Đồng hành cùng chính quyền 'quét' COVID-19 để TP HCM khỏe lại

TP HCM những ngày giãn cách xã hội.
TP HCM những ngày giãn cách xã hội.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Quan điểm thận trọng của lãnh đạo TP HCM là hoàn toàn có thể thông cảm. Cũng như mỗi người dân, doanh nghiệp cần nắm rõ quan điểm này, để đồng hành cùng chính quyền “đau một lần rồi thôi”, quét dứt điểm virus khỏi cộng đồng, để TP thực sự khỏe mạnh trở lại.

“Cơn bão” COVID-19 tràn qua TP HCM, đô thị lớn nhất đất nước với hơn 10 triệu người sinh sống, đã dần lắng xuống. Kể từ ngày 1/10/2021, khi TP thực hiện Chỉ thị 18 của Chủ tịch TP về phòng chống dịch, đường phố đã dần đông đúc, siêu thị đã mở cửa, người dân đã có thể đi lại nếu có nhu cầu chính đáng mà không cần giấy đi đường, lực lượng chi viện phòng chống dịch từ Trung ương và các tỉnh, thành đã dần rút đi…

Sau Nghị quyết 128 của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Y tế về quy định tạm thời thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, nhiều địa phương khác như Hà Nội đã có những động thái nới lỏng nhiều hoạt động như cho phép nhà hàng bán tại chỗ, xe buýt, taxi được hoạt động... Trong khi đó, lãnh đạo TP HCM vẫn khẳng định “hiện chưa thể khẳng định khi nào thành phố quay lại trạng thái bình thường mới”.

Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi cho rằng điều kiện của mỗi địa phương khác nhau nên không thể so sánh mức độ mở cửa. Còn Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh cần nhìn vào các nước bạn để rút ra bài học và mở cửa cẩn trọng.

Trước đó, Chỉ thị 18 của TP được xây dựng dựa trên quan điểm TP đang ở cấp độ dịch thứ 3 (vùng cam). Sau khi hướng dẫn mới được Bộ Y tế ban hành, TP HCM đã lập một tổ công tác gồm các chuyên gia và cơ quan chức năng để rà soát, đánh giá lại cấp độ dịch. Ông Mãi cho biết TP đang nghiên cứu để cụ thể hóa Nghị quyết 128 của Chính phủ và sẽ có nhiều thay đổi. Dự kiến trong tháng 10, TP tổ chức hội nghị để bàn nội dung này, đồng thời, tổng kết công tác phòng chống dịch COVID-19 gắn với triển khai kế hoạch chống dịch, phục hồi kinh tế giai đoạn tới.

“Nếu chỉ xử lý cục bộ thì không giải quyết được vấn đề. Việc này cực kỳ khó bởi phòng chống dịch và phục hồi kinh tế đôi khi mâu thuẫn nhau, phải giải quyết hài hòa. Tình hình dịch hiện nay tại TP đã cơ bản được cải thiện nhưng không ai dám nói trước chuyện gì. Nếu hỏi tình hình dịch đã bền vững chưa và TP có thể trở lại trạng thái bình thường mới chưa thì khẳng định là phải tiếp tục các biện pháp kiểm soát phòng, chống dịch. Tính tới lúc này, chưa thể nói TP quay trở lại trạng thái bình thường mới”, ông Mãi khẳng định.

Cụ thể là cơ quan nhà nước chưa hoạt động 100%; chưa thể dạy và học trực tiếp; cơ sở y tế chưa hoạt động hết công suất; và nhiều hoạt động chưa được khôi phục hết. Lãnh đạo TP nhận định, ngay cả diễn tiến phòng chống dịch tiếp tục thuận lợi như hiện nay thì tháng 11 TP cũng chưa thể trở lại bình thường mới hoàn toàn.

Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên có cùng quan điểm, cho biết nhìn vào nhiều quốc gia khác, nhận thấy việc triển khai bình thường mới được các nước làm rất kỹ và TP cần học tập, ngay cả các nước phát triển cũng liên tục thay đổi các biện pháp phòng chống dịch.

“Trong tình hình dịch bệnh chưa dự đoán được tính nguy hiểm cũng như nguy cơ tái đi tái lại của dịch bệnh thì hoạt động nào trở lại bình thường cũng phải rất cẩn trọng. Mình cơ bản thấy xu hướng dịch tốt lên, nhưng cứ hồi hộp mãi vì chưa hiểu hết biến chủng Delta cũng như hiệu lực của vaccine”, ông Nên nhấn mạnh điều quan trọng nhất hiện nay là giữ tinh thần cảnh giác và “không gì bằng ý thức mỗi người dân”.

