Đồng bằng sông Cửu Long: “Đột phá” khâu cá giống để cá tra phát triển bền vững

Để phát triển cá tra bền vững cần phải quan tâm và đột phá ở khâu cá giống
Để phát triển cá tra bền vững cần phải quan tâm và đột phá ở khâu cá giống
(PLO) - Muốn cá tra phát triển bền vững, ổn định và chiếm lĩnh thị trường quốc tế cần đặc biệt quan tâm đến khâu sản xuất và đầu ra. Để tạo ra những sản phẩm “vừa lòng” các thị trường khó tính phải bắt đầu từ điều căn cơ nhất chính là cá giống. “Đột phá” công đoạn tạo ra cá giống sẽ là “bàn đạp” tạo nên một thị trường cá tra hùng mạnh.

Ngày 14/10 tại An Giang đã diễn ra hội thảo lấy ý kiến góp ý đề án “Liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tại An Giang do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) và UBND tỉnh An Giang phối hợp tổ chức. Hội thảo thu hút nhiều địa phương và các doanh nghiệp tham gia ý kiến, thảo luận.

Cá giống là “đầu câu chuyện” cá tra

Cá tra là sản phẩm chủ lực của ngành Thuỷ sản Việt Nam sau con tôm. Nhiều năm qua, số lượng cá giống đã tăng nhanh chóng về chất lượng và số lượng. Toàn vùng ĐBSCL có 108 cơ sở cho sinh sản nhân tạo cá tra và gần 1.900 hộ ương dưỡng cá giống với diện tích trên 1.500 ha, sản lượng cá bộ sản xuất ước đạt 16,5 tỷ con, tập trung tại các tỉnh như: An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ... trong đó An Giang là tỉnh sản xuất và cung ứng cá tra giống chủ yếu của khu vực ĐBSCL. Tuy nhiên, hiện nay việc sản xuất giống và phát triển cá tra vẫn còn một số hạn chế nhất định.

Theo Tổng cục Thuỷ sản năm 2016, tình hình nuôi chế biến và xuất khẩu cá tra ở vùng ĐBSCL gặp nhiều khó khăn do tác động của biến đổi khí hậu, hạn mặn, rào cản kỹ thuật của nhiều nước trên thế giới, giá cả thất thường không ổn định. Ngoài ra vấn đề sản xuất vẫn rời rạc, thiếu liên kết, công tác quản lý vẫn chưa được coi trọng, việc sản xuất con giống, nuôi cá tra thương phẩm, chế biến và tiêu thụ không có liên kết luôn tiềm ẩn các mối nguy về mất cân đối cung cầu, khó bình ổn giá, đảm bảo người nuôi có lãi. Đặc biệt là khó kiểm soát về mất vệ sinh an toàn thực phẩm.

Để giải thiểu các rủi ro không đáng có từ thị trường không còn cách nào khác là phải liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm, chỉ có liên kết mới đảm bảo phát triển bền vững ngành Cá tra trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay.

Từ đó việc thực hiện đề án liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao cho vùng ĐBSCL là cần thiết. Theo đề án, An Giang sẽ được định hướng  trở thành trung tâm giống cá tra công nghệ cao cung cấp con giống chất lượng cao theo hướng liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp từng bước đáp ứng đủ về nhu cầu con giống cá tra có chất lượng tốt cho vùng ĐBSCL, góp phần tái tạo ngành Cá tra theo hướng bền vững và hiệu quả hướng đến quản lý chặt chẽ và bền vững thông qua các mối liên kết.

Là tỉnh “tiên phong” trong việc nuôi và phát triển thị trường cá tra, An Giang có những tố chất của một trung tâm sản xuất cá giống công nghệ cao của vùng. Là địa phương có nguồn lao động dồi dào, điều kiện kinh tế - xã hội phù hợp, đồng thời điều kiện khí tượng ôn hoà, địa hình thuận lợi để phát triển sản xuất cá tra. Bên cạnh đó, An Giang là một trong những chiếc nôi của giống cá tra, có nhà máy sản xuất cá tra lớn và cung cấp nguồn cá tra xuất khẩu lớn trong cả nước, vì vậy chọn An Giang là “ngọn cờ đầu” trong phát triển cá tra là hợp lý.

