Đông không lạnh

Truyện ngắn Tiết Thị Minh Hà
Truyện ngắn Tiết Thị Minh Hà
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Chị một mình co ro trong gian nhà trọ tạm bợ của người dân sống gần khu trại giam. Chỉ một cái chăn đơn mỏng manh với chiếc chiếu trải lên ổ rơm, bình thường chắc chị không chịu nổi bởi từ bé chị đã rất sợ mùa đông, sợ những cơn gió rét buốt đến tím người. Nhưng hôm nay, chị không còn sợ nữa, vì trong kia, con của chị đang cô đơn trong tâm trạng của những kẻ tù tội.

Hôm nay đúng là chị bước chân trái ra cổng. Buổi sáng tranh thủ bán nốt chỗ hàng còn ế từ hôm qua nên đến quá trưa chị mới về nhà. Lo cho con gái xong, vội vàng ăn tạm bát cơm nguội rồi đi thăm nuôi con trai. Đã thế chiếc xe máy cà tàng lại dở chứng dọc đường, dắt bộ đi giữa trời lạnh mà còn toát cả mồ hôi mới gặp được quán sửa xe. Từ ngã ba rẽ vào trại giam còn ba cây số nữa mà đã hơn bốn giờ chiều. Chị vội vàng nhấn tay ga cho xe chạy nhanh thêm chút nữa. Chị nhìn thấy từ đằng xa, một chiếc xe thùng bịt kín đang từ từ đi ra. Chị chợt thấy đau nhói trong ngực, tay lái loạng choạng. Chị hốt hoảng phanh gấp làm cả người và xe đổ kềnh xuống vệ đường. Cũng may chỉ bị trầy xước nhẹ. Vào đến trại giam cũng là lúc hết giờ thăm gặp.

Nhìn cậu cán bộ quản giáo chỉ hơn đứa con lớn của mình vài tuổi, chị nói bằng giọng năn nỉ:

- Cháu ơi, bác ở tận Thái Nguyên lên đây thăm con, vì xe hỏng giữa đường nên không kịp giờ, cháu có thể linh động giúp bác gửi cho em nó ít đồ được không? Để bác còn kịp về trong đêm.

Người quản giáo quay lại, nhìn chị từ đầu xuống chân rồi nói:

- Đã hết giờ thăm gặp, mời bác về cho.

Chị ngượng ngùng rụt vội mấy ngón chân vào đôi dép tổ ong to quá cỡ, để giấu đi những cái móng nom như những vẩy ốc, buồn rầu nói tiếp:

- Chờ đến thứ sáu thì lâu quá cháu ạ. Ở nhà bác còn đứa con gái tật nguyền không ai chăm sóc, cháu giúp bác được không? Vừa nói chị vừa bí mật nhét tờ tiền vào túi áo của người quản giáo.

- Thôi được, bác chờ ở đây, để cháu đi hỏi xem có được không.

Khoảng hai mươi phút sau thì người quản giáo kia quay lại nói:

- Quản giáo trực buồng giam đã nghỉ nên bác phải đợi đến mai. Bởi bác là trường hợp đặc biệt nên ban giám thị mới linh động cho bác gặp, chứ theo nội quy thì đúng thứ ba và thứ sáu hằng tuần mới là ngày thăm nuôi phạm nhân.

Nhìn trời đang tối dần, chị thấy vô cùng lo lắng. Giờ ở lại thì biết đi đâu mà nghỉ, còn con Luyến ở nhà tối nay thì sao đây? Thấy nét băn khoăn hiện rõ trên mặt chị, người quản giáo vội hỏi:

- Bác về hay ở lại chờ đến mai?

Giọng chị buồn bã:

- Về thì biết bao giờ mới lên thăm được nó đây. Từ hồi nó chuyển lên trại này tới giờ, đây là lần thứ hai bác lên với nó cháu ạ.

Nói đến đây giọng chị nghẹn lại. Nhìn người quản giáo, chị nói với giọng rụt rè:

- Cháu cho bác gọi nhờ một cuộc điện thoại có được không?

Người quản giáo đưa chiếc điện thoại cho chị nhưng chị lắc đầu:

- Bác không biết sử dụng nó đâu, nhờ cháu gọi hộ theo số này cho bác với.

