Đón Tết Trung thu trong mùa giãn cách

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Dịp Trung thu cổ truyền, mùa giãn cách, một số nghệ sỹ đã tặng cho các em nhỏ "mâm ngũ quả" đậm tính dân gian. Các gia đình đã tự tay làm đèn lồng, đèn ông sao cùng con phá cỗ theo hình thức online…

Thưởng thức những bài hát Tết Trung thu theo làn điệu dân ca

Trung thu năm 2021, thiếu niên, nhi đồng cả nước đang cùng gia đình phòng chống giặc dịch bệnh COVID-19. Cũng bởi vậy, đêm hội trăng rằm tưng bừng tiếng trống, tiếng múa ca rộn ràng cùng những chiếc đèn ông sao, các hoạt động văn hóa văn nghệ không thể diễn ra náo nức như mọi năm. Đó là thiệt thòi mà các em nhỏ phải trải qua. Làm thế nào để mùa trăng tháng 8 đặc biệt này không trôi qua lặng lẽ là trăn trở của nhiều người lớn, trong đó có nhà thơ Ngọc Lê Ninh.

MV "Quả thơ" được làm theo giai điệu trống quân độc đáo phù hợp với không khí “Tết trông trăng” có từ ngàn đời nay trong tâm thức người Việt vừa ra mắt như một món quà đặc biệt dịp Trung thu năm 2021.

Trên tiết tấu âm nhạc rộn ràng, tươi vui của làn điệu trống quân, video ca nhạc sẽ đưa người nghe qua mùa thu trong hương vị, màu sắc của các loại quả. Tham gia góp mặt trong MV này có nghệ sĩ Quang Tèo, Đại Mý, Ngọc Lê Ninh... 2 giọng ca thể hiện tác phẩm là nghệ sĩ Nhật Linh, Thu Dương. Chỉ huy nghệ thuật là nhạc sĩ Thao Giang. Trung tâm phát triển nghệ thuật âm nhạc Việt Nam - Hội nhạc sỹ VN đã phối hợp với Nhà thơ Ngọc Lê Ninh thực hiện MV “Quả thơ”.

Sự độc đáo trong bài thơ này là nghệ thuật sử dụng phép nhân cách hóa, phương pháp ẩn dụ, ví von, làm giàu thi ảnh, đặc biệt là nghệ thuật đối nghịch trong câu thơ lục và bát gây cho trẻ em sáng tạo, hài hước, trí tưởng tượng cao, khả năng liên tưởng đến đời sống của xã hội hàng ngày vì vậy sẽ gây cho trẻ em rất thích thú khi đọc. Toàn bội nội dung bài thơ có tác dụng giáo dục trẻ nhỏ rất cao thông qua từng tính cách của nhân vật hay từng loại quả.

Ngoài “Quả thơ”, “Ông Trăng xuống chơi” là một bài hát đêm Trung Thu được nhiều em nhỏ yêu thích. Đây là một bài hát mang âm hưởng đồng dao vô cùng độc đáo. Nhiều người nghĩ rằng cái lời bài hát tưởng chừng ngây ngô, thế nhưng lại hàm chứa cả triết lý cho và nhận ở đó…

Cùng con làm đồ chơi truyền thống đón trăng

Ông làm đồ chơi truyền thống cho cháu đón Tết Trung thu tại gia.

Ông làm đồ chơi truyền thống cho cháu đón Tết Trung thu tại gia.

Trong bối cảnh dịch COVID-19 còn nhiều diễn biến khó lường, một số địa phương thực hiện giãn cách, hạn chế đi lại của người dân. Nhiều tuyến phố Hà Nội “thủ phủ” đồ chơi Trung thu như: Hàng Mã, Lương Văn Can… đóng cửa im lìm.

Những ngày giãn cách, nhiều gia đình đã nảy ra ý định cùng con làm những món đồ chơi truyền thống. Anh Việt Quang (Ba Đình, Hà Nội) dành hai tối để cùng con làm đèn lồng, mặt nạ.

“Vốn trước đây học mỹ thuật, nhà lại có sẵn bút vẽ, giấy màu, keo dán, tôi đã lên kế hoạch “sắm” cho con đồ chơi truyền thống độc đáo. Cả nhà tôi dành 2 buổi tối vẽ vẽ, cắt cắt, dán dán. Con trai 7 tuổi háo hức, lăng xăng bên bố mẹ phụ giúp. Sau khi hoàn thành chiếc đèn lồng, mặt nạ Tôn Ngộ Không, con trai tôi nâng niu “thành quả” và nói đó là đồ chơi Trung thu đẹp và ý nghĩa nhất của mình”.

