“Dồn điền đổi thửa phải xuất phát từ chính lợi ích của nông dân”

“Dồn điền đổi thửa phải xuất phát  từ chính lợi ích của nông dân”
(PLO) - Sau khi chứng kiến tận mắt những bất cập trong công tác dồn điền đổi thửa (DĐĐT) ở một số huyện ngoại thành Hà Nội, nhằm cố gắng làm sáng tỏ nguyên nhân của những bất cập và tìm ra phương hướng giải quyết, PLVN đã có cuộc trao đổi với ông Lê Thiết Cương, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội, Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Chương trình 02.
Tại sao phải thực hiện công tác DĐĐT, thưa ông?
- Trước hết, phải nhận thức rõ xây dựng nông thôn mới nói chung và DĐĐT nói riêng là vì lợi ích của chính bà con nông dân. Hà Nội là địa bàn có tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa nhanh, diện tích đất nông nghiệp có sự biến động lớn, yêu cầu sản xuất hàng hóa ngày càng cấp thiết. Muốn sản xuất hàng hóa hiệu quả, phải tổ chức được cánh đồng mẫu lớn. Như vậy, tất yếu phải tiến hành DĐĐT.
Ông có thể nói cụ thể những lợi ích mà bà con nông dân nhận được nếu DĐĐT?
- Bà con nông dân giảm được chi phí phân bón, giống, công sức nhưng lại góp phần tăng năng suất, giải phóng sức lao động để người dân có điều kiện làm thêm ngành nghề khác, nâng cao thu nhập. Đặc biệt, việc DĐĐT đóng góp rất lớn vào chương trình xây dựng nông thôn mới, tác động đến nhiều trong số 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. 
Ví dụ, với tiêu chí quy hoạch, nếu DĐĐT thành công từ nhiều ô thửa của mỗi hộ, ở nhiều vị trí phân tán sẽ giúp cho địa phương tiến hành công tác quy hoạch xã nông thôn mới rất thuận tiện như quy hoạch đồng ruộng, điểm dân cư, quy hoạch thủy lợi, giao thông nội đồng… 
Do có ô thửa lớn, giao thông, thủy lợi nội đồng đảm bảo sẽ giúp cho công tác cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, giải phóng sức lao động, từ đó hỗ trợ nâng cao thu nhập của người nông dân và góp phần hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp.
Tuy  lợi  ích như thế nhưng ở một số địa phương ngoại thành Hà Nội vẫn tồn tại những bất cập, khiến công tác DĐĐT chậm trễ, lý do tại sao, thưa ông?
- Nguyên nhân thứ nhất do chính quyền địa phương chưa làm tốt công tác tuyên truyền vận động để người dân hiểu được lợi ích của việc DĐĐT. Nguyên nhân thứ hai là do chưa làm tốt công tác quy hoạch đồng ruộng trước khi DĐĐT. Việc này dẫn đến có những vị trí không thuận tiện tưới tiêu, giao thông trong quá trình canh tác dẫn đến người dân ngại tiến hành DĐĐT khi chẳng may gắp phiếu phải những vị trí này. 
ông Lê Thiết Cương
Ngoài ra, do năng lực của đội ngũ cán bộ địa phương làm công tác DĐĐT còn hạn chế, không chủ động nghiên cứu chính sách, hướng dẫn của thành phố về DĐĐT nên chưa nắm được quy trình.
DĐĐT là một công việc cực kỳ khó, bao gồm khối lượng công việc khổng lồ từ xây dựng phương án, tổ chức họp dân, xây dựng bờ bao, mương máng, chia ô, gắp phiếu... Tuy nhiên, quan điểm của thành phố là dứt khoát phải tiến hành DĐĐT xong trong năm nay.
Bà con cho rằng có yếu tố tiêu cực trong DĐĐT, quan điểm của ông thế nào?