Nghe thấy tiếng chuông đầu dây bên kia, người quản giáo đưa máy cho chị. Chị ý tứ đứng xa một chút gọi về, dặn dò, nhờ vả cô hàng xóm quan tâm giúp đứa con gái tật nguyền, rồi trả lại điện thoại cho người quản giáo, không quên nói lời cảm ơn. Chị uể oải quay ra chỗ để xe.

- Bác bỏ quên túi này.

Tiếng anh quản giáo sau lưng làm chị giật mình quay lại:

- À, bác xin. Cảm ơn cháu nhiều.

Chưa đợi chị nói dứt câu, anh quản giáo dặn dò:

- Bác nghỉ ở đâu thì nhớ gần khu vực trại, để sáng mai còn vào sớm. Bác đưa sổ thăm gặp đây, mai cháu đưa lên ban giám thị sớm.

- Ôi quý hoá quá, được cháu giúp cho thật là may mắn.

Nói xong chị liền mở túi lấy quyển sổ, cậu quản giáo đưa tay đón lấy quyển sổ rồi ân cần hỏi chị:

- Thế bác đã có chỗ nghỉ qua đêm chưa? Nếu chưa, bác ra ngay bên ngoài cổng trại mấy trăm mét, có nhà chị bán quán cơm bình dân nghỉ tạm. Quán cơm có biển hiệu là Minh Tâm, bác nhớ nhé.

Thoáng nghĩ đến số tiền ít ỏi còn lại trong túi để mai gửi lưu ký cho con, giờ lại phải bớt xén để trả tiền trọ qua đêm, chị khẽ thở dài. Nhưng cậu quản giáo đã nói thế mà từ chối thì e không tiện.

***

Hai năm trước, bị lão chồng đuổi nên chị và con Luyến phải đi thuê nhà để ở. Luyến bị bệnh down bẩm sinh, sự hiểu biết và giao tiếp đều chỉ ở mức trẻ mới lên hai, bập bẹ đôi ba từ, lắm hôm trở trời nó gào rú, làm phiền đến hàng xóm. Vì thế là chị phải thay đổi chỗ ở mấy lần. Chị không có việc làm ổn định, hằng ngày chỉ biết trông vào chợ búa.

Năm ấy, thằng Luân mới mười lăm tuổi, ở với bố. Phải xa mẹ, nó rất buồn. Từ hôm bố nó đưa người đàn bà khác về sống chung, nó bỏ lên ở với chị. Thấy con trở về chị mừng lắm. Mẹ con, anh em lại được đoàn tụ. Nó còn biết ra chợ, phụ chị việc hàng quán. Cả chợ ai cũng khen thằng bé ngoan ngoãn. Mẹ con cứ thế, quấn quýt bên nhau, tiếng cười chật cả gian nhà. Nhưng rồi...

Ngày hay tin con bị bắt vì can tội trộm cắp tài sản, chị tưởng như mình không thể vượt qua nổi. Mấy ngày liền chị như điên, như dại, chạy các ngả các nơi xem con mình bị nhốt ở đâu. Nó mới có mười tám tuổi mà đã phải chịu cảnh tù đày, trái tim như bị bóp nát. Giận con làm chuyện dại dột cũng có mà xót con thì nhiều. Mỗi lần bưng bát cơm, chị lại nhớ đến tiếng cười của nó. Càng nghĩ chị càng nghẹn ngào.

Ngày xử án, chị đi từ rất sớm. Nhìn chiếc xe thùng kín mít chuyên dùng để chở tù nhân, chị như thấy mình ngộp thở. Con trai của chị đang ngồi trong đấy, ba tháng trời hai mẹ con không nhìn thấy nhau, lòng chị đau như có ai cào cấu.

Nhìn thấy con mình đi giữa hai cán bộ công an, đầu nó ngoái lại nhìn chị mà nước mắt giàn giụa. Cái còng số tám trên cổ tay nó bị một vệt nắng chiếu vào, lóe lên một tia sáng sắc nhọn cứa vào tim chị, chị ngã xuống rồi không biết gì nữa.

