Đồng thuận cao, Quốc hội thống nhất thông qua Luật Quản lý nợ công (sửa đổi)

Kết quả biểu quyết Luật Quản lý nợ công (sửa đổi)
Kết quả biểu quyết Luật Quản lý nợ công (sửa đổi)
(PLO) -  Hôm nay, 23/11, Quốc hội đã thông qua Luật Quản lý nợ công (sửa đổi). Nhiều nội dung sửa đổi, bổ sung quan trọng như quy định về nợ vay về cho vay lại, nợ Chính phủ bảo lãnh, trách nhiệm người đứng đầu và đặc biệt là quy định thống nhất đầu mối quản lý nợ công.

Với đa số phiếu tán thành Quốc hội đã thống nhất thông qua toàn văn Dự thảo Luật Quản lý nợ công. Trước khi biểu quyết thông qua toàn bộ Dự thảo luật này, Quốc hội đã cho ý kiến về một số điều luật như điều 15 của dự thảo Luật về nội dung mô hình cơ quan quản lý nợ công. Đa số phiếu đã tán thành với quy định như Dự thảo.

Tại báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho biết, đa số ý kiến tán thành quy định Bộ Tài chính là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về nợ công, quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính như Dự thảo luật.

Theo đó, Bộ Tài chính chủ trì đàm phán, ký kết các thỏa thuận vay nợ. Bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng, cần cân nhắc việc quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính trong Luật, đề nghị bổ sung quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng nhà nước hoặc có ý kiến đề nghị giữ như Luật hiện hành.

Trên cơ sở tiếp thu ý kiến của đa số các vị đại biểu Quốc hội, dự thảo luật đã được chỉnh lý, hoàn thiện theo hướng quy định rõ đầu mối quản lý nợ công: (i) Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về nợ công; (ii) Bộ Tài chính là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về nợ công, trong đó quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính: chủ trì tổ chức thực hiện đàm phán, ký kết thỏa thuận vay thương mại, hiệp định khung, hiệp định cụ thể về vay ODA và vay ưu đãi nước ngoài nhân danh Nhà nước và Chính phủ; (iii) Giao Chính phủ phân công cụ thể nhiệm vụ, cơ chế phối hợp của các bộ, ngành liên quan trong quản lý nhà nước về nợ công. 

Trong quá trình tiếp thu, hoàn thiện Dự thảo luật, nội dung này đã được UBTVQH, Đảng đoàn Quốc hội báo cáo xin ý kiến và được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền. Đồng thời, để tránh cách hiểu, cách áp dụng khác nhau, bảo đảm cụ thể, chặt chẽ, thống nhất về mặt pháp luật, tạo thuận lợi cho quá trình áp dụng Luật, UBTVQH đã bổ sung nội dung khoản 3 Điều 62 theo hướng quy định rõ: Trong trường hợp có quy định khác nhau về cùng một vấn đề giữa Luật này và Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 thì áp dụng theo quy định của Luật này.

Khẳng định quan điểm này, UBTVQH cho biết quy định trong Dự thảo luật là phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tài chính, đúng tinh thần, chủ trương của Đảng và Nhà nước về cải cách bộ máy hành chính theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả trên nguyên tắc một tổ chức có thể làm nhiều việc, một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì và chịu trách nhiệm chính, đồng thời giao Chính phủ quy định nhiệm vụ phối hợp của các bộ, ngành liên quan trong quản lý nợ công nhằm xác lập căn cứ pháp lý minh bạch, cụ thể trong xác định nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính, nhiệm vụ, quyền hạn phối hợp của các cơ quan liên quan, tương tự như quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước của cơ quan đầu mối trong nhiều đạo luật hiện hành như Luật Du lịch; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật Phí và lệ phí… 

Ngoài vấn đề liên quan đến nhiệm vụ của Bộ Tài chính, UBTVQH cũng giải trình, tiếp thu nhiều ý kiến liên quan đến phạm vi nợ công, chỉ tiêu an toàn nợ công, quản lý cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ…

Tất cả những vấn đề này cũng đã nhận được sự đồng thuận của ĐBQH sau khi nghe UBTVQH giải trình.

