Đồng Nai tổ chức họp liên ngành để xử lý 20 cá thể hổ Bengal và 1 cá thể báo đã chết

Đồng Nai tổ chức họp liên ngành để xử lý 20 cá thể hổ Bengal và 1 cá thể báo đã chết
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngày 3/10, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) Đồng Nai cho biết đã tổ chức cuộc họp liên ngành với Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường - Công an tỉnh, UBND TP Biên Hòa, Chi cục Kiểm lâm Đồng Nai, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh và Hạt Kiểm lâm TP Biên Hòa để thống nhất phương án xử lý đối với 21 cá thể hổ, báo bị chết .

Theo xác minh của Cục Kiểm lâm, ngày 10/9 đã ghi nhận tổng số đàn hổ có tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Khu du lịch sinh thái Vườn Xoài là 42 cá thể hổ, 2 báo đen, nguồn gốc là nhập khẩu (được phép nuôi nhốt). Hiện tại, còn 22 cá thể hổ và 1 cá thể báo còn sống.

Từ ngày 8/9 hổ bắt đầu có biểu hiện ban đầu bỏ ăn, sốt, đến ngày 30/9 có 20 cá thể và 1 cá thể báo bị chết. Qua mổ khám nghiệm của Chi cục Chăn nuôi và Thú y Đồng Nai xác định, các cá thể chết do mắc bệnh lý về phổi (3 cá thể chết). Mẫu phủ tạng của cá thể chết được Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Đồng Nai gửi Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương 1 từ ngày 26/9 để xét nghiệm virus H5N1, đến ngày 30/9 chưa có kết quả.

Khu vực bảo quản lạnh các cá thể hổ, báo đã chết

Khu vực bảo quản lạnh các cá thể hổ, báo đã chết

Theo Công ty Trách nhiệm hữu hạn Khu du lịch sinh thái Vườn Xoài, 20 cá thể hổ và 1 cá thể báo bị chết được lưu trong container đông lạnh. Tổng khối lượng khoảng từ 1.650 đến 1.970kg. Tuy nhiên, do số lượng quá nhiều nên container không đảm bảo đủ độ lạnh, bắt đầu bốc mùi hôi. Do đó, Công ty TNHH Khu du lịch sinh thái Vườn Xoài xin ý kiến chỉ đạo sớm được tiêu hủy đối với 20 cá thể hổ Bengal, 1 cá thể báo đen bị chết nhằm ngăn chặn dịch bệnh, tránh gây ô nhiễm môi trường.

Trước đó, khi được thông tin về sự việc 20 cá thể hổ Bengal và 1 cá thể báo đã chết, Viện Pasteur TPHCM phối hợp cùng ngành Thú y và Kiểm lâm áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế nguy cơ lây nhiễm sang người; điều tra, xác định người 30 người đã có tiếp xúc gần để theo dõi sức khỏe, bao gồm cả nhân viên trực tiếp chăm sóc thú và người có liên quan; truyền thông phòng chống dịch bệnh cúm gia cầm tại khu vực có nguy cơ; Thành lập đoàn giám sát và báo cáo cấp có thẩm quyền về tình hình nguy cơ dịch bệnh cúm A/H5N1 trên địa bàn.

Hổ đang được nuôi nhốt tại Công ty TNHH Khu du lịch sinh thái Vườn Xoài

Hổ đang được nuôi nhốt tại Công ty TNHH Khu du lịch sinh thái Vườn Xoài

Theo khoản 5, Điều 13, Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ quy định: “Trường hợp cá thể động vật hoang dã bị chết trong quá trình nuôi, chủ cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học phải báo cáo với cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận và quyết định xử lý theo một trong các phương án sau:

Chuyển giao cho cơ quan khoa học, cơ sở đào tạo, giáo dục môi trường, bảo tàng chuyên ngành để nghiên cứu, lưu giữ, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng;

Tiêu hủy đối với trường hợp cá thể động vật hoang dã chết do bị bệnh dịch hoặc không thể xử lý theo phương án trên."

Do đó, Sở TN-MTđề nghị Công ty TNHH Khu du lịch sinh thái Vườn Xoài phối hợp các đơn vị có chức năng xác định rõ nguyên nhân chết của 18 cá thể động vật hoang dã quý hiếm bị chết; đồng thời bổ sung kết quả xét nghiệm H5N1 của mẫu phủ tạng của 3 cá thể chết, trước ngày 8/10 để tiếp tục phối hợp các đơn vị có liên quan xử lý theo quy định.