Không biết có phải vì lí do sức khỏe của mẹ phạm nhân hay còn vì lý do nào khác mà tòa án hôm ấy báo hoãn phiên xử.

Chẳng biết bằng cách nào mà tối hôm đấy, chị nhận được thư của con, cầm tờ giấy được xé từ vở học sinh, nhìn nét chữ lí nhí viết sát vào nhau, chị đã đọc trong nước mắt. Ngoài những lời ăn năn, hối hận và xin lỗi mẹ ra, thì nó chỉ mong chị hãy vì nó mà cố gắng giữ gìn, đừng suy nghĩ nhiều mà ảnh hưởng sức khỏe.

Lần hai ra tòa. Chị có vẻ bình tâm hơn. Thằng con chị cũng vì nghĩa cử với bạn bè mà thành tội phạm. Thằng Khiêm bạn nó làm mất tiền đóng học phí, sợ bị bố đánh và nhà trường đuổi. Vì thương bạn, thằng Luân trộm một chiếc xe máy của một cậu bé đang học cấp hai đi cắm lấy tiền để đưa cho bạn đóng học phí. Cậu bé kia trình báo mất xe, công an điều tra ra con chị.

Con chị bị kết án một năm tù giam. Lúc nghe tòa xử, tai chị như ù đi, tim như có vật gì đó đâm trúng. Chị được ai đó dìu ra ngoài phòng xử. Chị từ từ ngã người xuống chiếc ghế đá lạnh băng kê ngoài hành lang. Khi ánh mắt chạm phải chiếc xe thùng, chị bất chợt bật người ngồi dậy: “Mình phải cứng rắn lên, các con đang trông chờ nên không được phép ngã xuống vào lúc này”.

Chị chạy theo bám vào cửa xe thùng, nói với con mấy câu vội vàng:

- Nếu thương mẹ thì hãy yên tâm cải tạo cho tốt con nhé, bất cứ con chuyển đi trại nào, mẹ cũng theo con, sẽ luôn bên con, cùng con cố gắng.

Từ đấy, trong chị có một ám ảnh, hễ cứ nhìn thấy xe thùng chở phạm nhân chạy trên đường là ruột gan như bị ai xát muối.

***

Tiếng gà đã gọi sáng. Chị dậy gấp gọn chăn chiếu, sửa soạn lại túi đồ mua cho con, thấy rơi từ trong túi ra tờ tiền. Quá đỗi ngạc nhiên. Trong túi chị chỉ có duy nhất một tờ năm mươi nghìn thì chiều qua đã lén đút vào túi áo cho cậu quản giáo kia rồi, giờ sao nó lại nằm trong túi nhỉ. Chị chợt nhớ ra lúc mình quên túi ở phòng tiếp dân, người quản giáo cầm ra đưa cho chị. Thì ra cậu ấy đã đút vào túi trả lại tiền. Chị ngớ người, thấy ân hận và tự trách bản thân quá hồ đồ vì đã có những ý nghĩ không hay về cậu quản giáo. Định bụng đến giờ làm việc, chị sẽ đến cảm ơn cậu ta thay cho lời xin lỗi.

Chị tìm chủ nhà để thanh toán tiền trọ thì bà chủ nói:

- Không phải trả tiền đâu. Chị là người quen của quản giáo Minh mà.

Thấy chị không hiểu, thì bà chủ nhà nói tiếp:

- Chập tối hôm qua, quản giáo Minh gọi điện bảo có người quen lên xin ở nhờ qua đêm để sáng nay lên trại thăm nuôi con. Là người quen của quản giáo Minh nên mình không lấy tiền đâu - bà chủ nhà vừa nói vừa xua tay - chú Minh tốt lắm, thương người, lại hay giúp đỡ người nghèo nên ai cũng quý.

Một lần nữa chị lại ngạc nhiên. Lúc ở nhà khi nghe cô Thư hàng xóm “truyền đạt kinh nghiệm tế nhị” khi đi trại giam thăm nuôi, chị đã hoang mang. Hóa ra cả hai chị em đều lầm. Những giọt nước mắt cảm động xen lẫn ngượng ngùng tràn xuống má. Chị đưa tay quệt nhanh rồi vội bước ra ngoài.

