Đồng bằng sông Cửu Long: Thay đổi tư duy, đầu tư chất xám để tăng giá trị cây lúa

Quang cảnh Hội thảo.
Quang cảnh Hội thảo.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Ngày 18/11, tại tỉnh Đồng Tháp đã diễn ra Hội thảo “Phát triển Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), giải pháp từ cây lúa”. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo một số tỉnh, thành vùng ĐBSCL và các chuyên gia nông nghiệp hàng đầu Việt Nam.

Những thách thức với “vựa lúa” của cả nước

Theo ông Nguyễn Ngọc Toàn, Tổng Biên tập Báo Thanh Niên, ĐBSCL được coi là ‘vựa lúa’ của cả nước và nhiều thập niên qua, ĐBSCL đã gánh và làm tròn trách nhiệm an ninh lương thực của mình. Vậy nên, bất kể một giải pháp nào liên quan đến phát triển kinh tế vùng ĐBSCL cũng phải bắt đầu từ cây lúa. Mặc dù vậy, thị trường lương thực, thực phẩm thế giới và trong nước đã có nhiều thay đổi; nhu cầu về tinh bột giảm, yêu cầu về chất lượng tăng; tình trạng biến đổi khí hậu trong nước diễn ra ngày càng cực đoan và nghiêm trọng đã tác động sâu sắc đến cơ cấu kinh tế nông nghiệp của các tỉnh ĐBSCL, cũng như ảnh hưởng đến sinh kế của người dân.

Trước bối cảnh đó, đòi hỏi ngành nông nghiệp ĐBSCL phải có sự chuyển đổi để thích ứng với tình hình mới. “Thế nhưng, chuyển đổi thế nào để phát huy lợi thế của cây lúa, thế mạnh hàng đầu của ĐBSCL; để các sản vật ở các địa phương bứt phá, mang lại nguồn lợi kinh tế cao cho bà con nông dân? Làm thế nào để thu hút vốn đầu tư vào vùng đồng bằng trù phú bậc nhất thế giới của Việt Nam?”, ông Nguyễn Ngọc Toàn đặt vấn đề.

Theo các chuyên gia tại Hội thảo phân tích, cây lúa của vùng ĐBSCL đang đối diện với nhiều thách thức lớn như: Ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, giá phân bón, vật tư tăng cao cùng với điều kiện thủy văn thổ nhưỡng suy giảm; trình độ khoa học công nghệ hạn chế và yếu tố thị trường thu hẹp. Từ đó, dẫn đến năng suất sụt giảm khiến đời sống sinh kế của người nông dân trồng lúa nơi đây gặp nhiều khó khăn.

Giáo sư Võ Tòng Xuân phân tích, đề xuất giải pháp nhằm phát triển ĐBSCL từ cây lúa.

Giáo sư Võ Tòng Xuân phân tích, đề xuất giải pháp nhằm phát triển ĐBSCL từ cây lúa.

Phát biểu tại Hội thảo, Giáo sư Võ Tòng Xuân cho biết, để tăng năng suất cho cây lúa, việc tổ chức sản xuất ở ĐBSCL nên phân chia theo 3 vùng nông nghiệp chính: Vùng thượng nguồn (nước ngọt quanh năm không thiếu, nước mặn không đến), vùng giữa (vùng trũng nhất, ngập sâu trong mùa mưa, khô hạn trong mùa nắng, nước mặn có thể xâm nhập), vùng ven biển (nước ngọt trong mùa mưa, nước mặn - lợ trong mùa nắng) để từ đó có giải pháp, mô hình sản xuất tương ứng và đặc thù cho mỗi vùng. Đồng thời, việc đầu tư cơ sở hạ tầng và áp dụng công nghệ vào quá trình canh tác cũng là yếu tố không thể thiếu; bởi, lượng “chất xám” bỏ ra để tạo nên hạt lúa chất lượng sẽ tỉ lệ thuận với giá trị của hạt lúa.

Bên cạnh đó, trong quá trình canh tác, người nông dân cần xem xét đến việc luân phiên, trồng xen kẽ các loại nông sản, thực phẩm khác; đồng thời tận dụng các bộ phận của cây lúa để tạo ra các sản phẩm mới. Từ đó, sẽ giúp cho bà con nông dân có thêm thu nhập, cũng như nâng cao giá trị cây lúa.

