Đồng vốn nhân văn trên quê hương Ba Tơ anh hùng

Ông Phạm Văn Đá, thị trấn Ba Tơ phát triển mô hình chăn nuôi tổng hợp.
Ông Phạm Văn Đá, thị trấn Ba Tơ phát triển mô hình chăn nuôi tổng hợp.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Sau gần 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40 - CT/TW , ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội”, người dân huyện vùng cao Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi, có thêm nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo. Nguồn vốn ưu đãi được triển khai rộng khắp, hỗ trợ đắc lực chương trình phát triển kinh tế - xã hội, làm rạng sáng hơn một chính sách mang đầy tính nhân văn.

Những ngày cuối tháng 5/2024, chúng tôi tới thăm hộ ông Phạm Văn Đá, 62 tuổi, dân tộc H’Rê ở tổ dân phố Kon Dung, thị trấn Ba Tơ. Ông rất vui cho biết: Trước đây gia đình ông là hộ nghèo. Năm 2023, Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) huyện cho gia đình vay 50 triệu đồng. Cả nhà tập trung đào ao nuôi cá và chăn nuôi. Từ ít đến nhiều, đến nay, gia đình ông đã nuôi trên 10.000 con cá các loại, 300 con chim bồ câu, trên 10 con heo và nuôi thêm ốc bươu đen đang rất được giá trên thị trường. Thu nhập được khoảng trên 150 triệu đồng/1 năm.

Vừa trả được gốc và lãi ngân hàng, vừa có tiền trang trải cuộc sống. Ông Đá xúc động: Cảm ơn Đảng, Chính phủ đã lo cho người nghèo như chúng tôi. Tôi sẽ tiếp tục vay thêm để mở rộng sản xuất…”. Còn vợ chồng trẻ Đinh K’Ni ở thôn Trường An, xã Ba Thành hào hứng kể về hành trình thoát nghèo, làm giàu của gia đình: “Nhà em được vay 100 triệu đồng từ NHCSXH huyện cho thanh niên lập nghiệp. Vợ chồng em khai hoang, phục hóa đất đồi, trồng 2 ha keo, nuôi 15 con hươu, 13 con trâu, trên 10 con chồn…, thu nhập mỗi năm khoảng 200 triệu đồng. Cuộc sống khá lên từ nguồn vốn ngân hàng”.

Ông Trần Thanh Hoàng, Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH huyện Ba Tơ dẫn chúng tôi thăm một số mô hình phát triển kinh tế gia đình từ nguồn vốn tín dụng chính sách (TDCS). Ông cho biết, hàng trăm hộ gia đình trong huyện đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu từ đồng vốn nhân văn. Đặc biệt, sau gần 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội” ở Ba Tơ là được sự đồng thuận và hưởng ứng tích cực của cả hệ thống chính trị. Dòng vốn TDCS đã phát huy tác dụng tích cực, trở thành “trợ lực” quan trọng, trụ cột giảm nghèo bền vững, đồng hành với những người nông dân cần cù, có ý chí vươn lên có vốn để phát triển kinh tế, từng bước thoát nghèo, làm giàu trên vùng quê cách mạng.

Kiểm tra mô hình ươm keo tại xã Ba Cung.

Kiểm tra mô hình ươm keo tại xã Ba Cung.

Dấu ấn nổi bật và hiệu quả từ nguồn vốn TDCS sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW đã giúp 36.072 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn, đưa tổng dư nợ TDCS đến 30/4/2024 đạt 445.072 triệu đồng, tăng 297.396 triệu đồng so năm 2014 (trên 200%), với trên 7.866 hộ nghèo và đối tượng chính sách còn dư nợ; tạo điều kiện cho trên 5.000 hộ vượt qua ngưỡng nghèo, 1.221 lượt học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn đi học, 2.443 lao động được tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm, 138 lao động được đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; đầu tư xây dựng 2.930 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, 2.446 căn nhà cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách.

Nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác sang Phòng giao dịch NHCSXH huyện khi chưa có Chỉ thị số 40-CT/TW là 450 triệu đồng. Đến ngày 30/4/2024, nguồn vốn nhận ủy thác đạt 11.545 triệu đồng, tăng 11.095 triệu đồng (trên 2.465%) so năm 2014, chiếm 2,5% so tổng nguồn vốn TDCS, tập trung chủ yếu cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm, năm sau đều cao hơn năm trước.

Hoạt động của Phòng giao dịch NHCSXH ở huyện Ba Tơ luôn được sự quan tâm, tạo điều kiện của cấp uỷ Đảng, chính quyền, góp phần hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kế hoạch tín dụng và nhiệm vụ chính trị hằng năm. Đồng vốn chính sách đã đến đúng đối tượng thụ hưởng, vốn vay được sử dụng đúng mục đích. Do đó trong nhiều năm qua, Ba Tơ luôn có tỷ lệ nợ quá hạn thấp nhất, chất lượng tín dụng cao. Năm 2014 nợ quá hạn là 0,25% trên tổng dư nợ; đến 30/4/2024, tỷ lệ nợ quá hạn là 0,05% trên tổng dư nợ, giảm 0,2% so với năm 2014.

Chị Phạm Thị Hương, xã Ba Cung, huyện Ba Tơ nuôi heo từ nguồn vốn tín dụng.

Chị Phạm Thị Hương, xã Ba Cung, huyện Ba Tơ nuôi heo từ nguồn vốn tín dụng.

