Đơn giản hoá thủ tục hành chính cần “đúng và trúng”

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình (Nguồn: Internet)
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình (Nguồn: Internet)
(PLO) - Đó là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình tại cuộc họp đánh giá tình hình, kết quả hoạt động năm 2017, triển khai nhiệm vụ năm 2018 của Ban Chỉ đạo Đề án tổng thể đơn giản hoá thủ tục hành chính (TTHC), giấy tờ công dân, cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư (Đề án 896) diễn ra sáng 25/1.

Không để các nghị quyết nằm trên giấy

Theo Báo cáo của Văn phòng Ban chỉ đạo Đề án 896, trong năm 2017, Văn phòng Ban chỉ đạo và các bộ, ngành, địa phương đã cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm của Đề án theo đúng tiến độ đề ra. Trong đó, Văn phòng Chính phủ đã chủ trì, phối hợp cùng Văn phòng Ban chỉ đạo 896, các Bộ, ngành tiến hành rà soát, đề xuất phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ, ngành. Theo báo cáo của các Bộ, ngành, đến nay, có 1.146 nhóm thủ tục, thủ tục hành chính đã được đơn giản hóa, trong đó sửa nội dung 685 mẫu đơn và tờ khai; cắt giảm thành phần hồ sơ của 284 thủ tục hành chính; bãi bỏ, hủy bỏ 27 thủ tục hành chính; đơn giản hóa trình tự thực hiện đối với 16 thủ tục hành chính và 9 giấy tờ công dân.

Việc ban hành nghị quyết về việc đơn giản hóa TTHC, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ, ngành, tính đến hết tháng 10/2016, Chính phủ đã ban hành 17/24 Nghị quyết của các bộ, ngành. Có 3 bộ, ngành đã dự thảo trình Chính phủ ban hành nghị quyết. Về xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Bộ Công an đã phối hợp với các bộ, ngành, đơn vị có liên quan hoàn thiện hành lang pháp lý phục vụ triển khai dự án, hoàn thành thủ tục lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt theo quy định của Luật Đấu thầu và tiến hành triển khai thí điểm thu thập thông tin dân cư tại thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình và thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam; triển khai thí điểm phần mềm quản lý cư trú tại một số đơn vị thuộc Công an tỉnh Thừa Thiên Huế. Về cấp số định danh cá nhân, Bộ Công an đã triển khai cấp số định danh cá nhân cho công dân tại 16 tỉnh, thành phố. 

Cho ý kiến tại phiên họp, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc – Phó trưởng Ban chỉ đạo Đề án – cho biết, soát sơ bộ của Bộ Tư pháp cho thấy phải sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật để 17/24 nghị quyết về đơn giản hóa TTHC đã được ban hành đạt được mục tiêu là cắt giảm TTHC trên thực tế. “Nếu chúng ta chỉ ban hành nghị quyết mà không sửa đổi các quy định của pháp luật thì các nghị quyết sẽ chỉ nằm trên giấy, không có tác dụng gì”, Thứ trưởng Ngọc nói.

Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa cho rằng con số thống kê cắt giảm các TTHC, điều kiện kinh doanh của các bộ, ngành nhiều nhưng lại là các thủ tục, điều kiện đơn giản, nhiều thủ tục quan trọng vẫn chưa được cải cách, cắt giảm triệt để. Còn Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương nhấn mạnh vướng mắc lớn nhất của Đề án vẫn là nguồn kinh phí thực hiện do vướng Luật Đầu tư công.

Đơn giản hoá TTHC cần đúng và trúng 

Phát biểu tại phiên họp, Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình nêu rõ mục tiêu của Đề án 896 là làm tốt hơn nữa công tác quản lý, tổ chức về dân cư, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp, đồng thời phục vụ cho nhiều mục tiêu quản lý khác như quản lý đô thị, dân số, an ninh trật tự theo hướng hiện đại, không để tình trạng thủ tục rườm rà, người dân đi đâu cùng kè kè ôm cục giấy tờ không cần thiết. Việc thực hiện đề án cũng phù hợp với thông lệ quốc tế, hướng tới xây dựng Chính phủ điện tử, hiện đại, chuyên nghiệp, góp phần xây dựng Chính phủ kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả trong năm 2018 và những năm tiếp theo.

