Đồng bằng sông Cửu Long sẽ có 774 km đường cao tốc

Các dự án cao tốc sẽ góp phần thúc đẩy phát triển vùng ĐBSCL.
Các dự án cao tốc sẽ góp phần thúc đẩy phát triển vùng ĐBSCL.
(PLVN) - Đây là một trong những nội dung được Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa đề cập trong trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội đối với việc xây dựng đường cao tốc cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Đại biểu Quốc hội (Đoàn Đại biểu Quốc hội TP HCM) Tô Thị Bích Châu chất vấn Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: Vì sao vừa qua việc xây dựng đường cao tốc cho Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tỷ lệ rất thấp so với vùng khác (100 km cao tốc ở ĐBSCL với 2.000 km cao tốc của khu vực phía Bắc)? Đề nghị Phó Thủ tướng có giải pháp cụ thể và căn cơ để tạo cú hích cũng như tạo động lực cho ĐBSCL phát triển kinh tế - xã hội.

Vấn đề này, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng trả lời như sau: Về tình hình đầu tư hệ thống đường bộ cao tốc, theo số liệu thống kê, đến nay cả nước có 1.139 km đường cao tốc đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, trong đó khu vực phía Bắc có 898 km (không phải 2.000 km), miền Trung có 127 km, khu vực Đông Nam Bộ có 74 km và khu vực ĐBSCL có 40 km. Ngoài ra, hiện nay đã hoàn thành 80 km đoạn từ Cao Lãnh - Vàm Cống - Rạch Sỏi cơ bản đáp ứng tiêu chuẩn đường cao tốc. Như vậy, khu vực ĐBSCL có khoảng 120 km đường cơ bản đáp ứng tiêu chuẩn đường cao tốc đã hoàn thành và đưa vào sử dụng.

Theo quy hoạch phát triển mạng lưới đường cao tốc Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 326/QĐ-TTg), vùng ĐBSCL sẽ hình thành 5 trục cao tốc có tổng chiều dài 998 km với lộ trình đầu tư đến năm 2020, hoàn thành khoảng 349km. Có thể nói tiến độ đầu tư xây dựng hệ thống đường cao tốc vùng ĐBSCL còn chậm so với quy hoạch được duyệt, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh nói riêng và khu vực nói chung. 

Nguyên nhân, theo Phó Thủ tướng là do đặc điểm khu vực có nền địa chất phức tạp, địa hình chia cắt bởi nhiều sông, kênh, rạch nên phải xử lý nền đất yếu, xây dựng nhiều cầu, dẫn đến suất đầu tư cho các công trình lớn, thời gian thực hiện kéo dài. Nguồn vốn đầu tư công trong thời gian vừa qua bố trí cho ngành giao thông còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu; nguồn vốn vay ODA ngày càng kém ưu đãi; thu hút đầu tư theo hình thức PPP gặp nhiều khó khăn do thời gian vay vốn kéo dài, trong khi nguồn vốn của tổ chức tín dụng chủ yếu là ngắn hạn, dẫn đến khó khăn trong cân đối nguồn vốn.

Bên cạnh đó, thực tế triển khai một số dự án BOT ngành Giao thông thời gian qua cũng cho thấy, trong điều kiện chưa có quy định pháp luật về cơ chế chia sẻ rủi ro, đặc biệt là rủi ro về doanh thu, dẫn đến việc huy động vốn tín dụng để triển khai đầu tư các dự án BOT ngành Giao thông thời điểm hiện nay là rất khó khăn. Ngay cả một số dự án có nhu cầu vận tải lớn, khả thi về tài chính (như cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận) cũng rất khó khăn trong việc huy động vốn tín dụng.

Để khắc phục tồn tại nêu trên, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) và các cơ quan liên quan rà soát, điều chỉnh quy hoạch một cách hợp lý; tập trung hoàn thành các dự án đang triển khai như tuyến Trung Lương - Mỹ Thuận, cầu Mỹ Thuận 2, tuyến Mỹ Thuận - Cần Thơ; ưu tiên nguồn lực trong kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025, tích cực kêu gọi đầu tư theo hình thức PPP để phấn đấu đầu tư thông tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông cũng như các tuyến cao tốc trục ngang khu vực ĐBSCL, đáp ứng nhu cầu vận tải, phát huy hiệu quả đầu tư của các công trình như sân bay, cảng biển..., thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của khu vực.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ GTVT đang xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Đối với vùng ĐBSCL, ngoài việc bố trí vốn để hoàn thành các dự án cao tốc đang triển khai dở dang, Bộ GTVT đang đề xuất đầu tư mới giai đoạn phân kỳ của 07 dự án với chiều dài khoảng 774 km, tổng vốn đầu tư khoảng 64.554 tỷ đồng, trong đó nhu cầu vốn trong giai đoạn 2021-2025 khoảng 37.272 tỷ đồng, bao gồm các đoạn: Cần Thơ - Cà Mau, Chơn Thành - Đức Hòa, Đức Hòa - Mỹ An, Mỹ An - Cao Lãnh, An Hữu - Cao Lãnh (thuộc tuyến cao tốc Hồng Ngự - Trà Vinh), Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu. 

Sau khi được Quốc hội giao tổng nguồn vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, Thủ tướng Chính phủ sẽ chỉ đạo Bộ GTVT phối hợp với các bộ, ngành, địa phương rà soát, sắp xếp, lựa chọn các dự án quan trọng, cấp bách theo đúng nguyên tắc và tiêu chí phân bổ tại Nghị quyết số 972/2020/UBTVQH14 để Chính phủ trình Quốc hội chấp thuận làm cơ sở triển khai thực hiện.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.