Theo định hướng của đề án, đến năm 2020 có 1.000 ha tham gia chuỗi. Đạt 50% diện tích ương giống cá tra khu vực ĐBSCL. Cung cấp khoảng 50% nhu cầu giống cá tra tương đương 1,75 tỷ giống cá tra cung cấp cho An Giang và khu vực ĐBSCL. Đến năm 2025 cung cấp 70% nhu cầu giống cá tra tương đương 2,45 – 2,8 tỷ giống cá tra cung cấp cho An Giang và khu vực ĐBSCL. Toàn bộ con giống cá tra của chuỗi sản xuất phải được doanh nghiệp bao tiêu theo giá sàn thoả thuận từng thời điểm thu mua. Doanh nghiệp tham gia thực hiện liên kết 3 cấp ít nhất 4 -6 doanh nghiệp.

Theo tiêu chí liên kết 3 cấp được xác định đơn vị cấp 1 sẽ được Nhà nước đặt hàng cung cấp đàn cá tra bố mẹ tuyển chọn các tình trạng tốt cung cấp cho đơn vị cấp 2. Đơn vị cấp 2 là trung tâm giống thuỷ sản An Giang, trung tâm giống thuỷ sản cấp 1 của tỉnh, các trại giống liên kết sản xuất, cung cấp cá tra bột cho vùng ương cấp 3.

Đơn vị cấp 3, xã hội hoá các vùng ương giống cá tra tập trung sản xuất, cung cấp giống cá tra cho nuôi thương phẩm theo liên kết chuỗi sản xuất và tiêu thụ với sự tham gia của doanh nghiệp chế biến, cá tra xuất khẩu làm hạt nhân của chuỗi liên kết. Vùng ương giống được doanh nghiệp đầu tư thức ăn, đồng thời toàn bộ cá giống được doanh nghiệp bao tiêu theo giá sàn thoả thuận từng thời điểm thu mua. Để thực hiện đề án trên cần tăng cường các giải pháp về cơ chế, chính sách, thị trường về tổ chức và quản lý sản xuất, về khoa học công nghệ, môi trường, dịch bệnh...  

Ông Lâm Quang Thi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho biết, cá tra cùng lúa gạo là 2 mặt hàng được Chính phủ công nhận là sản phẩm chiến lược quốc gia, riêng cá tra trong chuỗi từ sản xuất nuôi trồng chế biến và xuất khẩu vấn đề quan tâm nhất hiện nay là sản xuất giống và xuất khẩu. Vì vậy, vấn đề được doanh nhiệp và người dân quan tâm là phải làm thế nào để có được giống cá đạt chất lượng cao và thu lại nguồn lợi lớn cho người dân nuôi cá.

Doanh nghiệp là nòng cốt đóng vai trò quan trọng trong đề án

Tại hội thảo, nhiều thành phần, các cấp lãnh đạo của các tỉnh và các doanh nghiệp sản xuất cá tra đã cho ý kiến và thảo luận về nhiều vấn đề của đề án. Đề án xác định doanh nghiệp là thành phần quan trọng trong thực hiện đề án. Nhiều doanh nghiệp đặt vấn đề về sự lo lắng đối với cấp 2 và cấp 3. Vì cần phải có giải pháp quản lý những hộ nông dân nuôi cá, tránh những trường hợp nông dân  mua cá bột trôi nổi ngoài thị trường làm ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm.

Ông Đặng Quốc Tuấn, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Việt Úc cho biết, đây là hội thảo định hướng chiến lược đường dài của phát triển cá tra. Việc đề ra đề án và tập trung thực hiện trong giai đoạn này là cần thiết. Theo ông Tuấn, trong quá trình thực hiện đề án liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao cần phải có cơ chế chính sách cụ thể cho giống cá tra. Đồng thời, trong 3 giai đoạn cần tập trung nhiều vào giai đoạn thứ 2.

“Công đoạn từ cá cha mẹ chất lượng cao ra cá giống đòi hỏi chất lượng rất cao. Cần phải hình thành các hệ thống chuẩn mực, quy định chặt chẽ tránh trường hợp người dân nuôi cá ở phân đoạn thứ 3 bị ảnh hưởng nghiêm trọng”, ông Tuấn nói. 

Bên cạnh đó, thời gian qua người dân gặp khó khăn nhiều ở đầu ra. Giá cả bấp bênh không ổn định. Một thời gian dài mất lợi thế vì không có “ông lớn” đủ mạnh để xây dựng thương hiệu bền vững. Từ đó vấn đề thương hiệu cần phải đặc biệt quan tâm xây dựng.

* Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám:

Cá tra là sản phẩm có lợi thế cạnh tranh của Việt Nam và ĐBSCL, tạo nên nhiều thuận lợi về kinh tế. Bên cạnh đó, Việt Nam có hệ thống giám định chất lượng, chế biến, xuất khẩu năng động. Vì vậy cần phải có trách nhiệm chế biến, xuất khẩu đáp ứng các thị trường khó tính. Trong vòng chục năm qua cá tra đã chiếm lĩnh thị trường tạo ra khối lượng sản phẩm rất lớn. Nếu thị trường tốt có thể mở trên 10.000 ha, sản lượng gấp 2-3 lần hiện nay. Mặc dù cá tra có “duyên” với ĐBSCL nhưng cũng rất lận đận. 

Con cá tra hiện nay chưa có vai trò của doanh nghiệp trong những khâu đầu vào làm ngược quy trình so với tôm. Vì vậy cần làm quyết liệt, đột phá khâu giống, tập trung quyết liệt, xây dựng thương hiệu, thích ứng được các thị trường khắt khe nhất và truy xuất được nguồn gốc. Về vấn đề định hướng cần xác định đây là khâu mang tính đột phá hoàn thiện cá tra. Doanh nghiệp là nòng cốt đóng vai trò quan trọng trong đề án. Phải phát huy tiềm năng và thế mạnh của chúng ta hiện nay có để góp phần ổn định và phát triển bền vững thị trường cá tra.

* Ông Phan Văn Ninh, Chủ tịch Hiệp hội Thuỷ sản tỉnh An Giang: 

Mô hình mẫu liên kết trong thời gian vừa qua đã giải quyết được bài toán rất lớn. Người dân có thể ít vốn hoặc trong bối cảnh thiếu vốn vẫn có thể làm ăn được khiến người dân rất an tâm. Đó là những điểm nổi trội cần phát huy. Tuy nhiên, cần suy nghĩ bổ sung để hoàn thiện hơn vì hiện tại  mùa thuận hội viên ương giống đạt tỷ lệ cao 10 -15% nhưng khi vào mùa nghịch đầu mùa mưa thì số nuôi không đạt, tỷ lệ hao hụt rất cao. Vì vậy, thực tế hiện nay là con giống vẫn còn chịu áp lực môi trường nếu giải quyết vấn đề này con giống và sản xuất, xuất khẩu đều đặn. 

* Ông Nguyễn Văn Công, Giám đốc Sở NNN&PTNT tỉnh Đồng Tháp:

 Con giống là quan trọng trong phát triển cá tra. Khi có con giống sạch bệnh là căn cơ mang lại hiệu quả cao, nâng chất lượng và thương hiệu. Đây thực sự là mong muốn chung của người làm giống, người nuôi cá thương phẩm và các cơ quan ban ngành nhà nước. Đồng Tháp là tỉnh có số lượng làm giống cá tra hùng hậu, mỗi năm làm ra khoảng 1,5 tỷ con giống. Các vùng nuôi chưa được quy hoạch, vùng nuôi chưa được hỗ trợ, các chính sách vẫn chưa đồng bộ, chưa có quy định cụ thể về chính sách đất đai nên mỗi nơi vận dụng cũng khác. 

* Ông Đặng Quốc Tuấn, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Việt Úc:

Để phát triển ngành Cá tra cần giải quyết 2 bài toán: sản xuất và đầu ra. Về chất lượng cần ứng dụng công nghệ vượt trội, chọn lọc đàn cá bố mẹ chất lượng ổn định theo thời gian. Sẽ tạo tiền đề rất khác cho ngành cá. Nếu áp dụng giải pháp đột phá tự tin 3 - 5 năm phân khúc sản xuất cá tra sẽ  tạo đột phá.  Bài toán còn lại là phần đầu ra, hiện tại chưa chủ động về chất lượng. Theo đó, ông Tuấn so sánh cá tra với cá hồi.  Đặt vấn đề, tại sao họ có thể thu lợi nhuận xuyên suốt còn mình thì không? Nếu làm đúng cách cá tra Việt Nam sẽ thực sự phát triển như cá hồi.

Tin cùng chuyên mục

Những xe hàng đầu tiên vào Công viên Logistics Viettel.

Viettel phát triển hạ tầng logistics tại Lạng Sơn: Góp phần giải quyết ách tắc hàng hóa ở cửa khẩu phía Bắc

(PLVN) - Khi Công viên logistics Viettel (ở cửa khẩu Đồng Đăng, Lạng Sơn) hoàn thành đầu tư các hạng mục và đi vào hoạt động, hứa hẹn sẽ mang lại hiệu quả tối ưu cho vận tải hàng hóa Việt Nam xuất khẩu, giải quyết tình trạng quá tải tại cửa khẩu, rút ngắn thời gian thông quan.

