Dòng họ gần trăm năm chăm ngựa chở nước cho "vùng đất khát"

(PLO) - Giữa vùng quê quen mưu sinh bằng nghề nông nghiệp, gia đình anh Nguyễn Đức (SN 1965, xã Vạn Lương, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa) lại có một nghề khác biệt. Dòng họ anh Đức nhiều đời nay đã chăm bẵm những vó ngựa để chở nước tới cho miền đất hàng trăm năm thiếu nước.
Ngựa thồ nước
Ngựa thồ nước 
Trại ngựa lớn nhất tỉnh
Đến xã Vạn Lương, hỏi thăm trại ngựa của gia đình anh Nguyễn Đức, người dân từ già tới trẻ ai ai cũng biết, bởi đây là trại ngựa tư nhân lớn nhất tỉnh Khánh Hòa. Không giống như tưởng tượng của nhiều người, trại được xây dựng đơn sơ bằng gỗ, lợp mái tôn được ngăn cách nhiều ô. Cỏ tươi luôn được chất đống để phục vụ đàn ngựa. Nằm sát ngay cánh đồng chiêm trũng của vùng quê ven biển, đàn ngựa cũng được hít thở một không khí trong lành, mát mẻ. Trải qua hơn 10 năm phát triển, số lượng đàn ngựa ngày càng tăng, có thời điểm trại của anh lên tới 30 con. 
Anh Đức cho biết, trước đây trong gia đình chỉ có 2 – 3 con ngựa để phục vụ thồ hàng, vật liệu chở nước cho gia đình. “Mười năm trở lại đây thấy nuôi ngựa có giá trị về nhiều mặt trong cuộc sống nên tôi quyết định gom góp vốn mua nhiều về nuôi. Ngựa đặc biệt có giá trị trong việc cung cấp thịt và phục vụ khách tham quan du lịch. Xuất phát từ nhu cầu kinh tế mà dần dà số lượng ngựa ngày càng tăng. Cùng với việc mua về từ nhiều nơi và ngựa sinh sản được giữ lại nuôi, đàn ngựa ngày càng phát triển, sau đó gia đình mới làm chuồng và mở trại”, anh Đức cho hay.
Ngựa trong trại được mua từ rất nhiều nơi như Đà Lạt, Đắk Lắk, Đà Nẵng, Sài Gòn, Bà Rịa – Vũng Tàu… Trong đó nhiều nhất là Đà Lạt vì nơi đây ngựa đa dạng về chủng loại bao gồm cả ngựa lai và ngựa cỏ. Trong khoảng năm năm trở lại đây, anh cũng mở rộng giao dịch với chủ trại ở duyên hải miền Trung như Quảng Ngãi, Đà Nẵng để đưa ngựa nhập vào trại của gia đình. 
Việc tuyển chọn theo anh cũng khá đơn giản, không cầu kì như tại các trại chăn nuôi phục vụ cho ngành y. Theo anh Đức, ngựa chỉ cần nhanh nhẹn, tướng mạo trông khỏe mạnh là có thể mua. Vì ngựa rất ít mắc bệnh tật, nhiều lúc chỉ cần nghe tả hình dáng cũng có thể đồng ý đưa về. Điều quan trọng là giá cả phải hợp lí. Ngựa cũng là loài rất dễ nuôi, gia đình anh chỉ cho ăn cỏ và cám. “Những khi ngựa chạy đường dài thấm mệt, hoặc “thúc ngựa” mau lớn, có thể cho đường vào thức ăn và nước uống”, chủ trại nói.
Nuôi ngựa không lo thiếu việc
Ngoài đàn ngựa của gia đình, anh Đức cho biết, xã Vạn Lương có 5 -  6 hộ khác cũng nuôi, nhưng mỗi nhà chỉ một con để thồ hàng. Vì thế, người dân trong vùng đều đến nhà anh thuê ngựa khi cần. “Chở hàng bằng ngựa tiết kiệm được nhiều chi phí. Mỗi chuyến chở hàng giá cả thấp, đường xa hàng nặng thì có thể hơn trăm ngàn đồng. Còn bình thường, khách hàng chỉ mất khoảng vài chục ngàn đồng. Cũng vì vậy mà đàn ngựa của gia đình không thiếu việc làm mặc dù người dân đã sắm nhiều động cơ hay xe máy để vận chuyển”.
Ngựa của gia đình anh Đức thường bán cho các lái buôn, hoặc cho Trại nuôi ngựa lấy huyết thanh ở Suối Dầu. Anh cho biết, trong trại có ba loại khác biệt là ngựa bạch, ngựa màu, ngựa hồng bạch, trong đó, ngựa hồng bạch có nước da hồng, lông màu trắng có giá trị nhất, cả trong công việc lẫn trong mua bán. “Ngựa bạch hồng phải mua từ nước ngoài, cứ 3 tuổi được gọi là trưởng thành. Người ta mua ngựa về xẻ thịt ăn rồi lấy xương để nấu cao. Cao ngựa bạch hồng có giá trị trong việc chữa nhiều căn bệnh về phong khớp nên được thị trường khắp nơi ưa chuộng. Vì thế giá cả cũng rất cao, khoảng 70 triệu đồng/con. Còn ngựa trắng thì thấp hơn, dao động trong khoảng 25 – 30 triệu đồng, ngựa màu (lông đen, đỏ) thì chỉ 15 triệu đồng”, anh lý giải. Vừa qua trại của anh Đức cũng vừa xuất ba chú bạch hồng với giá cao ngất ngưởng và hai chú ngựa đen, thu vài trăm triệu đồng. 