TP HCM đã thiệt hại quá nhiều vì đại dịch COVID-19, hơn 400 ngàn người nhiễm bệnh, 15,9 ngàn người qua đời, kinh tế ảnh hưởng nặng nề… Có thể nói đó là cuộc đại họa trăm năm có một. Thế nên quan điểm thận trọng trên của lãnh đạo TP là hoàn toàn có thể thông cảm. Cũng như mỗi người dân, doanh nghiệp cần nắm rõ quan điểm này, để đồng hành cùng chính quyền “đau một lần rồi thôi”, quét dứt điểm virus khỏi cộng đồng, để TP thực sự khỏe mạnh trở lại.

"Bài/Loạt bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ"

Tin cùng chuyên mục

Từ năm 2025, sản xuất, sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng bị xử lý thế nào?

Từ năm 2025, sản xuất, sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng bị xử lý thế nào?

(PLVN) - Theo Luật sư Diệp Năng Bình, từ năm 2025 trở đi nếu cá nhân, tổ chức nào sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng được xem là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy vào tính chất và mức độ của hành vi mà chủ thể vi phạm có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự và bồi thường thiệt hại (nếu có).

Đọc thêm

Vụ “phù phép” giấy ủy quyền tại Gò Vấp (TP Hồ Chí Minh): Khởi tố công chứng viên để điều tra hành vi “thiếu trách nhiệm”

Khu đất trong vụ án. (Ảnh: Bùi Yên)
(PLVN) - Cơ quan CSĐT Công an TP HCM cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Duy Thức, Công chứng viên (CCV) Văn phòng Công chứng (VPCC) Đầm Sen (VPCC này nay đã đổi tên) để điều tra hành vi “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Nguyễn Duy Thức bị xác định thực hiện công chứng Hợp đồng ủy quyền sai quy trình theo Luật Công chứng dẫn đến hậu quả là 2 đối tượng (đã bị tuyên án) thực hiện hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với số tiền 15,7 tỷ đồng.

Sai phạm kéo dài trong tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Sai phạm kéo dài trong tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ
(PLVN) - Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa công bố Kết luận thanh tra (KLTT) về thực hiện công vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), cung cấp dịch vụ công (CCDVC) cho người dân và DN tại Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), giai đoạn 15/6/2021 - 30/11/2023.

Vụ kiện liên quan thu hồi đất tại Thanh Hóa: TAND cấp cao tại Hà Nội thông báo thụ lý phúc thẩm

Nhà Đại đoàn kết xây năm 2006 là nơi ở của bà Mai. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - TAND cấp cao tại Hà Nội mới có Thông báo thụ lý vụ án hành chính số 540/2024/TBTL-HC thụ lý vụ án để xét xử phúc thẩm vụ khởi kiện quyết định hành chính về quản lý đất đai do bà Trần Thị Mai (ngụ phường Hải Châu, TX Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa) kháng cáo toàn bộ với Bản án hành chính sơ thẩm 232/2024/HC-ST ngày 20/9/2024 của TAND tỉnh Thanh Hóa.

Hành vi xúc phạm, bôi nhọ người khác trên mạng xã hội sẽ bị xử lý như thế nào?

Luật sư Lê Thị Thùy.
(PLVN) - Bạn Quốc Tuấn (Hải Phòng) hỏi: Tôi và một đồng nghiệp có xảy ra mâu thuẫn. Người đồng nghiệp này đã đăng tải những lời lẽ xúc phạm danh dự, nhân phẩm của tôi lên mạng xã hội. Hành vi này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tinh thần cũng như cuộc sống, công việc của tôi. Xin hỏi, hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác trên mạng xã hội sẽ bị xử lý như thế nào?

Cà Mau: Thiếu sót trong xây dựng, bồi thường, tái định cư một số dự án

Cà Mau: Thiếu sót trong xây dựng, bồi thường, tái định cư một số dự án
(PLVN) - Thanh tra tỉnh Cà Mau vừa ban hành Kết luận thanh tra 30/KL-TT (KLTT) về việc thanh tra các dự án, hạng mục công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh. Theo KLTT, một số chủ đầu tư các dự án có hạn chế, thiếu sót như: UBND tỉnh; Sở NN&PTNT; Ban Quản lý dự án (BQLDA) công trình xây dựng Cà Mau; BQLDA công trình NN&PTNT; Ban ODA và NGO; BQLDA xây dựng công trình giao thông Cà Mau; Trung tâm Phát triển quỹ đất Cà Mau; UBND huyện Ngọc Hiển, UBND TP Cà Mau, UBND huyện Năm Căn.

Tiếp sự việc công dân phản ánh bị cơ quan đăng ký đất đai 'làm khó': Phó Chủ tịch UBND Hà Nội có chỉ đạo

Tiếp sự việc công dân phản ánh bị cơ quan đăng ký đất đai 'làm khó': Phó Chủ tịch UBND Hà Nội có chỉ đạo
(PLVN) - Sau khi tiếp nhận công văn gửi kèm đơn của bà Nguyễn Thị Vân Khánh (ngụ phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm) có nội dung phản ánh Văn phòng Đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) Chi nhánh quận Hai Bà Trưng ra quyết định ngăn chặn không phù hợp pháp luật, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội mới có chỉ đạo.