Đã gần sáu giờ sáng, một vầng sáng báo hiệu bình minh đang bắt đầu.

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa. (Nguồn: ST)

Nghĩ ngợi ngày gió về

(PLVN) - Sáng thấy trời lạnh, tôi nói với con trai để ba chở đi học cho đỡ lạnh. Bình thường con trai tôi đang học lớp 6 phải đạp xe chừng 2km để tới trường. Con bảo, thích vậy cho chủ động và không phải ba mẹ đón đưa.

Đọc thêm

Cô gái violon

Ảnh minh họa. (Nguồn: V.H)
(PLVN) - Buông tay khỏi những nốt đàn, Nhật thở dài đứng lên. Người bố đi từ trong phòng ra. Nhìn ánh mắt Nhật, ông nói: “Mới gặp chút khó khăn đã…”. Người bố hiểu tâm trạng con qua tiếng đàn.

Suốt đời học làm thầy

Dẫu cho cuộc sống có đổi thay thế nào, vị trí, vai trò của một người thầy trong xã hội, trong hành trình trưởng thành của mỗi đứa trẻ là không thay thế được. (Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Những lúc không bận bịu lên lớp hay bài vở, giáo án, anh vẫn thường miệt mài xem gì đó trên điện thoại, soạn gì đó trên máy tính, lúi húi ghi chép gì đó trong quyển sổ tay nhỏ mang bên người. Bạn bè hỏi, anh bảo anh đang học. Bạn bè đôi khi đùa, sao đi làm thầy giáo rồi mà cứ học học nữa học mãi vậy, định học đến giáo sư à? Thì anh chỉ cười thủng thẳng: Sự học là sự nghiệp suốt đời mà.

Những gì còn lại

Hình minh họa. (Nguồn: JV)
(PLVN) - Thi thoảng thầy kể về một câu chuyện nào đó của những năm về trước vô tình tôi bắt gặp hình ảnh của chính mình trong đó, chỉ thế thôi không cụ thể một niềm nhớ nào.

Thống Linh và tôi

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Lúc còn là trẻ con, chắc hẳn ai cũng thích chơi trò cô dâu, chú rể. Chỉ là sau này đến tuổi biết ngại ngùng, người ta mới đâm ra rụt rè trước những lời gán ghép vợ chồng. Tôi cũng chẳng là ngoại lệ, hồi học lớp một, tôi khoái làm cô dâu vô cùng. Một ngày tôi đòi làm đám cưới cả chục lần với thằng Thống Linh hàng xóm. Thống Linh chắc cũng thích làm chồng tôi, vì chẳng bao giờ nó tỏ ra khó chịu trước lời những đề nghị kết hôn trắng trợn ấy.

Bánh đúc không xương

Bánh đúc không xương
(PLVN) - Sau ngày giỗ đầu của mẹ tôi, bố mời mọi người đến họp gia đình. Trong cuộc họp, tiếng ông nội sang sảng quyền lực, tiếng chú Hảo buông bải nước đôi, tiếng cô Hậu thẽ thọt xa xót. Chỉ có tiếng bố trầm lắng nhưng lại như những nhát búa nện vào trái tim đang tuổi nổi loạn của tôi.

Bay lên từ nước

Bay lên từ nước
(PLVN) - Màn đen hun hút, gió thổi rát mặt đêm. Bà Nhường cảm nhận chuyện chẳng lành với đàn cò nên đã gọi con trai dậy, cầm đèn pin ra vườn.

Sài Gòn trong cơn mưa…

Những cơn mưa Sài Gòn thường chọn cho mình giờ rơi khắc nghiệt nhất, ấy là buổi tan tầm.
(PLVN) - Nhiều người hay bảo thích ngắm mưa rơi. Vì nhìn mưa rơi sao mà tươi mát, mà dịu dàng đến thế, như một bản nhạc của đất trời.

Xuyên bão

Tranh minh họa của Văn Học
(PLVN) - Trận bão về sớm hơn thường lệ. Gió ầm ào gào rít như muốn tàn phá tất cả. Ngoài kia, cây cối bị vặn ngả nghiêng, rõa rượi, lá bị bứt xáo xác, bay chíu chít.