“Đòn bẩy” của nguồn vốn TDCS cùng với các chương trình khác đã góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện đầu năm 2015 từ 28,32% xuống còn 23,55% cuối năm 2023. Thông qua các chương trình TDCS đã góp phần giúp 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 7 sản phẩm OCOP tại các xã: Ba Vì, Ba Tô, Ba Thành, Ba Động và thị trấn Ba Tơ.

Ông Lữ Đình Tích, Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban đại diện Hội đồng Quản trị NHCSXH huyện Ba Tơ cho biết: Xác định giảm nghèo bền vững cho bà con vùng căn cứ cách mạng là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt mà Đảng bộ, chính quyền và hệ thống chính trị đặt ra, xem đó là trách nhiệm để tri ân những đóng góp của họ, đồng thời đưa vùng đất Anh hùng Ba Tơ từng bước thoát nghèo, vươn lên làm giàu trên chính quê hương mình.

Ông Trần Thanh Hoàng, Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH huyện Ba Tơ nêu quyết tâm: Thời gian tới, Phòng giao dịch huyện tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn, bảo đảm 100% người nghèo và các đối tượng chính sách đủ điều kiện và có nhu cầu đều được vay vốn. Triển khai kịp thời, hiệu quả các chương trình tín dụng ưu đãi mới của Chính phủ. Đặc biệt, đơn vị chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ có tinh thần trách nhiệm cao, đạo đức nghề nghiệp tốt, có phong cách giao tiếp văn minh, lịch sự, luôn gần dân, sát dân với phương châm “Thấu hiểu lòng dân, tận tâm phục vụ”.

Tin cùng chuyên mục

BĐBP tỉnh Bình Định - đội quân công tác và chiến đấu gần gũi với nhân dân

BĐBP tỉnh Bình Định - đội quân công tác và chiến đấu gần gũi với nhân dân

(PLVN) -  Năm 2024, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng (BĐBP) tỉnh Bình Định đã phát huy tốt vai trò nòng cốt trong quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh khu vực biên giới biển, cũng như coi việc xây dựng thế trận lòng dân là nền tảng nhằm phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, để xây dựng nền biên phòng toàn dân tạo môi trường thuận lợi phát triển KT-XH của tỉnh.

Đọc thêm

Loạt tin vui lớn dành cho người Ninh Bình

Cảnh Lễ hội truyền thống Báo bản làng Nộn Khê (xã Yên Từ, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình).
(PLVN) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công nhận Lễ hội truyền thống Báo bản làng Nộn Khê (huyện Yên Mô) và Đền Thánh Nguyễn (huyện Gia Viễn, đều thuộc tỉnh Ninh Bình) là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Đồng thời, UBND tỉnh Ninh Bình công nhận khu vực thị trấn Thịnh Vượng đạt tiêu chí đô thị loại V, đánh dấu bước phát triển mới của huyện Gia Viễn.

Đại biểu HĐND TP Cần Thơ lo ngại về một số dự án 'treo' gây lãng phí ngân sách

Đại biểu HĐND TP Cần Thơ lo ngại về một số dự án 'treo' gây lãng phí ngân sách
(PLVN) - Ngày 11/12, kỳ họp thứ 18 HĐND TP Cần Thơ khóa X, nhiệm kỳ 2021 – 2026 (kỳ họp thường lệ cuối năm), bước vào phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Theo đó, đại biểu đã chất vấn nhiều vấn đề liên quan đến việc phát triển kinh tế - xã hội thành phố, đồng thời bày tỏ lo ngại về một số dự án “treo” gây lãng phí ngân sách.

Quảng Ngãi chỉ đạo đốc thúc đẩy nhanh tiến độ giải ngân năm 2024

Quảng Ngãi chỉ đạo đốc thúc đẩy nhanh tiến độ giải ngân năm 2024

(PLVN) - Do nhiều nguyên nhân khiến tiến độ triển khai thực hiện một số dự án của tỉnh Quảng Ngãi chưa đáp ứng được yêu cầu so với kế hoạch, ảnh hưởng rất lớn đến công tác giải ngân vốn được giao. Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền có đánh giá và chỉ đạo, để đốc thúc tiến độ giải ngân.

Miếu Tổ sư - Di tích cấp tỉnh có nguy cơ bị tháo dỡ một phần

Miếu Tổ sư - Di tích cấp tỉnh có nguy cơ bị tháo dỡ một phần
(PLVN) - Được xây dựng cách đây hơn 340 năm như một minh chứng về sự hình thành, phát triển của những ngành nghề thủ công gắn liền với địa phương, tuy nhiên ngôi Miếu Tổ sư (chùa Bà Thiên hậu Bửu Long hay Thiên Hậu cổ miếu) đang đứng trước nguy cơ bị tháo dỡ một phần để phục vụ dự án kè ven sông Đồng Nai.

HĐND tỉnh Bạc Liêu thông qua 24 Nghị quyết quan trọng

HĐND tỉnh Bạc Liêu thông qua 24 Nghị quyết quan trọng
(PLVN) - Sau gần 2 ngày làm việc với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, ngày 10/12, Kỳ họp thứ 21 - HĐND tỉnh Bạc Liêu khóa XI (Kỳ họp thường lệ cuối năm) hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra với nhiều nội dung quan trọng và tiến hành bế mạc.