- Có hiện tượng như vậy. Vì thế, để đảm bảo tính công bằng trong DĐĐT, trong quá trình thực hiện phải tuân thủ theo nguyên tắc tôn trọng Quy chế dân chủ ở cơ sở. Theo Hướng dẫn 29/HD-SNN của Sở NN&PTNT Hà Nội về quy trình thực hiện công tác DĐĐT trên địa bàn Hà Nội, địa phương phải xây dựng phương án, trong đó có quy hoạch bờ vùng, bờ thửa, đường giao thông, kênh mương thủy lợi nội đồng. Đảm bảo sau khi DĐĐT, tất cả các thửa ruộng đều gần đường giao thông, thủy lợi. Việc người dân gắp phiếu nhận ruộng chỉ là xác định vị trí thửa ruộng, còn mọi điều kiện sản xuất trên đồng ruộng đều như nhau. 
Do đó, địa phương phải làm tốt quy hoạch này thì mới đảm bảo tính công bằng, để người dân yên tâm tham gia DĐĐT. Trước đây giao đất theo Nghị định 64 năm 1993 của Chính phủ, khi triển khai đo ruộng chia cho các hộ, chủ yếu là dùng phương pháp thủ công nên sai số lớn. Một số nơi có hiện tượng đo đất không công bằng. Còn hiện nay, nhờ thực hiện DĐĐT, chia lại bằng thước dây và bằng máy nên đã đảm bảo sự chính xác, công bằng, được nhân dân đồng tình, từ đó hỗ trợ cho tiêu chí an ninh trật tự xã hội nông thôn.
Vậy phần đất nông nghiệp dư thừa (nếu có) sẽ giải quyết như thế nào, thưa ông?
- Sau khi DĐĐT sẽ có một phần lớn đất dôi dư ra so với sổ sách. Đây cũng là một trong những mục đích của việc DĐĐT. Trước đây khi triển khai đo ruộng chia cho các hộ, chủ yếu là dùng phương pháp thủ công nên sai số lớn. Còn hiện nay, nhờ thực hiện DĐĐT, chia lại bằng thước dây và bằng máy, nên đã đảm bảo sự chính xác. 
Những diện tích đất dôi dư trong các hộ và diện tích có được do bỏ bờ vùng, bờ thửa đã giúp cho các địa phương có thêm quỹ đất công thực hiện quy hoạch bờ vùng, bờ thửa cũng như các công trình phúc lợi mà không phải giải phóng mặt bằng. Nhiều địa phương dùng quỹ đất đổi đất của nhân dân để mở rộng đường giao thông nội đồng thuận lợi, phục vụ sản xuất.
Có hiện tượng ở một số địa phương người dân chưa đồng thuận nhưng chính quyền vẫn tiến hành DĐĐT, như vậy theo ông có đúng không? 
- Trong quá trình DĐĐT phải thực hiện nguyên tắc dân chủ ở cơ sở. Nếu lấy ý kiến của đa số người dân đồng ý, thống nhất DĐĐT thì địa phương có thể thực hiện, không thể vì một vài hộ dân mà ảnh hưởng đến cả thôn, xã. Ví dụ tại xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn, trong khi hầu hết các hộ dân đồng ý DĐĐT thì còn 13 hộ phản đối. Tuy nhiên qua lấy ý kiến biểu quyết trong nhân dân đã đề ra nghị quyết nếu các hộ này không đồng ý thì sẽ được phân vào khu đất xấu. Thế là các hộ trên đồng ý tham gia DĐĐT ngay.
Xin cảm ơn ông!
Nói về những tiêu cực đã phát sinh trong quá trình DĐĐT ở một số địa phương ngoại thành Hà Nội khiến người dân chán nản, quay lưng với các quyết sách của chính quyền, ông Tăng Minh Lộc, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) cho rằng, để hạn chế tiêu cực trong quá trình thực hiện DĐĐT, cần tăng cường sự giám sát của ngay cộng đồng nông thôn ở đó.
Theo ông Lộc, đúng là ở một số địa phương đã xảy ra tiêu cực, điều này là khó tránh khỏi, vì còn phụ thuộc vào trình độ và bản chất của cán bộ địa phương như thế nào. Có thể có những cán bộ chỉ muốn nhận ruộng đẹp hay muốn lấy thêm diện tích cho mình.
Thêm nữa, trước đây do đo vẽ diện tích thửa ruộng bằng tay nên diện tích không chuẩn, nay khi tiến hành đo lại bằng máy, chắc chắn sẽ nảy sinh những thắc mắc liên quan đến diện tích thực của mỗi hộ, cũng như tiêu cực khi cán bộ địa phương lợi dụng điều này để đo tăng diện tích cho ruộng nhà mình.
