Đồng bằng sông Hồng hướng đến đào tạo nhân lực chất lượng cao, khẳng định vị thế dẫn đầu

Đồng bằng sông Hồng hướng đến đào tạo nhân lực chất lượng cao, khẳng định vị thế dẫn đầu
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Giáo dục đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) gần như đứng đầu trong mọi chỉ số phát triển trong 6 vùng kinh tế - xã hội của cả nước. Mục tiêu đến năm 2030, ĐBSH trở thành trung tâm giáo dục, đào tạo nhân lực chất lượng cao của cả nước.

Ngày 14/6, tại Nam Định, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội nghị phát triển giáo dục và đào tạo vùng ĐBSH đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; triển khai Nghị quyết số 30-NQ/TW, ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSH đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Dự hội nghị có ông Vũ Thanh Mai - Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; ông Đặng Xuân Phương - Phó Chủ nhiệm ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội; ông Y Thông - Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; ông Nguyễn Kim Sơn - Bộ trưởng Bộ GD&ĐT; ông Hoàng Minh Sơn - Thứ trưởng Bộ GD&ĐT; ông Phạm Gia Túc - Bí thư Tỉnh ủy Nam Định cùng đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, các vụ, cục chức năng của Bộ GD&ĐT, lãnh đạo tỉnh Nam Định và các tỉnh lân cận.

Chủ trì hội nghị (Ảnh: Thế Đại)

Chủ trì hội nghị (Ảnh: Thế Đại)

Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, ĐBSH là vùng có ý nghĩa chiến lược, quan trọng bậc nhất của cả nước về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Đây được coi là cửa ngõ phía bắc của nước ta và ASEAN về kết nối phát triển kinh tế, thương mại với Trung Quốc - thị trường rộng lớn nhất thế giới và ngược lại. Phát huy những tiềm năng, lợi thế to lớn, vượt trội cho phát triển, kinh tế, văn hoá, xã hội của vùng đã đạt được nhiều kết quả, thành tựu quan trọng.

Theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, mặc dù là một vùng đất chật, người đông nhất so với các vùng khác, nhưng vùng ĐBSH luôn khẳng định được vị trí, vai trò của một vùng kinh tế năng động, phát triển có đóng góp to lớn, có ý nghĩa quan trọng hàng đầu cho tăng trưởng kinh tế của cả nước, thúc đẩy, hỗ trợ các vùng khác cùng phát triển.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu khai mạc hội nghị (Ảnh: Thế Đại)

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu khai mạc hội nghị (Ảnh: Thế Đại)

Tuy nhiên, dù GD&ĐT của vùng ĐBSH đạt được những kết quả quan trọng, đáng ghi nhận nhưng vẫn còn những tồn tại, hạn chế, thiếu sót, còn nhiều khó khăn, thách thức. Do đó, Bộ trưởng GD&ĐT mong muốn tại hội nghị này các địa phương thảo luận, nhận diện bức tranh giáo dục vùng ĐBSH hiện nay; trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về những việc đã làm được trong thời gian qua. Trên cơ sở đó, các địa phương cùng nhau đề ra các giải pháp để tiếp tục phát triển giáo dục vùng ĐBSH đến năm 2030, tầm nhìn 2045.

Báo cáo tóm tắt tình hình phát triển giáo dục và đào tạo vùng ĐBSH giai đoạn 2011 - 2022 và nhiệm vụ, giải pháp phát triển giáo dục đào tạo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết: Nếu các vùng khác còn phải giải bài toán đưa trẻ em, học sinh đến trường hay bài toán khoảng cách về chất lượng giáo dục ngay trong từng địa phương và giữa các địa phương trong khu vực, thì ĐBSH cơ bản không phải giải những bài toán này.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn báo cáo tóm tắt tình hình phát triển giáo dục và đào tạo vùng ĐBSH giai đoạn 2011 - 2022 và nhiệm vụ, giải pháp phát triển giáo dục đào tạo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Ảnh: Thế Đại)

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn báo cáo tóm tắt tình hình phát triển giáo dục và đào tạo vùng ĐBSH giai đoạn 2011 - 2022 và nhiệm vụ, giải pháp phát triển giáo dục đào tạo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Ảnh: Thế Đại)

Tất cả các chỉ số về tỷ lệ tốt nghiệp các cấp học, trung bình điểm thi tốt nghiệp THPT hàng năm của ĐBSH đều đứng đầu cả nước. Đặc biệt, đây là vùng đi đầu trong áp dụng đổi mới hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo hướng giảm áp lực cho học sinh, giáo viên; giáo dục hài hòa đức, trí, thể, mỹ và chú trọng học đi đôi với hành để học sinh giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống.

Không chỉ nổi bật ở chất lượng giáo dục đại trà, ĐBSH còn giàu truyền thống về giáo dục mũi nhọn và giáo dục năng khiếu. Toàn vùng hiện có 14 trường chuyên, trong đó có 11 trường trực thuộc tỉnh/thành phố, 3 trường trực thuộc cơ sở giáo dục đại học và 1 khối THPT chuyên.

