Động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria: Số người thiệt mạng tăng mạnh

Hiện trường động đất ở Syria.
Hiện trường động đất ở Syria.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đến sáng 7/2, số người ở Thổ Nhĩ Kỳ và nước láng giềng Syria chết do trận động đất mạnh xảy ra trước đó 1 ngày đã tăng lên thành hơn 3.700.

Theo Reuters, trận động đất mạnh 7,8 độ richter đã xảy ra ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria vào rạng sáng 6/2, làm sập toàn bộ nhiều khu chung cư, phá hủy các bệnh viện và khiến hàng nghìn người khác bị thương hoặc mất nhà cửa.

Trận động đất, kéo theo một loạt dư chấn, là trận động đất mạnh nhất được Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ ghi nhận trên toàn thế giới kể từ trận động đất ở Nam Đại Tây Dương xảy ra vào tháng 8/2021.

Thời tiết mùa đông lạnh giá đã cản trở nỗ lực tìm kiếm những người sống sót. Nhiệt độ gần như đóng băng chỉ sau một đêm, khiến tình trạng của những người bị mắc kẹt dưới đống đổ nát hoặc vô gia cư càng trở nên tồi tệ hơn.

Tại Thổ Nhĩ Kỳ, Cơ quan Quản lý Thảm họa và Khẩn cấp (AFAD) Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, số người chết là 2.316 người. Hơn 13.000 người được báo cáo là bị thương.

Trong khi đó, theo số liệu từ chính quyền Damascus và các nhân viên cứu hộ tại khu vực tây bắc do lực lượng nổi dậy kiểm soát, ít nhất 1.444 người thiệt mạng tại Syria và khoảng 3.500 người bị thương.

Kết nối internet kém và những con đường bị hư hỏng giữa một số thành phố bị ảnh hưởng nặng nề nhất ở miền nam Thổ Nhĩ Kỳ, nơi sinh sống của hàng triệu người, đã cản trở nỗ lực đánh giá và tính toán tác động.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã gọi trận động đất là một thảm họa lịch sử và cho biết chính quyền đang làm tất cả những gì có thể.

“Mọi người đang nỗ lực hết mình mặc dù mùa đông, thời tiết lạnh giá và động đất xảy ra vào ban đêm khiến mọi việc trở nên khó khăn hơn”, ông Erdogan nói và cho biết 45 quốc gia đã đề nghị giúp đỡ các nỗ lực tìm kiếm và cứu hộ.

Một quan chức nhân đạo hàng đầu của Liên hợp quốc cho biết tình trạng thiếu nhiên liệu và thời tiết mùa đông khắc nghiệt cũng đang tạo ra những trở ngại cho phản ứng của tổ chức này.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.