Đông Anh, Gia Lâm (Hà Nội) có thể lên quận vào 2023

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  TP sẽ hỗ trợ và quyết tâm đưa hai huyện Đông Anh, Gia Lâm lên quận vào năm 2023, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói vào sáng 12/10, tại buổi tiếp xúc cử tri huyện Gia Lâm trước Kỳ họp thứ tư.
Một góc Khu công nghiệp Bắc Thăng Long, huyện Đông Anh.
Một góc Khu công nghiệp Bắc Thăng Long, huyện Đông Anh.

Ông Đinh Tiến Dũng cho hay, TP đặt mục tiêu giai đoạn 2021 - 2025 có 3 - 5 huyện lên quận, nhưng "nếu dàn hàng ngang thì khó thành công". Vì thế, TP chọn Đông Anh và Gia Lâm. "Lãnh đạo TP đang cùng các huyện đánh giá, từng bước báo cáo các cấp thẩm quyền, cố gắng năm 2023 hai huyện này sẽ lên được quận", Bí thư Thành ủy Hà Nội cho biết.

Theo chương trình Thành ủy Hà Nội ban hành trước đó, 5 huyện sẽ lên quận giai đoạn 2021 - 2025 gồm: Hoài Đức, Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, Đan Phượng; và 3 huyện lên quận giai đoạn 2026 - 2030 gồm: Thanh Oai, Thường Tín, Mê Linh.

Qua quá trình xây dựng phát triển, Hà Nội từ chỗ chỉ có 4 quận lõi gồm Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng đã tăng lên 12 quận như ngày nay (thêm 8 quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Hà Đông, Hoàng Mai, Long Biên, Tây Hồ và Thanh Xuân).

Huyện Đông Anh diện tích hơn 180km2, dân số khoảng 380.000, có 23 xã, một thị trấn. Huyện Gia Lâm diện tích gần 115km2, dân số 280.000, có 20 xã và 2 thị trấn.

Tại buổi tiếp xúc, chia sẻ với cử tri về những vấn đề an sinh xã hội, ông Dũng cho biết, quá trình phát triển của Thủ đô đã cho thấy rất nhiều bất cập, trong đó có vấn đề ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, trường học và phòng cháy, chữa cháy.

Vừa qua, TP chủ yếu phát triển hướng vào trung tâm, cư dân thu hút vào nội đô, gây áp lực cho hạ tầng kinh tế - xã hội. Phường Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai) có tới 90.000 dân, trong khi quy định hiện hành, mỗi xã phường chỉ có một trường tiểu học, một trường trung học và một trạm y tế. "Với phường 90.000 dân như vậy thì làm gì mà không thiếu trường học, thiếu cơ sở y tế. Cho nên chúng ta phải xem xét lại những vấn đề này", ông Đinh Tiến Dũng nói.

Để giải quyết những bất cập, Hà Nội cùng các cơ quan Trung ương đã tập trung cho việc xây dựng tuyến vành đai 4 vùng Thủ đô, tổng mức đầu tư 87.000 tỷ đồng, dài 112km, đi qua Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh. TP cũng đang tập trung giải quyết những dự án giao thông chậm tiến độ. Bí thư Thành ủy Hà Nội cho biết, nếu năm 2021, TP và cơ quan Trung ương không quyết tâm thì tuyến đường sắt Cát Linh - Yên Nghĩa không thể khai thác.

Với dự án đường sắt Nhổn - ga Hà Nội, dự kiến đưa vào vận hành hơn 8km trên cao từ Nhổn đến Voi Phục cuối 2022. Phần đi ngầm dài hơn 4km của tuyến đường sắt này gặp vướng mắc về vấn đề giải phóng mặt bằng, hiện đã được giải quyết. "Đây là dự án quan trọng, bởi nếu không làm đường sắt đô thị thì không giải quyết được vấn đề giao thông, khói bụi, ô nhiễm môi trường", ông Đinh Tiến Dũng nói.

Đề cập về vấn đề thủ tục hành chính của TP, ông Đinh Tiến Dũng nói: "Người ta nói Hà Nội không vội được đâu. Tôi rất trăn trở với câu này, nghĩa đen cũng có, nghĩa bóng cũng có". Ngay trên địa bàn Gia Lâm, muốn xây một ngôi trường cấp 3 mà địa phương xin 3 năm không được.

Bí thư Thành ủy Hà Nội thông tin, vừa qua TP đã tạo bước đột phá khi phân cấp, ủy quyền đối với 634 thủ tục hành chính. Nhưng đây mới là bước đầu, sắp tới, TP sẽ rà soát, phân cấp, ủy quyền mạnh hơn nữa cho các quận, huyện, thị xã.

Dự án Novaworld Phan Thiết đang được tỉnh Bình Thuận xem xét giải quyết khó khăn về thủ tục pháp lý.