Hiện nay hệ thống trường lớp học vùng ĐBSH được củng cố, mở rộng và phân bố đều đến hầu hết các địa bàn từ nội thành đến ngoại thành, từ thành thị đến vùng sâu, vùng xa, tạo điều kiện cho trẻ trong độ tuổi giáo dục mầm non, tiểu học, THCS đều được đi học và đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của người dân.

Đại biểu phát biểu tại hội nghị (Ảnh: Thế Đại)

Đại biểu phát biểu tại hội nghị (Ảnh: Thế Đại)

Về cơ bản, 100% đơn vị cấp xã đều có trường mầm non và tiểu học; hầu hết các xã đã có trường THCS; các huyện, thành phố đều có ít nhất 1 trường THPT, nhiều địa phương đã xây dựng các trường THCS, THPT liên xã. Ngoài ra, các chỉ số về cơ sở vật chất như tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ phòng học kiên cố, thư viện, thiết bị dạy học đều cao hơn mức trung bình cả nước và đứng đầu trong 6 vùng kinh tế - xã hội.

Kết luận hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh một số vấn đề cần ưu tiên xử lý ngay để giáo dục vùng ĐBSH tiếp tục là mẫu mực và mẫu mực trên một tầm vóc mới của giáo dục. Trong đó, Bộ trưởng lưu ý các từ khóa: Hiện đại hoá, chuẩn hoá, hợp lý hoá, xã hội hoá, quốc tế hoá, số hoá, văn hoá hoá.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng lưu ý một số nhiệm vụ cụ thể khác như chuẩn bị kỹ lưỡng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023; phát huy lợi thế của một vùng tập trung cao và đa đạng các trường đại học, trong đó có những trường đại học hàng đầu, để giải bài toán nhân lực và tạo con đường xây dựng xã hội học tập cho vùng đất hiếu học, thích học và học có chất lượng nhất cả nước.

Vùng ĐBSH bao gồm 11 tỉnh, thành phố, trong đó có 2 thành phố trực thuộc trung ương là Hà Nội, Hải Phòng và 9 tỉnh: Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình. Với vị trí của một vùng có ý nghĩa chiến lược quan trọng bậc nhất, ĐBSH cũng chính là trung tâm về đào tạo nhân lực của cả nước. Toàn vùng hiện có 113 cơ sở giáo dục đại học, trong đó có hàng chục cơ sở có quy mô và chất lượng đứng đầu cả nước. Bình quân hằng năm, có hơn 100.000 sinh viên và hơn 15.000 học viên, nghiên cứu sinh tốt nghiệp.

Các cơ sở giáo dục đại học ngày càng khẳng định được vị trí và thứ bậc trên các bảng xếp hạng uy tín quốc tế. Một số trường khẳng định được uy tín trong các lĩnh vực đào tạo thế mạnh và là trung tâm đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ, các chuyên gia đầu ngành, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của vùng và cả nước. Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo của vùng là 32,6% (đứng đầu trong sáu vùng kinh tế - xã hội). Tỷ lệ dân số có trình độ đại học trở lên của cả vùng khoảng 6,6%. Thành phố Hà Nội và tỉnh Quảng Ninh có chất lượng lao động cao nhất toàn vùng.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Căng thẳng chuẩn bị kỳ thi vào lớp 10

Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ. (Ảnh: Anh Nhi)
(PLVN) - Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ, nhiều sự thay đổi về phương thức, chỉ tiêu xét tuyển khiến học sinh (HS), phụ huynh lo lắng. Đặc biệt, chỉ còn hơn tháng nữa kỳ thi sẽ diễn ra, nên đây là thời điểm HS cấp tốc ôn tập...

Sau bài viết nam sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết tại Quảng Bình: Rà soát chất lượng học sinh toàn huyện Minh Hóa

Trường THCS Hồng Hóa. (Ảnh: Nguyên Phong)
(PLVN) - UBND huyện Minh Hóa (tỉnh Quảng Bình), Phòng GD&ĐT huyện cho biết sẽ rà soát lại kiến thức cơ bản của học sinh ở tất cả các trường học trên địa bàn để phân loại và có phương án nâng cao chất lượng giáo dục. Riêng trường hợp học sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết, sẽ đưa về cấp tiểu học để phụ đạo thêm.

'Thổi hồn' vào thư viện trường học

Nhiều trường học ở Việt Nam đã áp dụng các mô hình thư viện mới để thu hút học sinh. (Ảnh minh họa, nguồn: lamdong.gov.vn)
(PLVN) - Công nghệ thông tin phát triển, những thú vui trên mạng xã hội khiến học sinh không còn mặn mà với những thư viện truyền thống nữa. Hiện nay, nhà trường và ngành Giáo dục đang có những nỗ lực đổi mới sáng tạo các mô hình, hoạt động ở thư viện, nâng cao văn hóa đọc cho học sinh.

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.