Cần tăng cường tính liên kết

Còn ông Dương Tấn Hiển, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Cần Thơ cho biết, để nâng cao thu nhập cho người nông dân sản xuất lúa ở địa phương, TP Cần Thơ đề xuất quan tâm đẩy mạnh thực hiện một số giải pháp như: Chuyển đổi vùng sản xuất không thuận lợi sang cây trồng vật nuôi khác để tăng giá trị thu nhập; đẩy mạnh luân canh cây trồng, vật nuôi gắn với nông nghiệp, tăng hiệu quả sản xuất; thúc đẩy phát triển giống chất lượng cao, giống thơm đặc sản với chuẩn hóa tiêu chuẩn chất lượng theo mã số vùng trồng và ghi nhật ký sản xuất để tăng giá trị xuất khẩu; khai thác triệt để phụ phẩm nông nghiệp ngành lúa gạo để thúc đẩy thị trường phụ phẩm góp phần tăng thêm giá trị cây lúa; gắn sản xuất lúa gạo, phụ phẩm lúa gạo với chương trình OCOP, du lịch; phát triển nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp nông thôn, từ đó góp phần giải quyết lao động tại chỗ.

Ông Lê Quốc Phong, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp phát biểu tại Hội thảo.

Ông Lê Quốc Phong, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp phát biểu tại Hội thảo.

Cùng phát biểu tại Hội thảo, ông Lê Quốc Phong, Bí thư tỉnh Đồng Tháp chia sẻ, Đồng Tháp xác định lúa gạo là một trong 5 ngành hàng nông nghiệp chủ lực và là ngành hàng có bề dày, giữ vai trò trọng yếu trong cơ cấu nông nghiệp của tỉnh, cũng như trong việc tham gia thực hiện nhiệm vụ an ninh lương thực quốc gia. Vậy nên, để nâng cao giá trị cây lúa, Đồng Tháp triển khai nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp tiên tiến như: 1 phải - 5 giảm, 3 giảm - 3 tăng; ứng dụng cơ giới hoá toàn diện, nông nghiệp thông minh và chuyển đổi số; giảm phát thải khí nhà kính, canh tác theo hướng hữu cơ. Đồng thời, áp dụng các mô hình xen canh, hợp canh (lúa- cá); các mô hình sản xuất cánh đồng lớn, ứng dụng công nghệ thông tin, đẩy mạnh số hóa trong một số mô hình đã được triển khai để nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản xuất đã giúp tăng thêm thu nhập trung bình cho người nông dân trồng lúa từ 5,3 - 7,7 triệu đồng/ha.

Ngoài ra, Đồng Tháp cũng đã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, giúp nâng cao lợi nhuận thu được trên một đơn vị diện tích sử dụng đất so với trồng lúa từ 30 - trên 550 triệu đồng/ha. Chuyển đổi từ trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản, giúp nông dân có lợi nhuận cao hơn so với hộ dân chỉ trồng lúa; hiệu quả thu nhập bình quân 35 - 50 triệu đồng/ha/năm.

Tiến sĩ, Trần Hữu Hiệp, Chuyên gia kinh tế, Trường Đại học FPT Cần Thơ và nhiều chuyên gia, lãnh đạo các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Hậu Giang… cho rằng phát triển cây lúa cần phải gắn vai trò của người nông dân vào trong chuỗi giá trị. Phát triển cây lúa của Đồng bằng sông Cửu Long không có nghĩa chỉ có cây lúa, mà nó phải kết hợp với các loại cây - con khác. Muốn nâng cao thu nhập cho nông dân không thể tách rời nông dân thành một chuỗi độc lập mà phải gắn nông dân vào chiến lược chung, vào chuỗi giá trị lúa gạo. Cùng với đó là ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến vào sản xuất; chuyển đổi từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp.

Trong khuôn khổ diễn ra buổi Hội Thảo, Ban tổ chức đã trao giải cuộc thi viết "Nghĩa tình miền Tây". Cuộc thi đã nhận được hơn 1.000 bài viết gửi tham dự, Ban Tổ chức đã lựa chọn ra 20 bài viết xuất sắc để trao giải; trong đó có 1 bài viết hay nhất về Đồng Tháp với tác phẩm “Thả dớn đón cá linh non” của tác giả Lê Nữ Kim Cương (ngụ TP. HCM).