Bài 2: Chính quyền địa phương vào cuộc, hàng trăm dự án được 'gỡ khó'

 - Hiện nay, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản hướng dẫn tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho 142 dự án bất động sản, nhà ở trong tổng số 191 dự án mà các địa phương đã báo cáo. Riêng Thành phố Hồ Chí Minh đã tháo gỡ khó khăn cho 44 dự án trong tổng số 148 dự án bị vướng mắc, đạt 30%.
Bất động sản biển tạo sóng lớn 2024

Bất động sản biển tạo sóng lớn 2024

(PLVN) -  Ngân hàng hạ lãi suất, dòng tiền được rút ra… nhưng không ít nhà đầu tư đang phải “vò đầu bứt tai” tìm kiếm bến đỗ đầu tư phù hợp khi kênh đầu tư ngoài bất động sản tiềm ẩn rủi ro, phân khúc đầu tư bất động sản với dòng vốn nhỏ thì đã tuyệt chủng.
Bài 1: Cuộc giải cứu bất động sản đặc biệt chưa từng có

Bài 1: Cuộc giải cứu bất động sản đặc biệt chưa từng có

(PLVN) - Ngay trong quý I/2024, thị trường bất động sản ghi nhận sự quay trở lại của hàng loạt dự án cũ được tái khởi động, dự án mới mở bán, chủ đầu tư tung chính sách có lợi cho người mua nhà, hoạt động các sàn môi giới sôi động. Lãi suất ngân hàng giảm gia tăng niềm tin khách hàng, thanh khoản trên thị trường ghi nhận sức hút đến từ phân khúc chung cư và đất nền đô thị lớn, đô thị công nghiệp đặc biệt tháng 3/2024 lên đến hàng nghìn tỷ đồng/tuần.
Ảnh minh họa từ internet.

Bắc Ninh: Phê duyệt kế hoạch LCNT một số gói thầu dự án ĐTXD ĐT 282B đoạn từ ĐT 285 đi đường dẫn cầu Bình Than

(PLVN) - Ngày 19/3/2024, UBND tỉnh Bắc Ninh đã có Quyết định số 279/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu (LCNT) một số gói thầu phục vụ công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) thuộc dự án Đầu tư xây dựng (ĐTXD) ĐT 282B đoạn từ ĐT 285 đi đường dẫn cầu Bình Than, huyện Gia Bình.
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị trao Quyết định phê duyệt Đồ án Quy hoạch chung thành phố và Khu kinh tế cửa khẩu Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang đến năm 2040 cho Lãnh đạo thành phố Hà Tiên.

TP Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang phát triển theo mô hình "lưỡng cực, nhất thể, đa trung tâm"

(PLVN) - Ngày 15/3/2024, tại TP Hà Tiên, UBND tỉnh Kiên Giang phối hợp với Bộ Xây dựng công bố Quyết đựng của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đồ án Quy hoạch chung TP và Khu kinh tế cửa khẩu Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang đến năm 2040. Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị và đại diện các ngành chức năng liên quan, lãnh đạo Quân khu 9 và tỉnh Kiên Giang tham dự hội nghị.
Toàn cảnh diễn đàn

Diễn đàn Mùa Xuân lần thứ IV - vinh danh các thương hiệu bất động sản

(PLVN) -  Sáng 15/3 tại Hà Nội, Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam (Reatimes) và Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam (VIRES) phối hợp tổ chức Sự kiện thường niên: Diễn đàn Bất động sản Mùa Xuân lần thứ IV và Lễ Vinh danh thương hiệu Bất động sản dẫn đầu năm 2023 - 2024. Sự kiện được tổ chức dưới sự chỉ đạo của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam.
Thị trường bất động sản Tây Nam Bộ: “Miền đất hứa” cho các nhà đầu tư

Thị trường bất động sản Tây Nam Bộ: “Miền đất hứa” cho các nhà đầu tư

(PLVN) - Nhận định về thị trường bất động sản (BĐS) năm 2024, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, đây là năm bản lề trong chu kỳ tăng trưởng mới của thị trường BĐS Việt Nam. Trong đó, với những lợi thế cũng những tiềm năng vốn có, thị trường BĐS khu vực Tây Nam Bộ được đánh giá là điểm sáng về biên độ lợi nhuận trong năm 2024, sẽ là “miền đất hứa” chờ các “đại bàng” về làm tổ.
Toàn cảnh Tọa đàm. (ảnh: UNDP)

Việc công khai thông tin đất đai được cải thiện

(PLVN) - Việc công khai thông tin quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (SDĐ) cấp huyện và bảng giá đất cấp tỉnh trên cổng thông tin điện tử (TTĐT) của chính quyền cấp tỉnh và cấp huyện trong năm 2023 đã có sự cải thiện đáng kể so với năm 2021 và 2022.
Hình ảnh minh họa từ Internet.

Sắp thêm khu công nghiệp tại Thái Nguyên

(PLVN) - Phó Thủ tướng Lê Minh Khái mới ký quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Sông Công II giai đoạn 2, tỉnh Thái Nguyên.
Sắp diễn ra Diễn đàn Bất động sản Mùa Xuân lần thứ IV

Sắp diễn ra Diễn đàn Bất động sản Mùa Xuân lần thứ IV

(PLVN) - Dưới sự chỉ đạo của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, kế thừa những kết quả tốt đẹp đã đạt được từ chương trình các năm trước, sáng 15/3 tại Hà Nội, Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam (Reatimes) và Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam (VIRES) phối hợp tổ chức Sự kiện thường niên: Diễn đàn Bất động sản Mùa Xuân lần thứ IV và Lễ Vinh danh thương hiệu Bất động sản dẫn đầu năm 2023-2024.