Đồng Hỷ (Thái Nguyên): Bất chấp lệnh dừng, Mỏ sắt Cây Thị vẫn “ngang nhiên” hoạt động, khai thác, chế biến khoáng sản

Mỏ sắt Cây Thị có nhiều vi phạm nhưng vẫn ngang nhiên hoạt động
Mỏ sắt Cây Thị có nhiều vi phạm nhưng vẫn ngang nhiên hoạt động
(PLVN) - Mặc dù chưa có quyết định giao đất, cho thuê đất của UBND tỉnh Thái Nguyên nhưng Mỏ sắt Cây Thị ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên vẫn ngang nhiên hoạt động, bất chấp quy định, “đầu độc” môi trường làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình sinh hoạt, sản xuất của người dân xung quanh. Sự việc diễn ra nhiều năm, người dân phản ánh, ý kiến, bức xúc nhiều nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

Gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

Thời gian vừa qua, nhiều hộ dân sinh sống trên địa bàn xã Cây Thị và thị trấn Trại Cau (huyện Đồng Hỷ) vô cùng bức xúc phản ánh về tình trạng hoạt động, khai thác, chế biến tại Mỏ sắt Cây Thị.

Cụ thể, trong quá trình hoạt động trên địa bàn, Mỏ sắt Cây Thị dù bị cơ quan chức năng kiểm tra, xử phạt và yêu cầu dừng hoạt động sản xuất. Nhưng hiện nay mỏ sắt này vẫn ngang nhiên hoạt động tuyển rửa quặng, xả nước thải, bùn thải ra suối Ngàn Me – Thác Lạc gây ô nhiễm môi trường, bồi lấp lòng sông, làm ngập úng lúa và hoa màu, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của người dân.

Theo phản ánh của một số hộ dân sinh sống gần khu vực mỏ sắt, khu vực tuyển rửa quặng nói trên do Công ty Cổ phần Kim Sơn uỷ quyền cho Chi nhánh Mỏ sắt Cây Thị thực hiện từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, từ khi hoạt động, việc khai thác, vận chuyển khoáng sản của mỏ sắt này luôn gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường xung quanh và cả cuộc sống, sinh hoạt của người dân nơi đây, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Mỏ sắt trên vốn là một công trường tuyển rửa quặng đang hoạt động với quy mô lớn nên tiếng máy chạy ầm ầm, nguyên liệu chất cao sừng sững. Hoạt động chế biến quy mô như vậy nhưng hệ thống xử lý chất thải của họ lại đơn sơ, chưa đảm bảo đầy đủ về kỹ thuật, công tác bảo vệ môi trường. Chất thải từ mỏ chảy thẳng ra suối mà không được xử triệt để.

Tại đây, còn có tình trạng các xe ô tô vận chuyển quặng thường xuyên chạy ra vào mỏ sắt, ngày nắng thì bụi mù mịt, ngày mưa bùn đất nhầy nhụa trên mặt đường khiến việc đi lại của người dân rất vất cả và nguy hiểm. Mặc dù người dân nhiều lần phản ánh, nhưng tình trạng này đến nay vẫn chưa thuyên giảm.

Bất chấp lệnh dừng, vẫn ngang nhiên hoạt động

Liên quan đến những phản ánh tại Mỏ sắt Cây Thị, lãnh đạo phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đồng Hỷ cho biết, Mỏ sắt Cây Thị nằm trên địa bàn xóm Kim Cương, xã Cây Thị và tổ 16, thị trấn Trại Cau (huyện Đồng Hỷ) được Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên cấp Giấy phép khai thác khoáng sản số 1609/GP-UBND ngày 28/11/2011 cho Công ty cổ phần Kim Sơn. Các hoạt động sản xuất, chế biến tại đây sau đó được Công ty cổ phần Kim Sơn uỷ quyền cho Chi nhánh Mỏ sắt Cây Thị theo Giấy uỷ quyền số 120/GUQ/KS/2012 ngày 7/7/2012.

Đến năm 2014, Chi nhánh Mỏ sắt Cây Thị được UBND tỉnh Thái Nguyên cấp Giấy chứng nhận đầu tư để thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình phụ trợ phục vụ công trình khai thác, chế biến quặng sắt Mỏ sắt Cây Thị. Chi nhánh đã thoả thuận nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thuê đất của các hộ dân địa phương để lắp đặt máy móc thiết bị và tổ chức tuyển rửa quặng sắt từ năm 2015.

Hiện nay, Chi nhánh Mỏ sắt Cây Thị chưa kịp thời hoàn thiện các hồ sơ có liên quan về tài nguyên và môi trường, quá trình sản xuất có hiện tượng xả nước thải chưa xử lý đạt tiêu chuẩn ra môi trường, bị người dân phản ánh, đã được các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, nhắc nhở nhưng vẫn chưa kịp thời khắc phục.

