Đông Bắc nước Mỹ đối mặt với trận bão tuyết lịch sử

Đông Bắc nước Mỹ đối mặt  với trận bão tuyết lịch sử
(PLO) - Khu vực Đông Bắc nước Mỹ đang phải hứng chịu một trận bão tuyết dữ dội, với lượng tuyết rơi dày đến 53cm đã được ghi nhận tại một thị trấn của bang Massachusetts.
Hàng ngàn chuyến bay đã phải hủy bỏ khi tuyết rơi dày di chuyển từ các tiểu bang ở khu vực Trung Tây sang phía Tây nước Mỹ. Thống đốc các tiểu bang New York và New England đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp và khuyến cáo người dân ở trong nhà để tránh bão tuyết. 
“Tuyết sẽ rơi rất nhiều và có gió mạnh. Chúng tôi đang lo ngại sẽ xảy ra hiện tượng whiteout khi có gió lớn và tuyết rơi” – ông Jason Tuell, thuộc Cơ quan thời tiết quốc gia Mỹ cho hay. Whiteout là hiện tượng mất khả năng quan sát giữa ánh sáng ban ngày. 
Theo trang web FlightAware.com, trong ngày 2/1, đã có hơn 2.200 chuyến bay buộc phải hủy bỏ và đến rạng sáng ngày 3/1, hơn 1.000 chuyến bay dự kiến cất cánh trong ngày 3/1 cũng đã buộc phải hủy lịch trình. Nhiều trường học và các doanh nghiệp đã phải đóng cửa khi giới chức cảnh báo tình hình bão sẽ còn tồi tệ hơn. 
Đến cuối ngày 2/1, Cơ quan thời tiết quốc gia Mỹ cho biết các quan sát không chính thức đã ghi nhận lượng tuyết dày đến 53cm ở Boxford, phía Bắc Boston. Các khu vực khác của bang Massachusetts cũng như New York cũng ghi nhận lượng tuyết rơi tương đương. Các khu vực khác của các bang phía Đông Bắc nước Mỹ như Vermont, New Hampshire và Maine dự kiến cũng sẽ trải qua tình trạng tuyết rơi dày tương tự. Tình hình càng trở nên nghiêm trọng hơn tại các khu vực này bởi nhiều người dân hiện vẫn không có điện bởi một cơn bão băng xảy ra trước đó. 
Giới chức cơ quan thời tiết đã ban hành cảnh báo bão tuyết đối với khu vực Long Island thuộc New York, với lượng tuyết rơi dự kiến sẽ đạt khoảng 25cm. Một số trường học đã đóng cửa trong ngày 3/1 và Thống đốc New York Andrew Cuomo đã yêu cầu đóng cửa 3 tuyến đường cao tốc chính trong đêm 2/1. Cơn bão tuyết này được xem là một phép thử sớm đối với Thị trưởng thành phố New York Bill de Blasio sau khi ông vừa nhậm chức hôm 1/1 vừa qua. Trước đó, ông De Blasio đã chỉ trích người tiền nhiệm Michael Bloomberg về phản ứng của ông này trong một trận bão tương tự xảy ra cuối năm 2010. Ông de Blasio đã thúc giục người dân New York ở trong nhà trong điều kiện khắc nghiệt này. 
Trong khi đó, cơn bão ập đến chỉ vài ngày trước khi Thị trưởng Boston Thomas Menino kết thúc 20 năm cầm quyền. Ông này đã tuyên bố lệnh cấm đỗ xe và yêu cầu các trường học đóng cửa trong ngày 3/1. “Cần phải có các biện pháp đề phòng và di chuyển bằng các phương tiện giao thông công cộng và chú ý đến những người khác” – ông Thị trưởng thúc giục người dân thành phố. 
Còn Thống đốc Massachusetts Deval Patrick cũng đã đóng cửa các văn phòng của bang từ sáng 2/1 và cho các nhân viên nghỉ việc tiếp trong ngày 3/1. Ông Patrick cũng cảnh báo người dân không ở ngoài trời quá lâu vì thời tiết lạnh giá. “Hạn chế tối thiểu các hoạt động ngoài trời. Nhiệt độ bên ngoài rất nguy hiểm” – ông nói.
Ở các bang phía Nam, tình trạng bão tuyết cũng sẽ rất nghiêm trọng, đặc biệt là ở New Jersey và phía Đông Pennsylvania. Tuyết phủ dày trên đường phố được cho là nguyên nhân dẫn đến một vụ đụng xe ở Indiana khiến một người thiệt mạng và hơn chục người khác bị thương khi một chiếc xe tải mất lái và đâm vào một chiếc xe buýt chở 50 người. Một công nhân ở một cơ sở lưu trữ muối ở Philadelphia cũng đã thiệt mạng vì bị đống muối đổ trúng người. 
Tại Canada, nhiệt độ đã xuống thấp đến -26 độ C tại các vùng Montreal và Winnipeg. Nhiệt độ này cộng với yếu tố gió lạnh càng khiến cho thời tiết trở nên buốt giá hơn. Nhà khí tượng học Bernard Duguay thuộc Viện Môi trường Canada cho hay, trong ngày 2/1, tại khu vực trung tâm Quebec đã ghi nhận nhiệt độ thực tế xuống đến - 46 độ C. Cơn bão tuyết dự kiến sẽ còn nghiêm trọng hơn. 
(Theo báo nước ngoài)

Tin cùng chuyên mục

Hình ảnh tại cuộc họp.

Hoạt động mới của Tổng thống Ukraine Zelensky

(PLVN) - Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 28/3 đã gặp phái đoàn của nhóm Đổi mới châu Âu thuộc Nghị viện châu Âu do Chủ tịch nhóm Valérie Hayer đứng đầu, tờ Ukrinform dẫn thông tin từ Văn phòng Tổng thống Ukraine cho biết.

Đọc thêm

Việt Nam phát biểu chung đại diện nhóm các nước tại Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền

 Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn Thường trực của Việt Nam tại Liên hợp quốc phát biểu tại Phiên họp. Ảnh: Anh Hiển/TTXVN
(PLVN) - Theo tin từ Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc (LHQ), Tổ chức Thương mại thế giới và các Tổ chức quốc tế khác tại Geneva, trong khuôn khổ Khóa họp 55 của Hội đồng Nhân quyền (HĐNQ) LHQ tại Geneva, Thụy Sĩ, ngày 27/3, Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn đã có bài phát biểu chung trong Phiên thảo luận chung tại đề mục về việc theo sát và thực hiện Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna (VDPA) với chủ đề về bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu người dân trong xung đột vũ trang, thu hút đông đảo các nước tham gia quan tâm và đồng bảo trợ.

Việt Nam – Hoa Kỳ thúc đẩy việc triển khai các thỏa thuận cấp cao

Hình ảnh tại Đối thoại.
(PLVN) - Nhận lời mời của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và triển khai thực hiện Tuyên bố chung giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tháng 9/2023 về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên Đối tác chiến lược toàn diện, ngày 25/3, tại thủ đô Washington D.C., Hoa Kỳ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Ngoại trưởng Antony Blinken đã đồng chủ trì Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ nhất.