Đồng Euro: 20 tuổi vẫn mơ cường tráng

Hình minh họa
Hình minh họa
(PLVN) - Cách đây đúng 20 năm, EU cho ra đời đồng tiền chung Euro, trước hết mới chỉ là phương tiện thanh toán trên sổ sách, và ba năm sau mới lưu hành trong giao dịch đời thường của con người. 

Không phải tất cả mà chỉ có 19 thành viên EU tham gia chính thức, tạo thành Nhóm Euro. Ngoài ra, có ba nước khác sử dụng đồng Euro. Trên thế giới hiện còn có khoảng 60 quốc gia gắn giá trị đồng bản tệ của họ vào giá trị của đồng Euro. Đồng Euro đã trở thành đồng ngoại tệ mạnh đứng thứ hai trên thế giới, chỉ sau có đồng USD. 

Ở châu Âu, đồng tiền này được khoảng 343 triệu người sử dụng hàng ngày. Nó được các quốc gia trên thế giới sử dụng ngày càng thêm nhiều trong dự trữ ngoại hối của quốc gia. Vì sự ra đời của đồng Euro mà Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) được thành lập. Cùng với sự định hình của đồng Euro, ECB dần trở thành một quyền lực trong EU cũng như trong thế giới tiền tệ và tài chính của thế giới.

Sự ra đời của đồng Euro cách đây 20 năm là kết quả của một cuộc thử nghiệm và thí nghiệm chính sách của EU nhằm tìm kiếm động lực phát triển mới và làm cho tiến trình hợp tác, liên kết và nhất thể hoá khu vực của EU không bị đảo ngược. Sự ra đời của đồng Euro vì thế được EU nhìn nhận là bước ngoặt lịch sử, có ý nghĩa và tác động vô cùng quan trọng tới tương lai của EU. 

Đồng Euro hiện thân và đại diện không chỉ cho Liên minh kinh tế và tiền tệ châu Âu của EU, mà còn cho chính EU. EU dùng sự ra đời và giá trị của đồng Euro làm bằng chứng về thành công trong quá trình hợp tác, liên kết và nhất thể hoá khu vực.

Nói như thế để thấy đồng Euro quan trọng như thế nào đối với EU và để hiểu vì sao EU đã phải giải cứu đồng tiền này bằng mọi giá khi nó bị đe doạ thật sự bởi cuộc khủng hoảng tài chính và nợ công ở một số thành viên EU. Khi chưa có nó thì không sao, nhưng từ khi có nó rồi thì EU tồn tại hay sụp đổ phụ thuộc vào đồng Euro tồn tại hay sụp đổ.

Sau 20 năm, giá trị của đồng tiền này so với đồng USD hay với vàng đều không còn được như ở vào thời điểm ngày 1/1/1999. Nhưng như thế không có nghĩa là đồng Euro sau 20 năm đã trở thành một rủi ro về tiền tệ đối với quốc gia và con người. Đồng Euro trải qua thăng trầm như bao đồng tiền khác và công bằng cũng như khách quan mà nói thì nó vẫn thuộc diện những đồng tiền ổn định giá trị và được tin cậy nhất trên thế giới. 

Với đồng Euro, nội bộ EU bị phân chia thành hai đẳng cấp thành viên khác nhau. Nhưng không vì thế mà lại có thể nói rằng đồng Euro đã làm phân hoá nội bộ EU. Lý do ở chỗ đồng tiền chung này được công nhận là hạt nhân và động lực mới của tiến trình hợp tác, liên kết và nhất thể hoá châu lục của EU.

Nó là liên minh tiền tệ mở chứ không khép kín, tự nguyện chứ không bắt buộc đối với các thành viên EU. Nó có bốn tiêu chí và điều kiện về ổn định, về lãi suất và tỷ lệ lạm phát, về mức độ nợ công và thâm hụt ngân sách nhà nước; mà các thành viên EU tham gia Nhóm Euro phải tuân thủ; và những thành viên khác muốn tham gia Nhóm Euro phải đáp ứng.

Trong thời gian 20 năm qua, cuộc khủng hoảng tài chính và nợ công ở một số nước thành viên EU là thách thức lớn nhất đối với sự tồn vong của đồng Euro. Chưa khi nào họ bị đe doạ nghiêm trọng và thật sự như trong khoảng thời gian ấy. EU, ECB và Quỹ tiền tệ quốc tế đã phải tốn rất nhiều công của để cứu các nước thành viên kia và qua đó để cứu đồng Euro. 

Vụ việc này đã ảnh hưởng tiêu cực tới uy danh và sự tín nhiệm của đồng Euro và là bài học rất cay đắng đối với EU. Nó làm bộc lộ những bất cập trong vận hành chính sách nói chung của EU và ECB liên quan đến đồng Euro. Nó cho thấy đồng Euro vẫn còn rất dễ bị tổn thương và quá trình nhất thể hoá về tiền tệ của EU vẫn còn có thể bị đảo ngược.

EU được nhiều nhưng người dân trong EU lại không được nhiều như thế từ đồng tiền chung trên phương diện lãi suất cơ bản thấp gần như bằng không. Cũng chính vì thế mà EU và người dân trong EU kỷ niệm sinh nhật lần thứ 20 của đồng Euro với tâm trạng rất khác nhau, pha trộn tự hào và lo ngại, vui mừng và trách cứ.

Ông Gilles Moec, kinh tế gia tại Bank of America Merrill Lynch nhắc lại mục tiêu ban đầu khi cho ra đời đồng Euro. Trong những năm 1990, “điều quan trọng nhất đối với châu Âu trên bình diện kinh tế là cung cấp cho thị trường một đồng tiền duy nhất nhằm chấm dứt các biến đổi tỷ giá hối đoái giữa các nước thành viên và trên bình diện chính trị, là giúp cho nước Đức thống nhất có cùng nhịp chèo với Tây Âu”.

