Đồng bằng sông Cửu Long tìm cách sống chung với hạn mặn

Quân đội cung cấp nước ngọt cho người dân Đồng bằng sông Cửu Long
Quân đội cung cấp nước ngọt cho người dân Đồng bằng sông Cửu Long
(PLVN) - Do tình hình hạn mặn sẽ kéo dài nên người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long cần sử dụng nước tiết kiệm, ưu tiên sử dụng nước theo thứ tự: Sinh hoạt, chăn nuôi, tưới rau màu, tưới cây ăn trái có giá trị, tưới cây ăn trái lâu năm và các ưu tiên khác.

Đắp đập trữ nước ngọt

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ nay đến tháng 5/2020, dòng chảy từ thượng nguồn sông Mê Công về Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) ở mức thấp hơn so với trung bình nhiều năm từ 5-20%. Từ ngày 1-5/4, xâm nhập mặn ở ĐBSCL giảm chậm trong 1-2 ngày đầu, sau tăng trở lại.

Hạ nguồn các địa phương gồm: TP Cần Thơ, Tiền Giang, Long An, Kiên Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long và vùng được kiểm soát mặn ở Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, nước ngọt xuất hiện ở các cửa sông khi chân triều thấp, sông Cổ Chiên xâm nhập mặn từ 40-45km, sông Hậu 45-50km, sông Vàm Cỏ 95-110km, sông Cái Lớn 60-65km. 

Các sông Hàm Luông, cửa Đại và cửa Tiểu khả năng lấy nước hạn chế do mặn nền tiếp tục duy trì cao. Trong thời kỳ từ 26/3-5/4, các địa phương vùng ĐBSCL tranh thủ tích trữ nước ngọt ngay khi có thể khi triều thấp, đề phòng xâm nhập mặn cao trở lại vào giữa tháng 4.

Ghi nhận tại các địa phương, tại Vĩnh Long, cuối tháng 3, độ mặn trên một số nhánh sông đã giảm, tại số nơi đã vào ngưỡng an toàn. Vì vậy, người dân đã tranh thủ lấy nước ngọt nhiều nhất có thể từ các sông, kênh, rạch có nước ngọt để dự trữ. 

Riêng Tiền Giang, độ mặn vẫn duy trì mức cao nên hầu như người dân các huyện: Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo, TP Mỹ Tho, thị xã Cai Lậy… không thể lấy nước từ sông để tưới cho cây ăn trái, cũng như sinh hoạt được.  

Mặn xâm nhập sâu vào nội đồng tỉnh Tiền Giang theo 3 hướng: cửa sông Tiền, sông Vàm Cỏ và sông Hàm Luông. Mặn lấn sâu vào đến kênh Nguyễn Văn Tiếp, nghiêm trọng nhất là kênh Nguyễn Tấn Thành đến Vàm Trà Lọt.

Để trữ nước ngọt cho sản xuất, Tiền Giang cũng phối hợp với Long An đắp 6 đập là Bà Hai Màng, Ông Nhượng, Bà Định, Thủ Cồn, La Khoa, Bến Kè và các cống trên quốc lộ 62. Đồng thời, đắp đập thép ngăn mặn, trữ ngọt trên kênh Nguyễn Tấn Thành để phục vụ sản xuất trên 80.000ha và cung cấp nước sinh hoạt cho hơn 800.000 hộ dân của huyện Châu Thành, TP Mỹ Tho và các huyện phía Đông.

Tiền Giang cũng bố trí 10 thuyền máy bơm tổng công suất 2.200m3/h, tổ chức được 12 điểm cấp nước, vận hành 8 giếng khoan, mở 67 vòi nước công cộng để cấp nước miễn phí cho các hộ dân ven biển, ven sông… Đến nay, tỉnh đã đảm bảo nước sinh hoạt cho hơn 1,1 triệu hộ dân, gồm 800.000 hộ ở Tiền Giang và 300.000 hộ ở Long An.   

Do hạn mặn kéo dài, UBND tỉnh Tiền Giang đã xuất kinh phí khoảng 37 tỷ đồng thuê sà lan chở trên 2,45 triệu m3 nước ngọt “cứu khát” cho trên 28.000ha cây ăn trái đang bị suy kiệt. Hạn mặn còn diễn biến khốc liệt, Tiền Giang đã có kế hoạch vận chuyển nước ngọt về các huyện phía Đông để cứu vườn cây thanh long, mít, bưởi đang bị thiếu nước, với phương án thuê sà lan chở khoảng 230.000 nghìn m3 để hỗ trợ khẩn cấp cho 2.222ha diện tích cây ăn trái đang giai đoạn suy kiệt.

Trước đó, đối với cây sầu riêng, tỉnh Tiền Giang đã thuê sà lan chở nước về cung cấp tại 37 điểm của 4 huyện, thị xã phía Tây. Dự kiến sẽ có khoảng 1,375 triệu m3 nước ngọt cho người dân đến lấy từ ngày 12/3-30/4.