Đánh giá việc triển khai Đề án 896 trong năm 2017 khá nghiêm túc, nhiều nhiệm vụ của Đề án đã cơ bản hoàn thành nhưng Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cũng cho rằng cần nghiêm túc nhìn nhận những loại giấy tờ, thủ tục cần thiết đã được đơn giản thế nào, đã đúng, đã trúng yêu cầu phục vụ cho người dân cũng như đã tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp chưa. “Việc đơn giản hoá TTHC cần đúng, trúng, tránh việc những cái mấu chốt, trọng tâm thì chưa được sửa đổi, không đạt yêu cầu”, ông nói.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ cũng yêu cầu các thành viên Ban Chỉ đạo cần nhìn nhận những vướng mắc, bất cập, khó khăn trong quá trình thực hiện Đề án, để quyết tâm cao trong việc khắc phục các tồn tại này trong thời gian tới. Trong đó, về vướng mắc nhất là nguồn kinh phí thực hiện, Phó Thủ tướng Thường trực giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Bộ Công an và Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện thủ tục bổ sung dự án Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư vào danh mục đầu tư công trung hạn, giai đoạn 2016-2020, giao Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét.

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cũng yêu cầu các bộ ngành, địa phương đã và đang xây dựng cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an rà soát lại để tránh sự chồng chéo, lãng phí trong khi ngân sách nhà nước đang hạn hẹp. Ông cũng đề nghị các địa phương phối hợp với Bộ Công an thực hiện hiệu quả chỉ thị 07 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai đồng bộ việc cấp việc cấp số định danh cá nhân cho công dân theo kế hoạch đã đề ra. 

Theo Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc, đến hết năm 2017, ngành tư pháp đã cấp được khoảng 1,2 triệu giấy khai sinh và cùng với đó là mã số định danh cá nhân. “Điều quan trọng là chúng ta sử dụng công nghệ thông tin nên sai sót đã giảm đi nhiều và rất nhanh cho người dân”, ông Ngọc cho biết. Về xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử hộ tịch, Bộ Tư pháp cũng đã triển khai với các tỉnh, thành có điều kiện, nguồn lực. Bên cạnh đó, Bộ cũng đã có sự chuẩn bị để sẵn sàng phối hợp với Bộ Công an rà soát các thông tin cơ bản về dân cư để đưa vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để bảo đảm các thông tin này là thống nhất và chính xác.

Đọc thêm

Tham vấn chính sách - tiếp cận “từ sớm, từ xa” đối với các chính sách do Chính phủ quyết định

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh tiếp thu giải trình về dự thảo Luật. (Ảnh Cổng TTĐT Quốc hội)
(PLVN) - Báo cáo làm rõ hơn một số vấn đề lớn liên quan đến dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) được nhiều đại biểu Quốc hội góp ý trong phiên thảo luận tại hội trường chiều 13/2, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh nhấn mạnh, việc bổ sung các quy định về tham vấn chính sách giúp các đối tượng liên quan tiếp cận “từ sớm, từ xa” đối với các chính sách do Chính phủ quyết định.

Chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành sẽ nâng lên

Quang cảnh phiên thảo luận về dự án Luật chiều 13/2 (Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội)
(PLVN) - Chiều 13/2, thảo luận tại Hội trường về dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc hội đồng tình với những nội dung mới, được sửa đổi, bổ sung lần này tại dự Luật và cho rằng những quy định mới sẽ góp phần nâng cao chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành trong thời gian tới.

Thực hiện nghiêm Chỉ thị 35 của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng các cấp

Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng phát biểu thảo luận. (Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội)
(PLVN) - Theo Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng, việc triển khai Nghị quyết 18 mới đang là bước đầu, còn một số nhiệm vụ cần triển khai trong năm 2025 và trong nhiệm kỳ tới. Nhưng trước mắt phải thực hiện nghiêm Chỉ thị 35 của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng các cấp, trong đó có quy định về số lượng cấp ủy, ban thường vụ các cấp.