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu Phạm Văn Hoà phát biểu tại phiên họp.

Bảo đảm tính răn đe, đề cao tính nhân văn trong xử lý người chưa thành niên phạm tội

(PLVN) - Sáng 23/10, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên. Qua thảo luận, các đại biểu thống nhất cao việc dự thảo Luật quy định giáo dục tại Trường giáo dưỡng là biện pháp xử lý chuyển hướng và quy định rõ từng trường hợp được áp dụng biện pháp này.

Đọc thêm

Đưa Việt Nam thành điểm đến không thể thiếu trong bản đồ Halal toàn cầu

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chào mừng các đại biểu quốc tế tới dự Hội nghị. (Ảnh: QĐND).
(PLVN) - Dự Hội nghị Phát huy nội lực, tăng cường hợp tác quốc tế để đẩy mạnh phát triển ngành Halal Việt Nam, chiều 22/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam định hướng phát triển ngành Halal Việt Nam trở thành một ngành thế mạnh, đưa Việt Nam trở thành một điểm đến không thể thiếu trong bản đồ Halal toàn cầu, một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng các sản phẩm, dịch vụ Halal trên thế giới.

Thủ tướng dự BRICS mở rộng: Minh chứng cho khát vọng vươn lên của dân tộc Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính - Ảnh: VGP.
(PLVN) - Nhận lời mời của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin, Chủ tịch Nhóm BRICS năm 2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng tại Kazan, Liên bang Nga, từ ngày 23 đến ngày 24/10. Chuyến công tác của Thủ tướng tiếp tục minh chứng cho khát vọng vươn lên của dân tộc Việt Nam, khẳng định vị thế là đối tác tin cậy, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế...

Phát triển Trung tâm dữ liệu quốc gia

Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang trình bày tờ trình tại phiên họp.
(PLVN) - Trung tâm dữ liệu quốc gia khi đưa vào triển khai hoạt động sẽ là tiền đề để thúc đẩy quá trình phát triển và đẩy mạnh khai thác các cơ sở dữ liệu quốc gia phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; góp phần thực hiện mục tiêu nâng tầm chiến lược phát triển kinh tế số của Việt Nam theo kịp các quốc gia trên thế giới, bảo đảm điều kiện cho Việt Nam phát triển và hòa nhập với nền kinh tế số của thế giới.

Dự án Luật Điện lực (sửa đổi): Bổ sung tiêu chí xác định giá bán lẻ điện

Bộ trưởng Bộ Công thương trình bày Tờ trình về dự án Luật Điện lực (sửa đổi) tại phiên họp.
(PLVN) - Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đề nghị nghiên cứu bổ sung thông tin trong hợp đồng mua bán điện phục vụ sinh hoạt và làm rõ nội dung các hoạt động mua bán điện; bổ sung quy định về nguyên tắc xác định giá và trách nhiệm của các bên trong hợp đồng dịch vụ điện; bổ sung tiêu chí xác định giá bán lẻ điện để đảm bảo tính công bằng, minh bạch trong thị trường điện cạnh tranh.

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2024 đạt trên 7%

Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày báo cáo tại phiên họp.
(PLVN) - Tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV diễn ra sáng nay, 21/10, trình bày Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển KT-XH năm 2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, trong những tháng cuối năm, Chính phủ sẽ tập trung với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, phấn đấu đạt và vượt toàn bộ 15 chỉ tiêu chủ yếu; phấn đấu tốc độ tăng GDP cả năm đạt trên 7%, kiểm soát lạm phát dưới 4,5%.

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tổ chức và hoạt động của Quốc hội

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đề nghị Quốc hội tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tổ chức và hoạt động theo tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới.

Phải biến chủ trương của Đảng thành hành động cách mạng

Toàn cảnh Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh, Nghị quyết đã đúng, trúng thì tổ chức thực hiện là khâu đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa then chốt đưa Nghị quyết vào cuộc sống, biến chủ trương của Đảng thành hành động cách mạng, tạo ra của cải vật chất, sản phẩm tinh thần, đưa đất nước phát triển mạnh mẽ, vượt bậc.