan, Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan đã phối hợp với Viện Giáo dục Nước, Đại học IHE Delft tổ chức Hội nghị Bàn tròn lần thứ 8 về Biến đổi Khí hậu và An ninh.

Tới dự Hội nghị có đông đảo đại diện thuộc đoàn ngoại giao, Bộ, ngành Hà Lan, các Viện nghiên cứu, tổ chức phi chính phủ, nhiều học giả của Việt Nam, Hà Lan và quốc tế. 

Đây là sự kiện được tổ chức thường niên nhằm tăng cường hợp tác quốc tế, chia sẻ chiến lược trong việc giải quyết các thách thức của biến đổi khí hậu, bao gồm các vấn đề liên quan đến thiên tai và khả năng ứng phó biến đổi khí hậu của mỗi quốc gia, cùng tìm kiếm sáng kiến, giải pháp để khuyến nghị chính sách hiệu quả đệ trình lên Liên hợp quốc và Ủy ban châu Âu. 

Hội nghị bàn tròn có ý nghĩa và mang tính thời sự khi được tổ chức ngay sau khai mạc Hội nghị biến đổi khí hậu Liên hợp quốc tại Ba Lan ngày 3/12 với sự tham gia của hơn 200 quốc gia. 

  Phát biểu khai mạc,  Đại sứ Ngô Thị Hòa hoan nghênh các khách mời đã đến tham dự Hội nghị, nhấn mạnh quan tâm và nỗ lực của Việt Nam trong chiến lược hành động chống biến đổi khí hậu. 

Đồng chủ tọa của Hội nghị, ông Matt Luna – đại diện Viện Giáo dục Nước Hà Lan, và ông Wouter Veening - Chủ tịch Viện nghiên cứu An ninh Môi trường Hà Lan cũng khẳng định Việt Nam nắm giữ vị trí địa-chính trị quan trọng trong chiến lược hành động chống biến đổi khí hậu toàn cầu.  

Nhân dịp này, đại diện phái đoàn liên Bộ của Việt Nam (Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Khoa học Công nghệ và Bộ Tài chính) đã trình bày cụ thể về kế hoạch và chiến lược hợp tác của Việt Nam trong tương lai nhằm ứng phó biển đổi khí hậu.

Trong bối cảnh Thế giới và Liên hợp quốc đang nỗ lực đàm phán đàm phán một thỏa thuận hiện thực hóa mục tiêu cắt giảm khí thải từng được thống nhất trong Hiệp định Paris năm 2015 về biến đổi khí hậu, Hội nghị đã thu hút sự quan tâm đặc biệt không chỉ của Đại sứ, đại diện các quốc gia bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu giống Việt Nam như Sri Lanka, Ấn Độ, Bangladesh, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Kenya… cũng như đại diện các nước lớn, phát triển và nổi bật trong phong trào chống biến đổi khí hậu như Pháp, Thụy Sĩ, Australia, Đức…

Các đại biểu đã trao đổi thông tin và các quan điểm đánh giá về vấn đề biến đổi khí hậu cũng như các mô hình, biện pháp, bài học cần rút ra để đảm bảo an ninh môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Những lý do đằng sau việc Mỹ muốn đòi lại Kênh đào Panama?

Những lý do đằng sau việc Mỹ muốn đòi lại Kênh đào Panama?
(PLVN) - Tổng thống đắc cử Donald Trump mới đây đã tuyên bố sẽ mở rộng lãnh thổ và sự kiểm soát của quốc gia này, trong đó bao gồm việc sẽ giành lại quyền kiểm soát Kênh đào Panama. Tầm ảnh hưởng của Kênh đào Panama lớn tới đâu và lý do của Mỹ khi bày tỏ mong muốn “đòi lại” con kênh đào này là gì?

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.