Đột quỵ: Không riêng người cao tuổi mới có nguy cơ

Điều trị cho bệnh nhân trẻ đột quỵ não tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. (Nguồn: Bệnh viện TWQĐ 108)
Điều trị cho bệnh nhân trẻ đột quỵ não tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. (Nguồn: Bệnh viện TWQĐ 108)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong cao thứ hai sau bệnh lý tim mạch và ung thư. Đây không chỉ là nguy cơ đối với người trung niên và người cao tuổi mà đang dần trẻ hóa ở nhóm đối tượng dưới 50 tuổi.

Bệnh nhân đột quỵ ngày càng trẻ hóa

Theo Bộ Y tế, mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 200.000 - 225.000 ca đột quỵ, trong đó khoảng 50% số ca đột quỵ diễn biến xấu đi và tử vong. Đặc biệt, bệnh nhân đang dần trẻ hoá, nếu như trước đây các trường hợp đột quỵ thường chỉ xảy ra ở người trung niên và người cao tuổi (trên 65 tuổi) thì hiện nay, đột quỵ đang ngày càng trẻ hóa ở nhóm đối tượng dưới 50 tuổi. Tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi trung bình tăng khoảng 2% mỗi năm, trong đó nam nhiều gấp 4 lần nữ.

Ghi nhận tại các bệnh viện, năm 2023, số lượng bệnh nhân dưới 40 tuổi bị đột quỵ tăng 20 - 25%, tăng gấp đôi so với các năm trước, 76% bệnh nhân nhập viện muộn sau 6 giờ khởi phát của bệnh. Nguyên nhân chủ yếu đến từ sự chủ quan, bỏ qua các dấu hiệu nhận biết. PGS.TS Nguyễn Văn Chi - Chủ tịch danh dự Hội Đột quỵ TP Hà Nội cho biết, nghiên cứu tại 10 trung tâm đột quỵ với hơn 2.500 bệnh nhân cho thấy 7,6% là người trẻ dưới 45 tuổi và có xu hướng tăng.

Điển hình là trường hợp tại Bệnh viện Quân y 175 (TP HCM), theo thông tin đầu tháng 2 vừa qua, bệnh viện vừa kích hoạt báo động đột quỵ cấp cứu bệnh nhân nữ trẻ tuổi bị một dạng đột quỵ hiếm gặp. Bệnh nhân nữ 18 tuổi nhập khoa Cấp cứu Bệnh viện Quân y 175 trong tình trạng tri giác trì trệ, rối loạn phát âm nặng, yếu nửa người trái không đi lại được.

TS. BS Tạ Vương Khoa, Phó Chủ nhiệm Khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Quân y 175 cho biết người bệnh bị đột quỵ nhồi máu não cấp vùng nhân bèo, bao trong phải giờ thứ 24 do tắc cấp tính động mạch não giữa phải bởi huyết khối xâm lấn từ túi phình động mạch não giữa phải. Kích thước túi phình là 23x18mm, gần đạt tiêu chuẩn của một túi phình khổng lồ với cơ chế gây đột quỵ là thuyên tắc huyết khối tại chỗ. May mắn, sau 10 ngày được điều trị nội khoa và chăm sóc tích cực, bệnh nhân hồi phục tốt các triệu chứng, được xuất viện vào thời điểm giáp Tết Nguyên đán trong tình trạng hoàn toàn tỉnh táo, phát âm gần như bình thường, sức cơ nửa người trái cải thiện rõ rệt, tự đi lại được.

Số người đột quỵ không chỉ ngày càng trẻ hoá mà còn có xu hướng gia tăng. Dịp Tết vừa qua, bệnh nhân đột quỵ vào các bệnh viện đều tăng. Bệnh viện 108 tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái, các viện ở TP HCM như Quân y 175, Nhân dân 115 cũng ghi nhận tương tự. Vào những ngày miền Bắc chuyển lạnh như tuần qua, mỗi ngày Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai, tiếp nhận 50 - 55 người đột quỵ, tăng so với ngày thường.

Cần nâng cao nhận thức cộng đồng

Theo Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm có 15 triệu người bị đột quỵ trên toàn thế giới, trong đó 5 triệu người chết và 5 triệu người bị tàn tật vĩnh viễn. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến hàng đầu gây ra tử vong và tàn phế, để lại cho người bệnh, gia đình và xã hội những hậu quả nặng nề. Dù được cứu sống nhưng khoảng 30 - 50% người bệnh đột quỵ không thể có lại khả năng độc lập về chức năng và 15 - 30% trong tổng số người bệnh đột quỵ bị khiếm khuyết vĩnh viễn.

Chính vì vậy, việc chú trọng công tác phòng ngừa cũng như trang bị những kiến thức cho cộng đồng để có biện pháp xử trí kịp thời khi phát hiện đột quỵ rất quan trọng. Theo Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), đột quỵ là một bệnh lý gây tổn thương nghiêm trọng cho não bộ. Nguyên nhân xuất phát từ sự gián đoạn việc vận chuyển máu nuôi dưỡng não bộ do mạch máu bị tắc nghẽn hay bị vỡ. Nhận biết sớm dấu hiệu của đột quỵ để có thể xử lý và cấp cứu kịp thời là vô cùng quan trọng giúp điều trị kịp thời, tránh các di chứng.

Các dấu hiệu của đột quỵ não bao gồm: đột ngột tê hay yếu của mặt, tay hay chân, đặc biệt ở một nửa cơ thể; đột ngột lú lẫn, rối loạn hay không hiểu lời nói; đột ngột rối loạn thị giác ở một bên hay hai bên; đột ngột rối loạn việc đi đứng, choáng váng, mất thăng bằng hay mất khả năng phối hợp động tác; đột ngột đau đầu nhiều không biết nguyên nhân; mất khả năng nói hoặc nói nhưng khó phát âm, không rõ chữ, bị dính chữ, nói ngọng bất thường. Người bị đột quỵ có thể có một vài hoặc tất cả các dấu hiệu trên. Vì vậy, phải chú ý các biểu hiện của người bị đột quỵ để đưa đi cấp cứu kịp thời, thời gian vàng cho cấp cứu là từ 3 - 6 tiếng (tốt nhất là trong vòng 3 tiếng), tránh bỏ sót dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.

Đồng thời, cần xử trí đúng cách khi gặp người bị đột quỵ bằng cách đỡ hoặc dìu người đột quỵ, tránh té ngã gây tổn thương. Để người bệnh ở nơi thoáng mát, nằm nghiêng một bên nếu người bệnh nôn. Gọi xe đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất. Đưa người bệnh vào bệnh viện càng nhanh càng tốt, để có thể cứu sống kịp thời và làm giảm các di chứng do đột quỵ gây ra. Lưu ý, không tự ý xoa dầu nóng, cạo gió, dùng kim đâm đầu ngón tay hoặc cho uống bất kỳ loại thuốc nào khác.

Hầu hết đột quỵ ở người trẻ liên quan đến yếu tố nguy cơ, như tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa, bệnh lý tim mạch, thói quen sinh hoạt thiếu khoa học, hút thuốc lá, uống rượu, bia, ít tập thể dục, mắc bệnh nền sớm… Đột quỵ ở người trẻ còn do những bất thường bẩm sinh như dị dạng mạch máu não vốn có từ bé, đến thời điểm các phình mạch đủ lớn gây ra vỡ.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.