Vó ngựa tung tăng trên “vùng đất khát”
Người chủ trại tự hào cho biết, vó ngựa của gia đình anh đã chạy vạn dặm trên mảnh đất Khánh Hòa. Đây là có thể coi là nghề gia truyền, đến nay đã được bốn thế hệ. Có một điều đặc biệt, giữa vùng quê miền biển, người dân sống bằng nghề trồng lúa và chài lưới, chỉ gia đình anh “sống chết” với nghề nuôi ngựa.
Anh Đức cho biết gia đình đã có bốn đời nuôi ngựa.
Anh Đức cho biết gia đình đã có bốn đời nuôi ngựa. 
Theo lời kể, dòng họ anh Đức hàng trăm năm trước đây đã sinh sống ở đất Ninh Hòa, chuyển vào Vạn Lương đến nay đã hơn 40 năm. Nghề nuôi ngựa có từ đời ông nội anh, nhưng lúc đó trong nhà chỉ nuôi một vài con dùng để thồ hàng tuyến Vạn Ninh – Ninh Hòa – Nha Trang. 
“Ngày đó, ngoài xe ngựa còn có xe lam, cũng có nhiều khó khăn nhưng ông nội tôi vẫn quyết tâm bám nghề mưu sinh, nhờ vậy mà ông tôi mới có thể nuôi nấng và lo toan cho tám người con của mình. Sau đó, chỉ có cha tôi là tiếp tục theo đuổi nghề nuôi ngựa. Từ số ngựa được thừa kế, cha tôi phát triển thành bầy khoảng 5 – 7 con. Nhiều năm ròng đàn ngựa được duy trì, nhưng để phát triển thành một đàn lớn thì không thể vì kinh tế còn nghèo khó”, anh kể.
Theo thời gian, nhiều phương tiện chuyên chở ra đời và thịnh hành, người dân không còn háo hức với việc dùng ngựa nữa. Vó ngựa cũng không còn nhộn nhịp trên đường quê như ngày nào. Tuy nhiên, xã Vạn Lương có điểm đặc biệt, từ thuở khai hoang lập địa vẫn sống trong cảnh thiếu nước ngọt dùng cho sinh hoạt. Người dân bấy lâu vẫn khao khát nguồn nước sạch dẫn về từ các công trình thủy lợi nhưng đến thời điểm hiện tại vẫn “khát”. Vì vậy, trên những tuyến đường địa phương, tiếng vó ngựa lóc cóc thồ hàng, chở nước trở thành hình ảnh thân thương và quen thuộc. “Cũng vì vậy mà vó ngựa hàng trăm năm nay vẫn tung tăng chạy trên “vùng đất khát”, anh Đức nói. 
Bốn đời gắn bó với đàn ngựa
Theo vị chủ trại, nuôi ngựa cũng là một thú chơi: “So với công việc đồng ruộng và ngoài khơi xa, việc chăm đàn ngựa có phần nhẹ nhàng hơn. Nuôi ngựa rất dễ, chỉ việc thả rông nơi ruộng đồng, cắt thêm cỏ và cám phụ thêm thì đàn ngựa sẽ chóng lớn. Ngựa sống ở vùng nông thôn, khí hậu trong lành nên cũng là điều kiện tốt, tránh được nhiều dịch bệnh. Hơn 40 năm nuôi ngựa để thồ hàng, xuất chuồng bán, chưa một lần ngựa trong gia đình tôi chết vì bệnh tật. Hơn nữa, được ngồi trên những chiếc xe ngựa, chứng kiến vật nuôi phi nước đại cũng là trải nghiệm thú vị giữa chốn này”.
Bao năm nay, đàn ngựa đã cho gia đình anh một cuộc sống thoải mái về kinh tế và tinh thần. “Từ ông nội đến cha tôi, nay là tôi, nghề nuôi ngựa cũng đã truyền được 95 năm. Vì thế, tâm nguyện của tôi là các con cháu sau này sẽ nối nghiệp, phát triển trại ngựa với quy mô lớn hơn nữa”, anh Đức tâm sự. Ba người con trai của anh đến nay ai nấy cũng sống với nghề nuôi ngựa. Hiện, trại ngựa của gia đình còn gần 20 con, cả ngựa con lẫn trưởng thành, sắp tới sẽ còn tăng thêm số lượng để phục vụ nhu cầu cuộc sống. 
Anh cho biết: Nghề nuôi ngựa không hề lỗi thời. Ngược lại, hiện nay, ngựa trở thành món hàng hiếm trên thị trường tiêu thụ và có sức hấp dẫn đối với khách tham quan du lịch. Tâm nguyện của anh là con cháu kế nghiệp, xây dựng thương hiệu cho đàn ngựa của gia đình, “khi ấy nghề nuôi ngựa mới thực sự bền vững”. Dự định của anh Đức cũng được những người con đồng tình ủng hộ. Người con trưởng cho biết: “Từ khi còn bé anh em chúng tôi đã gắn bó bên những chú ngựa. Đàn ngựa cũng mang lại thu nhập ổn định, nuôi sống các thành viên trong gia đình. Vì vậy tôi và các em mình nguyện theo nghiệp cha gắn bó với nghề”.  