Về nhé bạn ơi!

Ảnh minh họa. (Nguồn: N.T)
(PLVN) - Cứ sáng sớm hơn 4 giờ bố sẽ gọi tôi dậy. Vệ sinh cá nhân xong là đi học. Nhà tôi cách trường hơn 10 cây số. Cả làng chỉ có mình tôi đi bộ nên sáng nào cũng vậy, bố đều đi cùng cho tới khi gặp được người đi chợ thì ông mới quay về.

Miền thơ ấu

Ảnh minh họa. (Nguồn: B.T)
(PLVN) - Sáng đi học, chiều vừa chăn bò, cắt cỏ. Nếu không cắt cỏ thì phải vơ lá. Thôi thì đủ các loại lá, lá tre, lá vải, gốc cây ngô, dây bù lào già (cây bí đỏ)… để về làm củi đun.

Báu vật của người già

Ảnh minh họa
(PLVN) - Có một lần, một người bạn của tôi đăng lên mạng thông tin “Tìm bố lạc”. Trong bài viết ấy, bạn nói rằng bố bạn đã bỏ nhà đi mấy hôm nay. Kèm theo thông tin ấy là tấm ảnh một người đàn ông hơn 65 tuổi, trông còn minh mẫn, nét mặt sáng sủa, hiền lành.

Thám tử

Ảnh minh họa - Nguồn: ST
(PLVN) - Gã thích đội mũ nỉ đen, mặc áo ba đờ xuy đen và đeo kính râm mỗi khi ra đường mà không cần biết đó là mùa đông hay mùa hạ.

Gánh hàng rong

Hàng rong gây thương nhớ. (Ảnh: Pinterest)
(PLVN) - Đó là lúc canh khuya sương lạnh, trên con đường vắng tanh, có người mẹ, người chị kẽo kẹt gánh hàng rong ra chợ. Ánh lửa bập bùng từ bếp lò than sáng lên màu hồng tươi trong đêm đen, chuyển động nhịp nhàng theo bước chân chạy lúp xúp, rong ruổi, đánh thức sự sống ngày mới.

Sốt nhẹ

Ảnh minh họa: PV
(PLVN) - Rồi thì trong họ cũng không biết được rằng tình cảm ai nặng hơn: một người vốn luôn vui vẻ, chân thành lại vì một người chỉ cần nhắc đến tên là rơi lệ; và một người vốn lúc nào cũng lạnh nhạt, hờ hững với đời lại trở thành một người lãng mạn, biết quan tâm. Tình yêu muôn loại, ta sẽ không thể nào biết được toàn tâm, toàn ý vì một người hay thay đổi vì một người, cái nào sâu nặng hơn.

Giọt thu

Tranh minh họa: Nguyễn Văn Học
(PLVN) - An đến khi những cơn mưa mùa thu vẫn lất phất gõ đều trên mái hiên gỗ. Quán nằm trong con hẻm nhỏ. Giàn hoa phong sương vẫn biêng biếc lá. Bao năm rồi, quán vẫn cũ kỹ nằm nghe tàu lửa chạy sầm sập qua. Những bản tình ca cũng da diết như ngày nào. Chỉ có người ta sẽ trôi vào guồng quay bất tận của thời gian rồi dần dà thay đổi, chứ cái quán này muôn đời vẫn vậy, trừ khi ông lão họa sĩ mất đi mà thôi.

Ngắm 'năm cửa ô Hà Nội' qua 3D

Không gian “Hà Nội vùng đứng lên” trong triển lãm 3D trực tuyến “Hỡi đồng bào Thủ đô!”. (Nguồn: BTC)
(PLVN) - Hướng đến kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I tổ chức triển lãm 3D trực tuyến “Hỡi đồng bào Thủ đô!”.

Khi mạng xã hội thành “sàn diễn”

Khi mạng xã hội thành “sàn diễn”
(PLVN) - Trong thời đại số hóa, mạng xã hội không chỉ là nơi kết nối và chia sẻ, mà còn trở thành “sân khấu” để nhiều người phô diễn. Sống ảo, "phông bạt" trên mạng đang dần trở thành một hiện tượng đáng lo ngại trong xã hội hiện đại.