Đơn giản thủ tục cấp phép xây dựng để chủ đầu tư không phải “chạy lòng vòng”

ĐB Phạm Trọng Nhân (đoàn Bình Dương) phát biểu tại phiên họp.
ĐB Phạm Trọng Nhân (đoàn Bình Dương) phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Thảo luận tại hội trường về Dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng sáng nay (27/11), đa số ý kiến đại biểu Quốc hội (ĐB) bày tỏ sự cần thiết với việc sửa đổi, bổ sung Luật Xây dựng năm 2014 nhằm góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động đầu tư xây dựng. 

Rút ngắn thủ tục cấp phép xây dựng

ĐB Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) cho biết ông “rất mừng là Ban soạn thảo dự án Luật đã nhìn thấy mâu thuẫn là chúng ta vừa thẩm định thiết kế sau đó lại chuyển một cơ quan quản lý nhà nước cấp phép xây dựng”. 

“Đây là việc làm chồng chéo, không cần thiết, gây phiền hà cho đối tượng là chủ đầu tư xây dựng. Cùng là cơ quan nhà nước khi thẩm định thiết kế thẩm định cả những yếu tố phòng cháy chữa cháy, những yếu tố liên quan đến môi trường. Cần quy về một đầu mối để chủ đầu tư không phải mất thời gian”, ĐB nói.

ĐB Cường cũng đề nghị dự thảo Luật cần làm rõ những dự án nào sẽ phải gộp thẩm định thiết kế, cấp phép toàn bộ chứ không tách ra như hiện nay; đưa vào một đầu mối thống nhất chứ không phải để chủ đầu tư phải chạy vòng vèo. 

Đặc biệt chỉ rõ loại công trình nào là công trình không thuộc đối tượng phải thẩm định, không phải cấp phép để giảm thủ tục.

“Nếu chúng ta làm rõ được những vấn đề trên thì sẽ có bản so sánh để thấy được là sau khi có Dự thảo thì cắt giảm được bao nhiêu thời gian, bao nhiêu thủ tục và như vậy thì mang lại được lợi ích bao nhiêu cho nhà đầu tư khi xin cấp phép xây dựng”, ĐB nói.

Góp ý về nội dung này, ĐB Trần Thị Diệu Thúy (đoàn TP Hồ Chí Minh) cũng cho rằng ban soạn thảo Dự án Luật cần nghiên cứu xem xét quy định việc cấp giấy phép xây dựng theo hướng đơn giản hơn để thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. 

“Quy trình cấp giấy phép xây dựng phải bao gồm trong đó cả quy trình thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật vì theo pháp luật xây dựng hiện nay, quy định này đang tách thành 3 quy trình: quy trình thẩm định thiết kế cơ sở, quy trình thẩm định thiết kế kỹ thuật, quy trình cấp giấy khép xây dựng là chưa phù hợp”, ĐB Thúy nhận định.

ĐB này đề xuất sửa đổi khoản 5 Điều 78, khoản 3 Điều 82, khoản 4 điều 91 theo hướng tích hợp quy trình cấp giấy phép xây dựng đồng thời với công tác thẩm định thiết kế cơ sở; phân cấp giao quyền cho cơ quan chuyên môn về xây dựng là Sở Xây dựng thẩm định thiết kế cơ sở và cấp giấy phép xây dựng các công trình trên địa bàn trừ công trình cấp đặc biệt, công trình theo tuyến hoặc công trình có liên quan đến hai tỉnh, công trình có ảnh hưởng đến an toàn, lợi ích cộng đồng.

 Trong trường hợp cơ quan chuyên môn về xây dựng là Sở Xây dựng có đề nghị thì Bộ Xây dựng thực hiện thẩm định thiết kế cơ sở công trình xây dựng nhằm hỗ trợ một số Sở Xây dựng chưa đảm bảo năng lực thẩm định thiết kế công trình xây dựng cấp 1 hoặc công trình có kỹ thuật phức tạp. 

Về lâu dài, theo ĐB, cần xã hội hóa công tác thẩm định thiết kế cơ sở. Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm ban hành quy chuẩn xây dựng, quy chuẩn thiết kế và thực hiện công tác hậu kiểm để nâng cao vai trò và hiệu lực hiệu quả công tác quản lý nhà nước ngành xây dựng. 

Chỉ rõ trách nhiệm trong quản lý trật tự xây dựng

Cùng với kiến nghị đơn giản hóa thủ tục cấp phép xây dựng, nhiều ý kiến ĐB cũng đề xuất quy định rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý trật tự xây dựng. 

ĐB Phạm Trọng Nhân (đoàn Bình Dương) cho biết có một “thực tế đáng quan ngại mà Báo cáo thẩm tra của dự thảo luật chưa đề cập đến là những tồn tại của các công trình xây dựng sai phạm”. 