Tại kết luận thanh tra số 63/KL-STNMT ngày 10/6/2019 của Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Nguyên nêu rõ: Chi nhánh Mỏ sắt Cây Thị chưa có đầy đủ hồ sơ sử dụng đất theo quy định như quyết định giao đất, cho thuê đất của UBND tỉnh…

Chi nhánh đã sử dụng khoảng 3000m2 đất để khai thác khoáng sản trong giai đoạn từ năm 2014-2015 và sử dụng khoảng 4,27ha đất nông nghiệp để lắp đặt các hệ thống tuyển rửa quặng sắt và các công trình phụ trợ, hoạt động từ đầu năm 2015 đến nay.

Chi nhánh chưa nộp tiền ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường theo quy định. Chi nhánh đã lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết đối với dự án xây dựng công trình phụ trợ phục vụ khai thác mỏ sắt nhưng hồ sơ chưa đáp ứng yêu cầu, chưa đầy đủ cơ sở pháp lý nên chưa được phê duyệt. 

Kết luận cũng chỉ rõ Chi nhánh xả nước thải có hàm lượng TSS vượt 9,74 lần, Mn vượt 1,27 lần, Fe vượt 1,16 lần so với cột B của QCVN 40:2011/BTNMT, với lưu lượng xả thải 78m3/ngày đêm. Việc chi nhánh tuyển rửa quặng sắt, xả nước thải chưa đạt quy chuẩn ra suối Ngàn Me là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng gây bồi đặp, ô nhiễm về hàm lượng TSS của nước suối Ngàn Me, suối Thác Lạc.

Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Nguyên đã yêu cầu dừng mọi hoạt động của Chi nhánh Mỏ sắt Cây Thị và kiến nghị UBND tỉnh Thái Nguyên xử phạt vi phạm hành chính đối với Chi nhánh Mỏ sắt Cây Thị - Công ty cổ phần Kim Sơn về hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn ra môi trường; Giao UBND huyện Đồng Hỷ, xã Cây Thị, thị trấn Trại Cau thường xuyên giám sát việc dừng hoạt động của chi nhánh này tại khu vực.

Tuy nhiên, qua kiểm tra giám sát vào các ngày 27/8/2019, 17/3/2020, 23/3/2020 của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đồng Hỷ và giám sát thường xuyên của xã Cây Thị, thị trấn Trại Cau vẫn phát hiện Chi nhánh Mỏ sắt Cây Thị của Công ty cổ phần Kim Sơn vẫn không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính của UBND tỉnh và kết luận thanh tra, còn làm ảnh hưởng đến môi trường và đất canh tác của một số hộ dân khu vực. Ngày 14/5/2020, Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với UBND huyện Đồng Hỷ kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra nhưng Chi nhánh này vẫn “ngoan cố” không chấp hành.

Để đảm bảo công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường, giải quyết dứt điểm tình trạng vi phạm của Chi nhánh Mỏ sắt Cây Thị, tại văn bản số 1006/UBND – TNMT ngày 2/8/2020, huyện Đồng Hỷ đã đề nghị UBND tỉnh Thái Nguyên xem xét Quyết định cưỡng chế buộc Chi nhánh Mỏ sắt Cây Thị phải thực hiện đúng quy định.

Việc Mỏ sắt Cây Thị hoạt động bất chấp quyết định của cơ quan chức năng đã khiến dư luận vô cùng bức xúc.
 Việc Mỏ sắt Cây Thị hoạt động bất chấp quyết định của cơ quan chức năng đã khiến dư luận vô cùng bức xúc.

Được biết, ngày 5/10/2020, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định số 3072/QĐ-XPVPHC đối với Chi nhánh Mỏ sắt Cây Thị thuộc Công ty cổ phần Kim Sơn. Theo quyết đinh, đơn vị này đã có 2 hành vi vi phạm hành chính gồm:

Không thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung và yêu cầu trong Kết luận thanh tra số 63/KL-STNMT ngày 10/6/2019 của Sở Tài Nguyên và Môi trường cụ thể: Tuyển rửa quặng sắt, xả thải chưa xử lý đạt quy chuẩn ra suối Ngàn Me, xã Cây Thị, là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bồi đắp, ô nhiễm; chưa có đầy đủ hồ sơ sử dụng đất theo quy định....

Trì hoãn, trốn tránh, không thi hành Quyết định số 1716/QĐ-XPVPHC ngày 21/6/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh xử phạt vi phạm hành chính. Ngoài xử phạt vi phạm hành chính với mức 260 triệu đồng, UBND tỉnh yêu cầu Chi nhánh Mỏ sắt Cây Thị phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường tại khu vực; chấm dứt mọi hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn ra môi trường.