Trong khi chưa có phương án xử lý các cá thể động vật bị chết, đề nghị Công ty TNHH Khu du lịch sinh thái Vườn Xoài tiếp tục thực quản lạnh nhằm bảo đảm mẫu vật được nguyên vẹn, thực hiện các biện pháp tiêu độc khử trùng nhằm tránh lây lan dịch bệnh đến các loài khác trong khu du lịch.

Đọc thêm

Đà Lạt sẽ lắp camera năng lượng mặt trời bảo vệ rừng

Đà Lạt sẽ lắp camera năng lượng mặt trời bảo vệ rừng
(PLVN) - Từ nay tới cuối năm 2024, lực lượng Kiểm lâm TP Đà Lạt (Lâm Đồng) sẽ lắp đặt hệ thống camera năng lượng mặt trời tại các khu vực trọng điểm phá rừng, lấn chiếm đất rừng để nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng, theo ông Lê Thái Sơn - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm TP Đà Lạt.

Siêu bão Krathon đi vào biển Đông

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão Krathon. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, sáng sớm nay, 1/10, bão Krathon đã đi vào vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông, mạnh lên cấp 16 (cấp siêu bão).

Bắc Ninh 'tuyên chiến' với một số 'điểm nóng' ô nhiễm

Một cơ sở sản xuất giấy tại phường Phong Khê, TP Bắc Ninh. (Ảnh: Khương Lực)
(PLVN) - Thời gian qua, Cụm công nghiệp (CCN) Phú Lâm (huyện Tiên Du), phường Phong Khê (TP Bắc Ninh) và xã Văn Môn (huyện Yên Phong) được đánh giá là một số “điểm nóng” về ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Tuy nhiên, với sự vào cuộc của các cơ quan ban, ngành nhiều giải pháp chế tài đã được ban hành, áp dụng; từ đó, tình trạng ô nhiễm môi trường tại các “điểm nóng” này đã dần “hạ nhiệt”.

Tuổi trẻ Thủ đô lan tỏa tình yêu thiên nhiên đến cộng đồng

Hàng trăm tình nguyện viên tham gia dọn rác trong sự kiện Ngày hội Dọn rác Thế giới 2024. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Trong những ngày cuối tuần qua, hàng trăm tình nguyện viên ở đủ các độ tuổi đã tham gia các chương trình bảo vệ môi trường như dọn rác, thu gom, tái chế rác… Những hành động dù nhỏ bé nhưng có ý nghĩa lớn lao, góp phần lan tỏa thông điệp về tình yêu thiên nhiên, thúc đẩy nhận thức cộng đồng và thói quen ứng xử thân thiện với môi trường, vì một Thủ đô xanh.

Tuần này Bắc Bộ chuyển mát, có nơi chuyển rét

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, do chịu tác động của không khí lạnh, trong tuần này (30/9-6/10) khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời chuyển mát, đêm và sáng trời lạnh; riêng vùng núi Bắc Bộ trời rét.

Sông Hồng - 'thủy quái' dưới phù sa

Nước sông Hồng dâng cao do cơn bão Yagi. (Nguồn: Reuters/ Đức Tâm)
(PLVN) - Sông Hồng mang phù sa về châu thổ, nhưng không phải là con sông hiền hòa mà rất hung dữ, với những trận lụt lớn và cuốn phăng mọi thứ ra Biển Đông.

Hà Nội nỗ lực tái thiết cây xanh

Cây xanh tại phố Lý Thái Tổ, Hà Nội được dựng trồng lại, chồi non đang mọc lên ở gốc cây lớn. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Sau cơn bão số 3, khi hơn 40.000 cây xanh bị gãy, đổ, Hà Nội không chỉ mất đi vẻ đẹp mà còn đánh mất một phần lá chắn tự nhiên, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống và khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu. Trước tình hình này, thành phố đã nhanh chóng triển khai kế hoạch tái thiết cây xanh, nhằm phục hồi diện mạo và xây dựng lại lá chắn xanh bền vững cho Thủ đô.

Chống ô nhiễm nhựa: Cần phát huy vai trò 'đầu tàu' của Thủ đô

Rác thải nhựa ở Thủ đô rất cần giải pháp, quyết sách mạnh mẽ hơn. (Ảnh: Nam Nguyễn)
(PLVN) - Trong tháng 9, nhiều dự án chống ô nhiễm nhựa đã được khởi động tại các tỉnh, thành ở Việt Nam, với sự tham gia của các tổ chức quốc tế và các cơ quan, tổ chức trong nước. Các dự án này nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm nhựa, mối đe dọa nghiêm trọng đối với môi trường và sức khỏe con người, đặc biệt là tại các khu vực đô thị và ven biển.