Tin cùng chuyên mục

Những bản nhạc sầu thương đã vận vào đời nhạc sĩ Trúc Phương. (Nguồn: Amnhac.net)

Cuộc đời buồn của 'ông hoàng bolero' Trúc Phương

(PLVN) - Nhạc sĩ Trúc Phương nổi tiếng khoảng những năm 60 của thế kỷ trước với dòng nhạc bolero uyển chuyển, hấp dẫn. Mỗi câu hát, lời ca của ông đều gắn liền với thân phận con người trôi nổi, đau thương, buồn khổ. Có lẽ, âm nhạc đã vận vào cuộc đời của nhạc sĩ Trúc Phương “chữ tài đi với chữ tai một vần”.

Đọc thêm

Nhạc Trịnh qua phong cách jazz

Nhạc Trịnh qua phong cách jazz do ca sĩ Quỳnh Phạm thể hiện vừa phóng khoáng vừa có chút tự sự. (Ảnh: Hanoi Blues Note)
(PLVN) - Trong Album “Rồi như đá ngây ngô”, 5 ca khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được ca sĩ Quỳnh Phạm thể hiện theo phong cách jazz của riêng cô, vừa có chút phóng khoáng vừa có chút tự sự, trong không khí lắng đọng đến từ những trải nghiệm cuộc đời.

Phần thi mới lạ xuất hiện ở Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024

Phần thi mới lạ xuất hiện ở Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024
(PLVN) - Cuối tuần qua, tại TP HCM, các thí sinh Hoa hậu Quốc gia Việt Nam tham gia 2 phần thi: Người đẹp tài năng và Người đẹp nữ công gia chánh. Phần thi Người đẹp nữ công gia chánh là phần thi mới lạ, mang tinh thần tôn vinh văn hóa và truyền thống của người phụ nữ Việt.