Tin cùng chuyên mục

Du lịch Cần Thơ thu hút 6,3 triệu du khách trong năm 2024

Du lịch Cần Thơ thu hút 6,3 triệu du khách trong năm 2024

(PLVN) - Ngày 14/1, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch TP Cần Thơ (Sở VH-TT&DL TP Cần Thơ) tổ chức Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Qua một năm triển khai thực hiện các nhiệm vụ, trên tinh thần trách nhiệm cao của Sở VH-TT&DL TP Cần Thơ và các đơn vị liên quan, lĩnh vực văn hoá, thể thao và du lịch của TP Cần đã gặt hái được nhiều kết quả tích cực, với những con số ấn tượng…

Đọc thêm

Khánh thành cột cờ Tổ quốc tại quần đảo Nam Du

Khánh thành cột cờ Tổ quốc tại quần đảo Nam Du
(PLVN) - Ngày 14/1, UBND huyện Kiên Hải (tỉnh Kiên Giang) phối hợp với các cơ quan, đơn vị, trường đại học cùng lực lượng vũ trang tổ chức lễ thượng cờ và khánh thành cột cờ Tổ quốc quần đảo Nam Du, tọa lạc tại xã An Sơn, huyện đảo Kiên Hải.

Công an tỉnh Sihanouk thăm, chúc Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 Công an tỉnh Kiên Giang

Toàn cảnh buổi thăm, tặng quà Tết
(PLVN) - Đoàn công tác Công an tỉnh Sihanouk (Vương quốc Campuchia), do Thiếu tướng Sô Bun Na Rith, Phó Giám đốc Công an tỉnh làm Trưởng đoàn, đã đến thăm và chúc Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 Công an tỉnh Kiên Giang. Tiếp đón đoàn có Đại tá Đào Hải Đăng, Phó Giám đốc Công an tỉnh Kiên Giang, cùng lãnh đạo một số phòng nghiệp vụ của Công an tỉnh.

Giám đốc Sở Du lịch Nghệ An xin nghỉ hưu trước tuổi

Giám đốc Sở Du lịch Nghệ An xin nghỉ hưu trước tuổi
(PLVN) - Việc ông Nguyễn Mạnh Cường, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Nghệ An quyết định xin nghỉ hưu trước tuổi thể hiện tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu, luôn đặt lợi ích tập thể lên đầu, tất cả vì sự nghiệp chung của đất nước.

Trưởng ban Dân vận Thành ủy Đỗ Anh Tuấn thăm, tặng quà tết tại huyện Thạch Thất và huyện Quốc Oai

Trưởng ban Dân vận Thành ủy Đỗ Anh Tuấn tặng quà cho bà Nguyễn Thị Xuyến ở thôn Cánh Chủ, xã Bình Yên (huyện Thạch Thất). Ảnh: Hoàng Sơn
 - Sáng 14-1, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, Trưởng ban Dân vận Thành ủy Đỗ Anh Tuấn đã đến thăm, tặng quà tết gia đình tiêu biểu, thương binh tại huyện Thạch Thất và huyện Quốc Oai; động viên và chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Công an xã Cấn Hữu (huyện Quốc Oai) nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Thành phố Lào Cai - Ngày mây ngang qua phố

Thành phố Lào Cai - Ngày mây ngang qua phố
(PLVN) - Khi bình minh vừa ló rạng, thành phố Lào Cai, nằm nơi biên giới phía Bắc của Tổ quốc, khoác lên mình chiếc áo sương mờ ảo, tựa chốn bồng lai tiên cảnh. Vẻ đẹp của đô thị trẻ trung này kết hợp cùng nét hoang sơ, thơ mộng của thiên nhiên tạo nên một khung cảnh cuốn hút khó quên.

TP Hồ Chí Minh: Mặt bằng cho thuê ế ẩm giữa mùa cao điểm

Một mặt bằng treo biển cho thuê đã lâu ở khu vực trung tâm TP Hồ Chí Minh. (Ảnh: NM)
(PLVN) -  Thời điểm cuối năm, TP Hồ Chí Minh thường rộn ràng không khí mua sắm, giao dịch với các cửa hàng, quán xá thi nhau khai trương và đẩy mạnh kinh doanh. Thế nhưng năm nay, trái với kỳ vọng, hàng loạt mặt bằng tại các con đường lớn ở trung tâm thành phố vẫn treo biển “cho thuê”, thậm chí bỏ trống trong nhiều tháng, nhiều năm liền.

