Đồng Tháp đề ra 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế để 'vực dậy' sau dịch COVID-19

Đồng Tháp đề ra 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế để 'vực dậy' sau dịch COVID-19
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Tỉnh Đồng Tháp chịu tác động rất lớn từ đại dịch COVID-19, lãnh đạo tỉnh đã và đang quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đề ra nhiều giải pháp, phương án để phục hồi kinh tế, xã hội trong thời gian tới,

Theo dự thảo Kế hoạch phục hồi và phát triển kinh tế tỉnh Đồng Tháp những tháng cuối năm 2021, có 2 kịch bản tăng trưởng được đưa ra. Kịch bản 1: Trong điều kiện tình hình dịch vẫn chưa kiểm soát được tại một số khu vực, cần tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg tại một số địa phương đến hết quý 3/2021 hoặc đến hết năm 2021, áp dụng linh hoạt Chỉ thị 15/CT-TTg, Chỉ thị 19/CT-TTg tại một số địa phương khác.

Với tình hình này, dự kiến tăng trưởng kinh tế 2021 đạt khoảng 2,5% - 3,5%, cần phấn đấu cao. Trong đó, khu vực 1 tăng 3,32%, khu vực 2 tăng 4,07% (công nghiệp tăng 3,38%; xây dựng tăng 7,32%), khu vực 3 tăng 3,33%.

Kịch bản 2: Trong điều kiện tình hình dịch được kiểm soát tốt, kết thúc thực hiện giãn các xã hội toàn tỉnh sớm trong quý 3/2021, trong quý 4/2021, các hoạt động ở trạng thái bình thường mới, áp dụng linh hoạt Chỉ thị 15/CT-TTg, Chỉ thị 19/CT-TTg tại một số địa phương, nhu cầu thị trường tăng cao thúc đẩy sản xuất. Dự kiến tăng trưởng kinh tế 2021 đạt khoảng 3,5% - 4,5%, cần phấn đấu rất cao. Trong đó, khu vực 1 tăng 3,48%, khu vực 2 tăng 5,04% (công nghiệp tăng 4,49%; xây dựng tăng 7,6%), khu vực 3 tăng 5,06%.

Ông Phạm Thiện Nghĩa – Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp chủ trì cuộc họp bàn về dự thảo Kế hoạch phục hồi và phát triển kinh tế tỉnh Đồng Tháp những tháng cuối năm 2021. Ảnh: dongthap.gov.vn

Ông Phạm Thiện Nghĩa – Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp chủ trì cuộc họp bàn về dự thảo Kế hoạch phục hồi và phát triển kinh tế tỉnh Đồng Tháp những tháng cuối năm 2021. Ảnh: dongthap.gov.vn

Ông Phạm Thiện Nghĩa, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp nhấn mạnh, tuỳ vào diễn biến dịch bệnh trên địa bàn, tỉnh sẽ chọn kịch bản phù hợp, nhưng dù là chọn kịch bản nào thì cũng phải có sự nỗ lực, quyết tâm cao của các ngành, các cấp, các địa phương để thực hiện mục tiêu khôi phục sản xuất và kinh tế.

Theo ông Nghĩa, tỉnh sẽ lập Ban nghiên cứu phục hồi và phát triển kinh tế; duy trì một số hoạt động dịch vụ, tập trung kênh kết nối tiêu thụ nội địa và xuất khẩu; tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động “4 tại chỗ” linh hoạt, nhất là các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp ngành chế biến thủy sản và chế biến lương thực xuất khẩu; thực hiện các dự án đầu tư có trọng tâm…

Để đảm bảo sản xuất trong tình hình dịch bệnh Covid-19, tỉnh yêu cầu các doanh nghiệp tiếp tục thực hiện phương án “4 tại chỗ”; Sở Công Thương chịu trách nhiệm chính trong tham mưu kịch bản thực hiện chủ trương này trong tình hình mới và từng bước tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Đối với tiêu thụ nông sản, thuỷ sản, tình hình bắt đầu có khởi sắc hơn, tín hiệu mừng là các đầu mối lớn từng bước mở cửa hoạt động trở lại, lưu thông cơ bản ổn định. Tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường phối hợp với Sở Công Thương, các địa phương để nắm tình hình hoạt động doanh nghiệp và tiêu thụ nông sản, thuỷ sản, tham mưu kế hoạch tái sản xuất nông nghiệp từ đây đến cuối năm.

Các địa phương phải chủ động phối hợp các sở, ngành tỉnh và có kế hoạch tái sản xuất, ứng phó thiên tai, mưa bão…Từ ngày 11-14/9, Tổ công tác, Bộ phận giúp việc hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ, lưu thông nông sản và nguyên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp trong tình hình dịch COVID-19 của tỉnh đã hỗ trợ, kết nối tiêu thụ hơn 500 tấn nông sản, thuỷ sản, trong đó rau, củ, quả là 366 tấn, trái cây là 21,7 tấn, thủy sản là 112 tấn. Thông qua web https://htx.cooplink.com.vn/, từ ngày 11-14/9 đã tiêu thụ tổng cộng 648 tấn, trong đó gạo 200 tấn, rau, củ 410 tấn, trái cây 38,8 tấn.

Về tiêu thụ qua thương mại điện tử, 02 sàn: Voso.vn, Postmart.vn đã tiêu thụ 482 tấn nông sản. Trong những ngày tới, tiêu thụ nông sản qua sàn thương mại điện tử có nhiều tín hiệu khởi sắc, nhất là tại TP.HCM đang mở rộng hoạt động cho đội ngũ giao hàng, do đó Sở Công Thương sẽ tiếp tục kết nối các sàn Tiki, Gigamall để tiêu thụ nông sản, thuỷ sản trên địa bàn tỉnh. Công ty xuất khẩu Vina T&T thống nhất đặt mua 239 tấn nông sản các loại của Đồng Tháp để làm các hoạt động thiện nguyện.