Cho đất nghỉ hoặc chuyển sang cây trồng cạn

Các tỉnh ĐBSCL hiện đã cơ cấu lại lịch thời vụ lúa hè thu, cho đất nghỉ ngơi hoặc chuyển sang cây trồng cạn nhằm giảm áp lực nước tưới để đối phó với hạn, mặn.Vụ đông xuân 2019-2020, ĐBSCL xuống giống 1.541.000ha, giảm 63.000ha. Đến nay, Cục Trồng trọt đã đưa ra lịch xuống vụ hè thu 2020. Theo đó, toàn vùng Nam Bộ gieo sạ 1.627.500ha. Trong đó, Đông Nam Bộ gieo sạ 88.500ha. Khu vực ĐBSCL gieo sạ gần 1,6 triệu ha. 

Theo khuyến cáo, các địa phương xuống giống trong tháng 3, 4 tập trung ở vùng phù sa ngọt sông Tiền, sông Hậu, vùng Đồng Tháp Mười và một phần Tứ giác Long Xuyên. Xuống giống trong tháng 5 tại các vùng sản xuất lúa ở phía Nam quốc lộ I cách biển 70km thuộc các tỉnh Vĩnh Long, Tiền Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh. Xuống giống khoảng nửa đầu tháng 6 khi có mưa, tại các vùng chịu ảnh hưởng nước trời ở khu vực ven biển. 

Hiện mực nước ở đầu nguồn xuống rất thấp và theo dự báo thì mùa mưa năm nay đến trễ (khoảng giữa tháng 5/2020), để hạn chế tình trạng thiếu nước ở đầu vụ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang khuyến cáo các địa phương không sản xuất lúa 3 vụ/năm. 

Tại Đồng Tháp, toàn tỉnh xuống giống vụ lúa hè thu khoảng 185.000ha, giảm khoảng 5.000ha. Ngành Nông nghiệp khuyến cáo nông dân chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả để chuyển sang trồng hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn trái. Trong đó, chú trọng vào các cây trồng có thế mạnh như: bắp, ớt, khoai lang, xoài… có thể đem lại thu nhập cao hơn so với trồng lúa từ 2-3 lần.

Văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam thông báo, trên cơ sở dự báo dòng chảy từ Trung Quốc về ĐBSCL và dự báo triều tháng 4, nên hiện tượng xâm nhập mặn tháng 4/2020 vẫn ở mức nghiêm trọng, mặc dù có giảm nhẹ hơn so với tháng 3/2020. Trước tình hình này, Ủy ban sông Mê Công Việt Nam khuyến cáo, những vùng không chủ động được nước ngọt, người dân cần chuyển thời gian xuống giống lúa hè thu sang tháng 5 để hạn chế rủi ro…

Đọc thêm

Hành động vì khí hậu sau COP29: Hành trình mới và cam kết mạnh mẽ

COP29 đánh dấu một cột mốc quan trọng với việc thông qua khuôn khổ thị trường carbon toàn cầu. (Ảnh: UNFCCC)
(PLVN) - Hội nghị lần thứ 29 của các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) tại Baku (Azerbaijan) đã đánh dấu một cột mốc quan trọng với việc thông qua Khuôn khổ thị trường carbon toàn cầu. Đây được coi là một thành tựu đáng kể, mở ra cơ hội cho việc giảm phát thải khí nhà kính hiệu quả hơn về mặt chi phí. Tuy nhiên, bên cạnh những hứa hẹn, thị trường carbon toàn cầu cũng đối mặt với nhiều thách thức cần được giải quyết để bảo đảm tính hiệu quả và công bằng.

Kiến nghị dừng dự án trồng và phục hồi rạn san hô ngoài biển Thừa Thiên Huế

Dự án phục hồi tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản được thực hiện trên vùng biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có văn bản đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) dừng triển khai hợp phần trồng, phục hồi san hô thuộc dự án phục hồi, tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản ngoài vùng biển Thừa Thiên Huế; do một số khó khăn trong công tác xây dựng định mức và tình hình thời tiết tại địa phương.

Bão số 9 suy yếu dần, miền Bắc chuyển lạnh

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, cơn bão số 9 đang có xu hướng suy yếu dần. Trên đất liền, do tác động của không khí lạnh, khu vực Bắc Bộ đêm và sáng mai trời lạnh, vùng núi có nơi trời rét...

Bão giật cấp 14 đổ bộ biển Đông

Dự báo vị trí,m hướng di chuyển của bão số 9. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - 7h hôm nay 18/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,2 độ Vĩ Bắc; 118,3 độ Kinh Đông, khu vực vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông. Trên đất liền, khoảng chiều tối và đêm nay, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến một số nơi ở khu Đông Bắc Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng các nơi khác...

Công bố Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021-2030

 Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) -  Quy hoạch xác định mục tiêu tổng quát là chủ động phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm và suy thoái môi trường; phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; ngăn chặn suy giảm và nâng cao chất lượng đa dạng sinh học, nhằm bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành của Nhân dân.