TP Hải Phòng: Bảo đảm nguồn cung và đa dạng hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán

Bảo đảm nguồn cung và đa dạng hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán 2025.
(PLVN) -  Dịp Tết Nguyên đán 2025 đang đến gần, nhu cầu tiêu dùng của người dân TP Hải Phòng đang sôi động hơn bao giờ hết. Các cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại và các chợ truyền thống trên địa bàn TP đã chủ động triển khai các kế hoạch cung ứng hàng hóa thiết yếu, nhằm bảo đảm một mùa Tết trọn vẹn cho người dân.

Hà Nam: Bổ nhiệm Phó Giám đốc Công an Tỉnh

Hà Nam: Bổ nhiệm Phó Giám đốc Công an Tỉnh
(PLVN) - Chiều nay (13/1), Công an tỉnh Hà Nam tổ chức lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an và trao quyết định bổ nhiệm Thượng tá Đỗ Thị Thu Hiền - Trưởng Công an Thành phố Phủ Lý giữ chức vụ Phó Giám đốc Công an tỉnh Hà Nam

Quảng Ninh: Sôi nổi hoạt động 'Tuổi trẻ với mùa xuân biên giới'

Anh Nguyễn Thế Minh - Bí thư Tỉnh Đoàn Quảng Ninh trao tặng công trình “Thắp sáng biên cương” cho Trung Đoàn 43.
(PLVN) - Tại huyện Hải Hà (tỉnh Quảng Ninh), Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Quảng Ninh phối hợp với Trung Đoàn 43, Sư đoàn 395 (Quân khu 3) đã tổ chức chương trình “Tuổi trẻ với mùa xuân biên giới” năm 2025. Chương trình thu hút sự tham gia của gần 800 đoàn viên thanh niên và cán bộ chiến sĩ.

Cháy lớn tại trụ sở UBND tỉnh Bình Phước

Cháy lớn tại trụ sở UBND tỉnh Bình Phước
(PLVN) - Vào khoảng 12h ngày 13/1/2025, một vụ hỏa hoạn nghiêm trọng đã xảy ra tại tòa nhà chính của trụ sở UBND tỉnh Bình Phước, tọa lạc trên đường 6/1, phường Tân Phú, TP Đồng Xoài.

Dấu ấn nguồn vốn chính sách trên vùng đất ngọc Lục Yên

Nông dân dân tộc huyện Lục Yên sử dụng vốn chính sách đầu tư phát triển kinh tế , giảm nghèo bền vững , cải thiện cuộc sống.
(PLVN) -  Lục Yên, miền đất Ngọc của tỉnh Yên Bái, nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và di tích lịch sử phong phú. Tuy nhiên, với địa hình chủ yếu là núi cao, rừng thẳm và trên 80% dân số là người dân tộc thiểu số, vùng đất này vẫn đối mặt với nhiều thách thức trong công cuộc giảm nghèo. Suốt 22 năm qua, đội ngũ cán bộ Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) đã nỗ lực không ngừng, góp phần thực hiện thành công các chương trình giảm nghèo bền vững, đưa Lục Yên ngày càng phát triển.

Chìa khóa mở ra cơ hội mới cho người hoàn lương

Đại tá Vũ Hồng Quang - Giám đốc Công an tỉnh Cao Bằng (thứ 3 từ phải qua) cùng các thành viên đoàn công tác của NHCSXH, Công an tỉnh Cao Bằng tặng quà Tết cho hộ vay vốn chấp hành xong án phạt tù.
(PLVN) -  Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg ngày 17/8/2023 về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù, chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Cao Bằng đã nhanh chóng bắt tay vào thực hiện. Ngân hàng đã phối hợp chặt chẽ với Công an, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác các cấp tiến hành rà soát, lựa chọn đối tượng có nhu cầu để hoàn thiện hồ sơ và giải ngân kịp thời nguồn vốn hỗ trợ.