Không chỉ có gia đình anh Việt Quang, gia đình chị Thu Thanh (Đống Đa, Hà Nội) cũng “xắn” tay “sáng chế” đồ chơi trung thu cho con. Chị Thanh hồ hởi: “Tôi và ông xã không khéo làm “món” này nhất là vẽ mặt nạ cho con. Con tôi tuổi Tuất khi vẽ mặt nạ con chó cún lại ra hình con chồn, chưa kể màu sắc tô lem nhem. Tuy vậy, con gái tôi vẫn thích và đeo nó khoe với ông bà tác phẩm hội họa của bố mẹ. Bé vui suốt tuần nay, khiến chúng tôi vui theo”.

Gia đình chị Thu Thanh dự kiến sẽ bày mâm ngũ quả, đồ chơi dân gian, cùng phá cỗ online với các gia đình họ hàng, bạn bè, hàng xóm để các con có một đêm Trung thu đặc biệt.

Ông Xuân Thịnh (Đống Đa, Hà Nội) đã hướng dẫn cháu trai cùng làm đèn ông sao, mặt nạ. Ông Thịnh chuẩn bị giấy bồi cho cháu có thể tự tô, vẽ, trang trí thêm cho chiếc mặt nạ, trống, đầu sư tử…

Ông Thịnh còn làm chiếc đèn lồng từ vỏ bưởi. Khi thắp nến, ngọn lửa sẽ làm nóng quả bưởi và khiến tinh dầu bưởi thoát ra ngoài tạo nên mùi hương rất dễ chịu… Vừa làm đồ chơi, ông Thịnh vừa kể những câu chuyện dân gian, sự tích đêm Trăng giúp các cháu hiểu ý nghĩa Tết Trung thu.

Rước đèn ông sao, thả đỉa ba ba, bịt mắt bắt dê, úp lá khoai... là những trò chơi trung thu truyền thống đang dần bị lãng quên tại nhiều nơi, nhất là ở các thành phố lớn. Đêm Trung thu tại gia, ông bà, bố mẹ có thể cùng con chơi lại những trò chơi trong mùa trung thu xưa. Những trò chơi này cũng giúp các em bé thời hiện đại hiểu thêm về văn hóa truyền thống của những thế hệ trước. Cả nhà có một đêm trung thu mùa giãn cách đầy ngọt bùi, ý nghĩa.

Đọc thêm

Sẽ diễn ra Concert 3 Anh trai vượt ngàn chông gai tại TP. HCM vào tháng 3/2025

Concert 2 của chương trình Anh trai vượt ngàn chông gai diễn ra vào tối qua (14/12) tại Vinhomes Ocean Park 3 (Ảnh: Page Anh trai vượt ngàn chông gai).
(PLVN) - Tối qua (14/12), Concert 2 của chương trình Anh trai vượt ngàn chông gai đã diễn ra thành công tại Vinhomes Ocean Park 3 (tỉnh Hưng Yên). Đêm diễn kéo dài khoảng 5 giờ đồng hồ, 31 anh tài cùng dàn khách mời mang đến nhiều tiết mục âm nhạc được đầu tư công phu, chỉn chu thu hút hàng ngàn khán giả tham gia. Các "anh trai" đã làm nên hiện tượng chưa từng có ở thị trường nhạc Việt.

Sự 'rực rỡ' nguy hiểm

Sự 'rực rỡ' nguy hiểm
(PLVN) - Sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội đã ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống thường ngày của con người với các thái cực từ đẹp đẽ, cao thượng, bao dung đến xấu xa, lừa đảo, độc ác, “phông bạt”… Tất thảy đều xuất hiện trên thế giới mạng như chúng ta chứng kiến ở đời thực.

Chuyện tình đẹp như mơ của “Đôi song ca miền thùy dương”

Ngọc Cẩm - Nguyễn Hữu Thiết được biết đến với mối tình thủy chung. (Nguồn: Thegioigiaitri)
(PLVN) - Vào thập niên 50, 60, cặp đôi danh ca Ngọc Cẩm - Nguyễn Hữu Thiết là một trong những “ngôi sao” của làng tân nhạc Việt Nam. Gần 60 năm bên nhau, cặp đôi Ngọc Cẩm - Nguyễn Hữu Thiết không chỉ ghi dấu trong lòng người hâm mộ bằng những câu hát rung động lòng người, mà còn bằng mối tình sắt son, thủy chung của cả hai.