Trớ trêu thay cũng chính nước Đức ngày nay là rào cản lớn nhất cho mọi ý định cải cách về khu vực đồng Euro. Mọi giải pháp đề xuất để bình ổn khu vực đồng tiền chung đều gặp phải sự phản đối từ Berlin.

Dẫu sao thì đồng Euro vẫn còn có chút hy vọng trở nên lớn mạnh và bền vững hơn. Là đồng tiền thứ hai được sử dụng nhiều trên thế giới, đồng tiền chung này vẫn được đại bộ phận người dân châu Âu ủng hộ. Khoảng 74% số người dân châu Âu được hỏi đánh giá rằng Euro có lợi cho EU, và 64% cho là Euro mang lại lợi ích cho chính đất nước của họ.

Do vậy, chuyên gia kinh tế Nicolas Veron lạc quan nghĩ rằng với các biện pháp trong sạch hóa hệ thống ngân hàng, nợ công, cùng với các chính sách mới, đồng Euro “kể từ giờ là người khổng lồ đứng trên đôi chân bằng gạch hơn là đất sét”.

Tin cùng chuyên mục

Tổng cục Thuế quán triệt công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Tổng cục Thuế quán triệt công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

(PLVN) -Tổng cục Thuế yêu cầu, cùng với việc quyết tâm thực hiện sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, các đơn vị cần tăng cường công tác quản lý nội ngành, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ và trong công tác quản lý thuế để phấn đấu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao, đặc biệt là nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước.

Đọc thêm

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường
(PLVN) - Ngày 10/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận cùng bà Aler Grubbs, Giám đốc quốc gia Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và bà Martina Stepheny, Giám đốc cấp cao tổ chức FOUR PAWS International (FPI) đồng chủ trì Diễn đàn cấp cao năm 2024 về Một sức khỏe phòng chống dịch bệnh từ động vật sang người.

Tận dụng các FTA giúp ngân hàng tăng doanh thu

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương).
(PLVN) - Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, cơ hội từ các FTA giúp ngân hàng tăng được số lượng khách hàng, tăng doanh thu. Bởi số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, tham gia vào các FTA, nếu họ tận dụng hiệu quả thì đây là nguồn khách hàng tiềm năng cho hệ thống ngân hàng. Như vậy, trước mắt các cán bộ ngân hàng phải hiểu rõ, hiểu sâu để tận dụng, thực thi các FTA.

Cơ bản đã đủ pháp lý để triển khai điện hạt nhân

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân thông tin về dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận trong buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Tái khởi động dự án điện hạt nhân đang nhận được sự đồng thuận của toàn xã hội. Trong đó, các chuyên gia về điện cho rằng, phát triển nguồn điện hạt nhân không chỉ giúp đa dạng nguồn cung, mà còn bảo đảm an ninh năng lượng và chuyển dịch năng lượng xanh.

FTA Index - công cụ 'hỗ trợ' Quốc hội giám sát, chỉ đạo công tác thực thi FTA

Nhiệm vụ quan trọng của Vụ Chính sách thương mại đa biên là hoàn thành báo cáo kết quả xây dựng Bộ Chỉ số và trình lên Thủ tướng Chính phủ.
(PLVN) - Thông qua FTA Index, cơ quan, doanh nghiệp địa phương có thể soi chiếu được việc thực hiện kế hoạch hành động của Chính phủ gắn với kế hoạch hành động của các tỉnh, thành phố xây dựng FTA Index để xác định được những điểm đã làm được và những điểm cần phải thúc đẩy hơn nữa, từ đó tìm ra những giải pháp, chính sách cụ thể hơn cho các doanh nghiệp trên địa bàn của mình tận dụng được FTA.

Địa chỉ tin cậy giúp địa phương và doanh nghiệp tối ưu hóa lợi ích từ FTA

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương).
(PLVN) - Cổng thông tin điện tử Hiệp định Thương mại tự do của Việt Nam (Vietnam FTA Portal, gọi tắt là Cổng FTAP tại địa chỉ fta.gov.vn) là một công cụ tra cứu các cam kết về Hiệp định thương mại tự do (FTA) và các thông tin liên quan một cách thông minh, tiên tiến, có ý nghĩa rất lớn trong việc giúp địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và người dân tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA .

Khởi động dự án nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh

Khởi động dự án nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh
(PLVN) - Dự án xây dựng nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast tại KKT Vũng Áng (Hà Tĩnh) có công suất thiết kế 400.000 xe/năm với tổng mức đầu tư xây dựng 7.300 tỷ đồng. Dự kiến, tháng 6/2026, dự án hoàn thành tiến độ xây dựng cơ bản và đưa vào khai thác vận hành.

Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả các tỉnh phía Bắc

Toàn cảnh diễn đàn.
(PLVN) - Chiều 6/12, Cục Trồng trọt, Hội Làm vườn Việt Nam, Sở NN-PTNT tỉnh Hòa Bình và các đơn vị liên quan phối hợp Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Nâng cao chất lượng, chuỗi giá trị và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả các tỉnh phía Bắc”.

Chống hàng lậu, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ: Hải quan chủ động giải pháp đấu tranh, ngăn chặn

Ông Vũ Hoài Linh trao đổi về giải pháp ngăn chặn hàng vi phạm sở hữu trí tuệ. (Ảnh: TD)
(PLVN) - Tình hình hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ thời gian qua tiềm ẩn diễn biến phức tạp, tinh vi, khó lường. Theo số liệu của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, trong 9 tháng năm 2024, các lực lượng đã phát hiện, bắt giữ và xử lý trên 39.000 vụ vi phạm, giảm 32,7% so với cùng kỳ năm 2023.