Trước sự chỉ đạo của UBND tỉnh, huyện Đồng Hỷ cũng đã thành lập Tổ công tác để giám sát việc chấp hành các nội dung tại Kết luận thanh tra, quyết định xử phạt vi phạm hành chính và các văn bản liên quan. Nhưng đến nay Chi nhánh Mỏ sắt Cây Thị của Công ty cổ phần Kim Sơn vẫn "duy trì" tình trạng hoạt động như cũ, bất chấp pháp luật, sự chỉ đạo của cơ quan chức năng và cả những bức xúc, phản ánh của nhân dân.

Báo PLVN sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này.

Đọc thêm

Kiến nghị dừng dự án trồng và phục hồi rạn san hô ngoài biển Thừa Thiên Huế

Dự án phục hồi tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản được thực hiện trên vùng biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có văn bản đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) dừng triển khai hợp phần trồng, phục hồi san hô thuộc dự án phục hồi, tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản ngoài vùng biển Thừa Thiên Huế; do một số khó khăn trong công tác xây dựng định mức và tình hình thời tiết tại địa phương.

Bão số 9 suy yếu dần, miền Bắc chuyển lạnh

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, cơn bão số 9 đang có xu hướng suy yếu dần. Trên đất liền, do tác động của không khí lạnh, khu vực Bắc Bộ đêm và sáng mai trời lạnh, vùng núi có nơi trời rét...

Bão giật cấp 14 đổ bộ biển Đông

Dự báo vị trí,m hướng di chuyển của bão số 9. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - 7h hôm nay 18/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,2 độ Vĩ Bắc; 118,3 độ Kinh Đông, khu vực vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông. Trên đất liền, khoảng chiều tối và đêm nay, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến một số nơi ở khu Đông Bắc Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng các nơi khác...

Công bố Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021-2030

 Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) -  Quy hoạch xác định mục tiêu tổng quát là chủ động phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm và suy thoái môi trường; phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; ngăn chặn suy giảm và nâng cao chất lượng đa dạng sinh học, nhằm bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành của Nhân dân.

Xuất hiện bão mới gần biển Đông

Bão số 8 suy yếu ngay trên biển Đông. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, trong khoảng 24 giờ tới, bão số 8 sẽ suy yếu thành vùng áp thấp tại phía Tây Bắc khu vực Bắc Biển Đông. Tuy nhiên, gần biển Đông lại xuất hiện cơn bão có tên quốc tế là USAGI.

Khẩn cấp xử lý sự cố thủng đập thuỷ lợi ở Gia Lai

Đập hồ thuỷ lợi Ia Rằng huyện Chư Sê, Gia Lai, nơi xảy ra sự cố thủng bờ đập.
 (PLVN) - Trong quá trình kiểm tra thân đập, nhân viên công ty thuỷ lợi bất ngờ phát hiện vết thủng kéo dài tại thân đập tại hồ đập thuỷ lợi Ia Ring, xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) khiến nước tràn xuống hạ du gây ngập úng lúa, hoa màu… Người dân xung quanh lo ngại.

Hướng tới đạt thỏa thuận toàn cầu về rác thải nhựa

Sự bền vững của môi trường và hệ sinh thái biển đang đứng trước mối đe dọa to lớn từ ô nhiễm nhựa. (Ảnh minh họa. Nguồn: Bộ CT)
(PLVN) - Việt Nam sẽ tham gia vào cuộc đàm phán toàn cầu về ô nhiễm nhựa sẽ diễn ra tại Phiên họp thứ 5 (INC-5), từ 24/11 đến 1/12/2024 ở Busan, Hàn Quốc. Khi được thực thi, Thỏa thuận này có thể tác động mạnh mẽ đến kinh tế - xã hội, thúc đẩy một “cuộc cách mạng” trong sản xuất, tiêu dùng và quản lý rác thải nhựa trên toàn cầu.

Bão số 8 suy yếu dần

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão số 8. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, bão số 8 sẽ suy yếu dần và tan trên khu vực biển Đông.

Cập nhật mới nhất về cơn bão số 8 trên biển Đông

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão số 8. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, hồi 10h ngày 13/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,4 độ Vĩ Bắc; 116,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (62-88km/h), giật cấp 11.

Cảnh sát cứu 1 phụ nữ trong đám cháy rừng

Cảnh sát cứu 1 phụ nữ trong đám cháy rừng
(PLVN) - Trong quá trình dập tắt đám cháy rừng tại thành phố Yên Bái, Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) đã cứu sống 1 phụ nữ mắc kẹt trong đám cháy.