Lời hồi đáp

Lời hồi đáp
(PLVN) - Có những khoảng trống không tên gợi lên nỗi nhớ nhung hoặc tôi cố gắng không nhồi nhét một cái tên vào đó. Vì chỉ cần định hình một cái tên thôi thì có nghĩa mình đã nhớ thương người ta đến mức nào...

“Bắt” người nghe phải nghe mình nói

 “Bắt” người nghe phải nghe mình nói
(PLVN) - Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, làm thế nào để lời nói của bạn không chỉ được lắng nghe mà còn đọng lại trong tâm trí người khác? Đâu là bí quyết để thông điệp của bạn trở nên nổi bật trước những đối thủ khác? Câu trả lời nằm ở sức mạnh của sự đơn giản. Một thông điệp đơn giản, rõ ràng không chỉ dễ nhớ, dễ tiếp cận mà còn làm nổi bật những điều bạn truyền tải. Nhưng vì sao đơn giản lại hiệu quả? Và làm cách nào để biến những ý tưởng phức tạp trở thành những thứ đơn giản, thu hút?

Sông con gái

Sông con gái
(PLVN) - Cánh chim én vụt qua nền trời, soi lên mặt sông những vệt dài mờ ảo. Soi lên cả rừng hoa cải đang nở đầy một vạt sông. Người đến khu Đoài vẫn bảo, không hoa cải nơi đâu bền như nơi này. Mọi nơi hoa cải vàng, cải trắng nở đận tháng mười mùa đông. Nhưng bến thôn Đoài cứ phải sang xuân. Hoa cứ ngặt lên, hoa cải củ trắng thì trắng đến nhức nhối, hoa cải sen đã vàng là đến kiệt cùng.

Sắp 'đối đầu với tiền bối', HLV Kim Sang Sik nói gì?

HLV Kim Sang Sik cho rằng đội tuyển Việt Nam có cơ hội chiến thắng Indonesia (Ảnh: VFF)
(PLVN) - "Chúng tôi cũng có thời gian ở cùng phòng. Tôi luôn xem ông Shin là tiền bối. Tôi rất tôn trọng ông ấy. Tôi mong chờ trận đấu ngày mai, khi cả hai cùng ở cương vị huấn luyện trưởng đội tuyển quốc gia và sẽ đối đầu nhau. Tôi sẽ gạt bỏ hết những suy nghĩ cá nhân để tập trung cho trận đấu”, HLV trưởng ĐT Việt Nam nói.

Xiếc 'Đám cưới chuột' sắp 'trình làng'

“Đám cưới chuột” đậm chất lễ hội dân gian qua ngôn ngữ xiếc (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Chương trình xiếc tạp kỹ “Đám cưới chuột” được dàn dựng thông qua ngôn ngữ hành động của xiếc với các thể loại: nhào lộn, tung hứng, thăng bằng, ảo thuật… để kể lại một câu chuyện vừa hài hước, hóm hỉnh, vừa mang ý nghĩa giáo dục một cách hấp dẫn, đậm chất lễ hội dân gian.

Yên Bái có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể

Yên Bái có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể
(PLVN) - Tập quán văn hóa và tín ngưỡng Lễ Cúng rừng của người Mông và Nghệ thuật trình diễn dân gian Khắp Cọi của người Tày ở Yên Bái được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Đưa hát xẩm đến gần hơn với công chúng

Nghệ sĩ Vũ Thùy Linh lựa chọn dân ca nguyên gốc được phối bởi dàn nhạc giao hưởng cho album mới có tên “Tơ đồng thánh thót”. (Ảnh: L.Thủy)
(PLVN) - Mang nét văn hóa, sử dụng chất liệu âm nhạc truyền thống kết hợp với âm nhạc hiện đại là cách mà nhiều nghệ sĩ trẻ đang hướng đến. Đây cũng là một trong những đóng góp của các nghệ sĩ cho đời sống âm nhạc, để nền âm nhạc đậm đà bản sắc Việt vươn ra với thế giới.

Phát triển văn hóa song hành cùng phát triển kinh tế: Nhiệm vụ hàng đầu để đất nước khẳng định vị thế và bản sắc

Toàn cảnh Hội thảo. (Ảnh: hcma.vn)
(PLVN) -  Đây là một trong những giải pháp được các nhà khoa học đặt ra tại Hội thảo khoa học “Dự báo nhân tố tác động, yêu cầu đặt ra, phương hướng, giải pháp, kiến nghị tiếp tục vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng, phát triển văn hóa, con người đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 13/12.