Tin cùng chuyên mục

Vietcombank ra mắt thẻ Vietcombank Visa Infinite

Vietcombank ra mắt thẻ Vietcombank Visa Infinite

(PLVN) -  Vietcombank vừa ra mắt Thẻ tín dụng cao cấp Vietcombank Visa Infinite với bộ đôi thiết kế thẻ độc đáo, tuyệt mỹ. Sự kiện này một lần nữa khẳng địnhvị thế dẫn đầu trong lĩnh vực thẻ của Vietcombank tại Việt Nam, là dấu ấn quan trọng trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 60 năm thành lập ngân hàng (1963 – 2023).

Đọc thêm

Vì sao nhiều địa phương xin giảm kế hoạch vốn vay lại?

Các địa phương cần đánh giá đúng khả năng giải ngân của các dự án để đề xuất giao kế hoạch vốn phù hợp. (Ảnh minh họa)
(PLVN) -Tính đến ngày 31/8/2023, có 33 địa phương đề nghị điều chỉnh dự toán vốn vay lại dẫn đến thay đổi mức vay của từng địa phương so với mức được Quốc hội đã quyết định. Bộ Tài chính vừa có Văn bản 13094/BTC-QLN đề xuất Chính phủ một số giải pháp để hạn chế tình trạng này trong thời gian tới.

Khánh Hòa: Tập trung đôn đốc thu hồ nợ thuế!

Khánh Hòa: Tập trung đôn đốc thu hồ nợ thuế!
(PLVN) -  Trong tổng số 1.299 tỷ đồng nợ thuế, tăng 2,6% so với so với thời điểm 31/12/2022, nợ có khả năng thu là 1.019 tỷ đồng, tăng 9,1%. Cục Thuế Khánh Hòa đang tập trung đôn đốc thu hồi nợ.

Chính sách tài chính vượt qua thách thức, hướng tới phát triển bền vững

Quang cảnh diễn đàn.
(PLVN) - Ngày 30/11, tại TP Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), Bộ Tài chính, Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ), Liên minh châu Âu (EU), Bộ Hợp tác kinh tế và phát triển liên bang Đức (BMZ) phối hợp tổ chức diễn đàn Tài chính Việt Nam 2023, với chủ đề “Chính sách tài chính vượt qua thách thức, hướng tới phát triển bền vững”.

Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc: Giúp 'mở đường', chủ động kiến tạo phát triển

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng
(PLVN) - Với 6 nhận diện, đề xuất có tính mới, theo Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng, Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TDMNPB) thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 có ý nghĩa quan trọng, giúp “mở đường”, chủ động kiến tạo phát triển, với tư duy mới, tầm nhìn mới để tạo ra cơ hội mới, động lực phát triển mới và giá trị mới cho vùng..

Bình Dương tổ chức Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis Châu Á 2023

Bình Dương tổ chức Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis Châu Á 2023
(PLVN) -Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á Horasis 2023 là cơ hội để các tổ chức, các doanh nghiệp, các nhà quản lý tại Bình Dương tiếp cận và nắm bắt kịp thời các xu thế, công nghệ tiên tiến nhằm phục vụ xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của Bình Dương.

Quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử: Sẽ xây dựng mô hình quản lý hiện đại, hiệu quả hơn

Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tuyến và trực tiếp tại 477 điểm cầu với sự tham dự của đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Tổng cục Thuế; lãnh đạo và các đơn vị chức năng thuộc 63 Cục Thuế tỉnh và 413 Chi cục thuế.
(PLVN) - Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành, cùng với sự phát triển nhanh chóng, bùng nổ cùng nhiều hình thức mới của thương mại điện tử (TMĐT) trong thời gian qua đã đặt ra những thách thức mới, không nhỏ đối với cơ quan thuế các cấp trong công tác quản lý thuế…

Thị trường CPTPP đang gia tăng phòng vệ thương mại

Ảnh minh họa.
(PLVN) -Nhờ có CPTPP (Hiệp định đối tác toàn diện xuyên Thái Bình Dương), hàng Việt đã gia tăng mạnh mẽ tại các quốc gia thành viên, đáng kể nhất là các nước châu Mỹ chưa từng có bất kỳ một hiệp định thương mại tự do (FTA) nào với Việt Nam.

Gỡ vướng tại cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn

Cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn đang được các nhà thầu nỗ lực thi công. (Ảnh: Đèo Cả).
(PLVN) -Cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn là dự án có tổng mức đầu tư lớn nhất trong các dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông đang được triển khai. Hiện nhà thầu đang nỗ lực thi công, nhưng vấn đề về mỏ vật liệu, mặt bằng đang là “điểm nghẽn”. Chủ đầu tư, nhà thầu và chính quyền địa phương đang quyết liệt vào cuộc để gỡ các “điểm nghẽn” này.

Áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu: Khoảng 14.600 tỷ đồng thuế thu bổ sung từ 122 tập đoàn quốc tế đầu tư tại Việt Nam

Áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu: Khoảng 14.600 tỷ đồng thuế thu bổ sung từ 122 tập đoàn quốc tế đầu tư tại Việt Nam
(PLVN) - Theo số liệu quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) năm 2022, Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) tính toán sơ bộ có khoảng 122 Tập đoàn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam chịu ảnh hưởng của Quy định bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn (QDMTT) và số thuế bổ sung ước tính thu được khoảng 14.600 tỷ đồng.