Động thái 'làm mát' căng thẳng trong vấn đề hạt nhân của Iran

Một địa điểm liên quan đến hoạt động sản xuất hạt nhân của Iran. Ảnh: Modern Diplomacy
Một địa điểm liên quan đến hoạt động sản xuất hạt nhân của Iran. Ảnh: Modern Diplomacy
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Một thỏa thuận vào phút cuối giữa Iran và cơ quan giám sát hạt nhân của Liên hợp quốc đã làm dấy lên hy vọng Tehran có thể sớm quay lại bàn đàm phán với Mỹ để khôi phục thỏa thuận hạt nhân vốn bị cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định rút khỏi vào năm 2018.

Theo Thỏa thuận vào năm 2015, các cường quốc hứa sẽ chấm dứt các lệnh trừng phạt quốc tế để đổi lại việc Tehran chấm dứt một số công việc hạt nhân của mình. Nhưng Mỹ, dưới thời Tổng thống Donald Trump, đã quyết định rút khỏi Thỏa thuận này vào năm 2018,

Hiện Iran đã đồng ý để Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) sử dụng thiết bị giám sát tại khu vực hạt nhân của nước này. Giám đốc IAEA Rafael Grossi đã có mặt tại Tehran vào Chủ nhật trong bối cảnh căng thẳng giữa Iran và phương Tây gia tăng về chương trình hạt nhân của Iran.

Hai bên cũng đã nhất trí tiếp tục hội đàm tại Vienna (Áo) cũng như tại Tehran, sau các cuộc thảo luận giữa ông Grossi và người đứng đầu cơ quan hạt nhân mới được bổ nhiệm của Iran Mohammad Eslami.

Về vấn đề các thanh sát viên Liên hợp quốc tiếp cận các địa điểm hạt nhân của Iran, cơ quan này đã được phép bảo dưỡng các thiết bị đã được xác định và thay thế phương tiện lưu trữ của chúng, sẽ được lưu giữ tại Iran.

Tehran vẫn giữ tất cả các đoạn băng ghi hình hoạt động tại các địa điểm của mình và trước đó đã cấm các thanh sát viên xem lại các đoạn video về các hoạt động của họ cho đến khi Thỏa thuận hạt nhân năm 2015 được kích hoạt trở lại.

Trong khi đó, Iran tiếp tục làm giàu một lượng nhỏ uranium đến mức gần nhất với độ tinh khiết để sản xuất vũ khí khi kho dự trữ của nước này tiếp tục tăng lên.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam

Hình ảnh tại hội thảo.
(PLVN) - Hội thảo nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức về ngành sản xuất chất bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam, hỗ trợ phát triển năng lực chuyên môn, nghiên cứu của nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam; tạo ra các cơ hội việc làm, thực tập và đào tạo cho sinh viên và các chuyên gia Việt Nam tại Nhật Bản...

Ưu điểm 'xe tăng tốt nhất thế giới' của Nga

Một mẫu xe tăng hiện đại hoá từ nguyên mẫu T-72 của Nga.
(PLVN) - Dù có thiết kế rất đơn giản nhưng xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 của Nga là xe tăng tốt nhất thế giới, hãng tin Sputnik dẫn lời nhà báo Brandon Weichert trên ấn phẩm The National Interest (TNI) của Mỹ khẳng định.

Vì sao UNESCO khuyến nghị bảo tồn di sản nghe nhìn?

Hoạt động kiểm kê phim tại Kho lưu trữ UNESCO. (Ảnh: UNESCO)
(PLVN) - Di sản nghe nhìn là những tư liệu quý giá về lịch sử, văn hóa và sự phát triển của con người. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số cùng với các nguy cơ tự nhiên và nhân tạo đang đe dọa sự tồn tại của các tài liệu này. Nhận thức được điều đó, UNESCO đã không ngừng thúc đẩy các sáng kiến bảo tồn di sản nghe nhìn, nhằm đảm bảo tính bền vững và khả năng tiếp cận cho các thế hệ tương lai.