Đọc thêm

Khởi động dự án cáp ngầm biển đưa lưới điện quốc gia ra Côn Đảo

Khởi động dự án cáp ngầm biển đưa lưới điện quốc gia ra Côn Đảo
(PLVN) -  Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Liên danh Công ty cổ phần Tập đoàn PC1 - Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Điện 4 (Liên danh PC1 – PECC4) vừa tổ chức Lễ ký kết Hợp đồng Gói thầu HH01-DZCĐ Thiết kế, cung cấp thiết bị và thi công xây dựng đoạn cáp ngầm biển (EPC) thuộc Dự án Cấp điện từ lưới điện quốc gia cho huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Sẽ quy định cụ thể trách nhiệm và cách thức sàn thương mại điện tử khấu trừ, nộp thay thuế

 Sẽ quy định cụ thể trách nhiệm và cách thức sàn thương mại điện tử khấu trừ, nộp thay thuế
(PLVN) - Bộ Tài chính sẽ xây dựng nghị định quy định chi tiết về phạm vi trách nhiệm và cách thức các nhà quản lý sàn giao dịch thương mại điện tử (TMĐT) thực hiện khấu trừ, nộp thuế thay, kê khai số thuế đã khấu trừ đối với các giao dịch kinh doanh trên sàn của các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

Doanh nghiệp đánh giá tích cực về ngành Thuế, Hải quan

Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công
(PLVN) - Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Tấn Công cho biết, VCCI nhận được nhiều ý kiến doanh nghiệp (DN) đánh giá tích cực về ngành thuế và hải quan trong việc giúp DN hoàn thành nghĩa vụ thuế nhanh hơn, thuận lợi hơn, chuyên nghiệp hơn.

Biến chất thải thành nguyên liệu sản xuất

Ông Hồ Kiên Trung - Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phát biểu tại Diễn đàn. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Mối quan hệ giữa quản lý chất thải và nền kinh tế tuần hoàn đã được thể hiện mạnh mẽ qua quan điểm coi chất thải là tài nguyên và nguyên liệu sản xuất. Hiện nay đã xuất hiện nhiều doanh nghiệp thu mua xử lý chất thải để biến thành nguyên liệu đầu vào.

Tổng cục Thuế quán triệt công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Tổng cục Thuế quán triệt công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy
(PLVN) -Tổng cục Thuế yêu cầu, cùng với việc quyết tâm thực hiện sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, các đơn vị cần tăng cường công tác quản lý nội ngành, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ và trong công tác quản lý thuế để phấn đấu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao, đặc biệt là nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước.

Ngân hàng “thúc” cập nhật sinh trắc học trước “giờ G”

Các ngân hàng đồng loạt “thúc” khách hàng cập nhật sinh trắc học. (Ảnh: VCB)
(PLVN) - Từ ngày 01/01/2025, các tài khoản ngân hàng chưa đối chiếu, chưa cập nhật sinh trắc học sẽ bị dừng giao dịch trực tuyến. Đây là lý do khiến các ngân hàng đang đồng loạt triển khai các chương trình nhằm thúc đẩy khách hàng thực hiện cập nhật sinh trắc học.

Xuất khẩu 2025 sẽ gặp nhiều thuận lợi

Xuất nhập khẩu đạt kết quả cao trong năm 2024. (Ảnh: VnEconomy)
(PLVN) -  Trên đà thuận lợi của xuất nhập khẩu 2024, Bộ Công Thương dự tính, xuất khẩu năm 2025 sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt, nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới đã ổn định trở lại, các thị trường truyền thống phục hồi nhu cầu…

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường
(PLVN) - Ngày 10/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận cùng bà Aler Grubbs, Giám đốc quốc gia Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và bà Martina Stepheny, Giám đốc cấp cao tổ chức FOUR PAWS International (FPI) đồng chủ trì Diễn đàn cấp cao năm 2024 về Một sức khỏe phòng chống dịch bệnh từ động vật sang người.

Tận dụng các FTA giúp ngân hàng tăng doanh thu

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương).
(PLVN) - Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, cơ hội từ các FTA giúp ngân hàng tăng được số lượng khách hàng, tăng doanh thu. Bởi số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, tham gia vào các FTA, nếu họ tận dụng hiệu quả thì đây là nguồn khách hàng tiềm năng cho hệ thống ngân hàng. Như vậy, trước mắt các cán bộ ngân hàng phải hiểu rõ, hiểu sâu để tận dụng, thực thi các FTA.