Dương Trà Giang đăng quang Hoa hậu Sinh viên Việt Nam 2024

Dương Trà Giang đăng quang Hoa hậu Sinh viên Việt Nam 2024
(PLVN) - Tối 15/12, tại Quảng trường Biển Marina Bay, TP Hạ Long, Quảng Ninh, vượt qua 26 thí sinh nổi bật, Dương Trà Giang, người đẹp đến từ Trường Quản trị và Kinh doanh - Đại học Quốc Gia Hà Nội xuất sắc đăng quang, trở thành tân Hoa hậu cuộc thi Hoa hậu Sinh viên Việt Nam 2024.

Sẽ diễn ra Concert 3 Anh trai vượt ngàn chông gai tại TP. HCM vào tháng 3/2025

Concert 2 của chương trình Anh trai vượt ngàn chông gai diễn ra vào tối qua (14/12) tại Vinhomes Ocean Park 3 (Ảnh: Page Anh trai vượt ngàn chông gai).
(PLVN) - Tối qua (14/12), Concert 2 của chương trình Anh trai vượt ngàn chông gai đã diễn ra thành công tại Vinhomes Ocean Park 3 (tỉnh Hưng Yên). Đêm diễn kéo dài khoảng 5 giờ đồng hồ, 31 anh tài cùng dàn khách mời mang đến nhiều tiết mục âm nhạc được đầu tư công phu, chỉn chu thu hút hàng ngàn khán giả tham gia. Các "anh trai" đã làm nên hiện tượng chưa từng có ở thị trường nhạc Việt.

Chuyện tình đẹp như mơ của “Đôi song ca miền thùy dương”

Ngọc Cẩm - Nguyễn Hữu Thiết được biết đến với mối tình thủy chung. (Nguồn: Thegioigiaitri)
(PLVN) - Vào thập niên 50, 60, cặp đôi danh ca Ngọc Cẩm - Nguyễn Hữu Thiết là một trong những “ngôi sao” của làng tân nhạc Việt Nam. Gần 60 năm bên nhau, cặp đôi Ngọc Cẩm - Nguyễn Hữu Thiết không chỉ ghi dấu trong lòng người hâm mộ bằng những câu hát rung động lòng người, mà còn bằng mối tình sắt son, thủy chung của cả hai.

Xiếc 'Đám cưới chuột' sắp 'trình làng'

“Đám cưới chuột” đậm chất lễ hội dân gian qua ngôn ngữ xiếc (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Chương trình xiếc tạp kỹ “Đám cưới chuột” được dàn dựng thông qua ngôn ngữ hành động của xiếc với các thể loại: nhào lộn, tung hứng, thăng bằng, ảo thuật… để kể lại một câu chuyện vừa hài hước, hóm hỉnh, vừa mang ý nghĩa giáo dục một cách hấp dẫn, đậm chất lễ hội dân gian.

'Gương mặt vặn vẹo' - đối mặt nhiều vụ án ly kỳ, hóc búa

Phim khai thác đề tài tâm lý tội phạm. (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Bộ phim xoay quanh hành trình điều tra và truy bắt tội phạm gian nan của “Đội 7”, đối mặt nhiều vụ án ly kỳ, hóc búa. Hình ảnh nhân vật phản diện được xây dựng từ những ám ảnh thời thơ ấu, tổn thương tâm lý cho đến những biến cố không thể lường trước trong cuộc sống. Chính những điều này đã biến họ từ con người bình thường thành những kẻ tội phạm đáng sợ, nhưng cũng khiến người xem ít nhiều hiểu và đồng cảm.

“Vằng vặc trăng quê” - đong đầy hồn quê

"Vằng vặc trăng quê" lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, mang đậm “hồn quê” Bắc Bộ (ảnh P.V).
(PLVN) -  Tản văn “Vằng vặc trăng quê” của nhà báo Ngô Bá Lục không chỉ kể chuyện đời thường, đong đầy tình yêu thương mà còn lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, mang đậm “hồn quê” Bắc Bộ.

“Xây Tết” cho gần 2 vạn công nhân

Chương trình "Xây Tết" dành cho gần 2 vạn công nhân (Thùy Dương)
(PLVN) -  Lễ ra mắt chương trình “Xây Tết 2025” với những hỗ trợ thiết thực về vật chất, tinh thần đến hơn 18.500 công nhân trên cả nước diễn ra vào ngày 12/12/2024 tại Báo Nhân Dân.