“Những nguyên tắc liên quan đến việc lập, thẩm định phê duyệt cấp phép thanh tra kiểm tra, các dự án đầu tư xây dựng vướng mắc chỗ nào dẫn đến sinh ra 8B Lê Trực, các tuyến đường sắt hay hàng ngàn chung cư sai phạm như báo cáo đã nêu? Hay mới đây nhất vụ xe container kéo sập cầu ở TP Hồ Chí Minh mới vỡ lẽ dự án này không có hồ sơ thiết kế. Như vậy khi thẩm định dự án cán bộ công chức đã thẩm định thế nào và thẩm định cái gì khi không có hồ sơ”, ĐB Phạm Trọng Nhân nêu vấn đề.

Theo ĐB này, rõ ràng thể chế không sai nhưng khâu tổ chức thực hiện đã vi phạm nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đầu tư xây dựng. 

“Điều đáng nói là các điều khoản trách nhiệm của Luật lại không biết gắn cho ai khi sai phạm xảy ra. Sửa đổi bổ sung Luật là cần thiết nhưng cần thiết hơn là sửa đổi bổ sung chính đạo đức công vụ của người tổ chức thực hiện”, ĐB Nhân nhấn mạnh.

ĐB Hoàng Văn Cường cũng cho rằng quy định về xây dựng hiện nay rất chặt nhưng vi phạm trật tự xây dựng tràn lan và phổ biến nhưng chúng ta không xử lý được, thậm chí nhiều công trình khó xử lý, không biết quy trách nhiệm cho ai. 

Nguyên nhân của thực trạng này, theo ĐB, là do “kẽ hở trong việc quy trách nhiệm xem quản lý trật tự xây dựng là trách nhiệm của UBND địa phương hay là thanh tra xây dựng. 

“Quy định về nội dung này hiện nay có vẻ lập lờ, chồng lấn. Dự thảo cần làm rõ trách nhiệm quản lý về trật tự xây dựng và quản lý quy hoạch phải là trách nhiệm của cơ quan chính quyền địa phương. Còn thanh tra xây dựng chỉ trong quá trình xây dựng nếu phát hiện ra sai phạm thì cơ quan chính quyền địa phương yêu cầu thanh tra và làm sáng tỏ đưa ra hình thức xử lý”, ĐB nói.

Theo ĐB, sau khi xây dựng xong rồi sẽ tiến hành kiểm tra, thanh tra lại nếu phát hiện sai phạm mà chính quyền địa phương không phát hiện ra thì đó là trách nhiệm của chính quyền địa phương. 

Đồng thời cần quy định rõ chế tài xử lý khi sai phạm xảy ra đối với chủ đầu tư cũng như cơ quan, cán bộ quản lý nhà nước liên quan.

Chú trọng quy hoạch nông thôn

Đề cập đến quy định miễn giấy phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng ở khu vực nông thôn, ĐB Thái Trường Giang (đoàn Cà Mau) cho hay, theo quy định hiện hành, quy định miễn giấy phép xây dựng cho khu vực nông thôn là tốt.

Tuy nhiên, đối với trường hợp xây dựng công trình tại nông thôn tại khu vực chưa có quy hoạch xây dựng đô thị hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn nếu được cấp phép xây dựng thì quản lý thế nào? Theo ĐB, nếu không kịp thời điều chỉnh thì có thể sẽ gây ra nhiều hệ lụy về sau.

Theo thống kê, năm 2018 có khoảng 64% dân số nước ta sống ở khu vực nông thôn. Mục tiêu đề ra là xây dựng khu vực nông thôn ngày càng sạch, đẹp, đáp ứng những tiện ích về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội cho nhân dân.

Song, thực tế cho thấy, nhiều khu vực nông thôn, các hộ dân kết hợp trồng trọt, chăn nuôi nhưng chưa được kiểm soát về chất lượng nước thải, không khí, thu gom rác thải; khu vực nông thôn nhiều nơi bị úng ngập, trong đó có nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất chưa được xử lý, rác thải tràn lan; các khu vực chăn nuôi có phát tán mùi chưa được kiểm soát.

Lý do là hệ thống thoát nước mưa, nước thải, thu gom và xử lý rác chưa được chú trọng đầu tư hoặc có đầu tư nhưng không đồng bộ, thiếu kiểm soát; khu vực chuồng trại sắp xếp chưa thực sự hợp lý, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân tại khu vực này.

Ngoài ra, tốc độ đô thị hóa ở khu vực nông thôn, xây dựng nông thôn mới ở khu vực nông thôn cũng đang diễn ra nhanh chóng.

Việc bê tông hóa khu vực nông thôn xuất hiện nhưng chưa có quy định cụ thể về việc quản lý. Do đó, ĐB đề nghị tập trung nghiên cứu về quy hoạch nông thôn để kiểm soát vấn đề này.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...