Nữ họa sĩ Đặng Ái Việt: Người chép sử bằng bút lông trên hành trình dặm dài đất nước

Nữ họa sĩ Đặng Ái Việt (Ảnh: Thanh Hiệp)
(PLVN) - Họa sĩ Đặng Ái Việt nguyên là phóng viên báo Phụ nữ Giải phóng trong kháng chiến chống Mỹ. Là một chiến sĩ, nghệ sĩ, bà thấu hiểu sự mất mát, đau thương do chiến tranh gây nên và càng trân trọng hơn sự hy sinh của những người Mẹ Việt Nam anh hùng. Mong muốn tri ân, trả “nợ đời, nợ nghiệp, nợ cố nhân”, bà đã thực hiện cuộc hành trình vẽ chân dung các Mẹ Việt Nam anh hùng ở khắp mọi miền Tổ quốc.

Khát vọng dở dang và đợi chờ một phép màu đến với Thư ký thi hành án Đỗ Nguyễn Ngọc Hiển

Dù đang tạm dừng công việc nhưng có dịp, anh Hiển (phái trái) vẫn ghé cơ quan trò chuyện, chia sẻ cùng đồng nghiệp để nguôi nỗi nhớ nghề.
(PLVN) - Hơn 5 tháng trôi qua cũng là quãng thời gian anh Đỗ Nguyễn Ngọc Hiển – Thư ký Chi cục thi hành án dân sự (THADS) TP Đà Lạt , Lâm Đồng sống trong bóng tối khi đôi mắt bỗng d ư ng bị mù. Điều đáng khâm phục là tinh thần lạc quan, khát vọng cống hiến vẫn tràn trề trong khối óc con tim người cán bộ thi hành án ấy. Anh luôn tin tưởng đôi mắt sẽ sáng trở lại để sớm quay lại với công việc, hoàn thành những ước mơ dang dở .

Rút gọn quy trình, phân định rõ thẩm quyền lập pháp và lập quy

Các đại biểu QH rất quan tâm đến Dự án Luật Ban hành VBQPPl (sửa đổi)
(PLVN) - Ngày 12/2, ngay sau Phiên khai mạc, Kỳ họp bất thường thứ 9, Quốc hội khoá XV đã nghe Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và thảo luận tại các Tổ về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) sửa đổi, một dự án Luật được đánh giá là đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng đến việc xây dựng, hoàn thiện cả hệ thống pháp luật.

Xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước

Các đại biểu dự phiên làm việc chiều 12/2. (Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội)
(PLVN) - Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh cho biết, việc ban hành Nghị quyết quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước nhằm tạo cơ sở pháp lý thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy của các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương, qua đó xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước, tránh khoảng trống pháp luật, bảo đảm hoạt động bình thường, liên tục, thông suốt của bộ máy nhà nước và toàn xã hội…

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh: “Luật làm luật” sẽ tác động đến cả hệ thống pháp luật

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh
(PLVN) - Một trong 4 dự án Luật quan trọng sẽ được Kỳ họp bất thường thứ 9, Quốc hội khoá XV khai mạc ngày 12/2 thảo luận và thông qua là dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) , một dự án Luật được đánh giá là đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng đến việc xây dựng, hoàn thiện cả hệ thống pháp luật. Chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh về dự án Luật này.

Quy trình xây dựng, ban hành văn bản có thể rút gọn từ 22 xuống 10 tháng

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh trình bày Tờ trình. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, đối với các luật, pháp lệnh cần thực hiện quy trình chính sách gồm 4 bước cơ bản, trên cơ sở chính sách được thông qua thì sẽ tiến hành soạn thảo theo quy trình gồm 7 bước, trong đó đơn giản một số thủ tục hoặc một số loại hồ sơ, tài liệu. Với quy trình này, có thể rút ngắn thời gian ban hành luật có thể từ 22 xuống 10 tháng.