Điều đầu tiên cần thực hiện là phải công khai mảnh, thửa ruộng sẽ DĐĐT và phải thực hiện DĐĐT có nguyên tắc, có hội đồng giám sát. Đặc biệt, phải tạo được cơ chế giám sát theo đúng Quy chế dân chủ, công khai và minh bạch.
Một nguyên tắc nữa cần thực hiện là số ít phải phục tùng số đông, bởi trong DĐĐT không thể tránh khỏi có ý kiến này, ý kiến khác. Mặt khác, việc bốc thăm, gắp phiếu để nhận ruộng cũng cần thực hiện công khai và có sự giám sát của chính người dân.
Quyết định số 16/2012/QĐ-UBND ngày 6/7/2012 của UBND TP.Hà Nội ban hành quy định thí điểm một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn TP.Hà Nội giai đoạn 2012 - 2016. Liên quan đến công tác DĐĐT, Điều 4 của Quyết định này cho biết:
- Hỗ trợ toàn bộ chi phí đo đạc, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau DĐĐT, xây dựng bản đồ, quy hoạch đồng ruộng, quy hoạch hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng theo định mức quy định của Nhà nước. Nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách cấp thành phố bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp huyện.
- Hỗ trợ Ban Chỉ đạo cấp xã, thôn kinh phí hoạt động, tổ chức hội họp, tuyên truyền. Mức hỗ trợ là 1.000.000 đồng/ha. Nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách cấp thành phố bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp huyện.
- Hỗ trợ 70% kinh phí đào đắp giao thông, thủy lợi nội đồng khi DĐĐT, trong đó ngân sách cấp thành phố hỗ trợ 50% cấp bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp huyện, ngân sách cấp huyện hỗ trợ 20%.
- Hỗ trợ toàn bộ bằng tiền để mua vật tư (khối lượng vật tư được tính theo định mức kỹ thuật quy định của Nhà nước) khi thực hiện kiên cố hóa đường giao thông, thủy lợi nội đồng. Trong đó ngân sách cấp thành phố hỗ trợ 80% cấp bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp huyện, ngân sách cấp huyện hỗ trợ 20%.
Điều kiện được áp dụng hỗ trợ là UBND cấp xã, HTX nông nghiệp, hộ gia đình, cá nhân thực hiện DĐĐT trong vùng sản xuất nông nghiệp ổn định, tập trung phù hợp với quy hoạch nông nghiệp đến năm 2020, đạt yêu cầu sau khi dồn chỉ con 1 - 2 thửa/hộ. Phương án DĐĐT được thông qua Hội đồng nhân dân cấp xã và được UBND cấp huyện phê duyệt.

Tin cùng chuyên mục

[Truyện ngắn] Tim Rắn

[Truyện ngắn] Tim Rắn

(PLVN) - Lục theo bạn đến làng rắn cách nhà gần hai mươi cây số chén đặc sản. Đến quán, hả hê chọn rắn và xem đám nhân viên biểu diễn các tiết mục chế biến. Nhìn những con rắn oằn oại trong tay những tay thợ thịt chuyên nghiệp, chờ đợi chút ít trong háo hức là ngồi vào bàn....

Đọc thêm

Vụ “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” tại Lâm Đồng: Bị can “ngậm quả đắng”?

Bị cáo Nai Thương trong phiên tòa sơ thẩm bị hoãn ngày 12/8/2015.
(PLO) - Việc Tou Prong Nai Thương (40 tuổi, trú tại xã Ka Đơn, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng) bị khởi tố, bắt giam về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với số tiền lên tới trên 17,2 tỷ đồng làm rúng động cộng đồng Churu tại địa phương. Liệu Nai Thương có bị “ngậm quả đắng” trong vụ án này?

Nghệ An: Thầy - trò “đánh vật ” với đường sá

Thanh niên, đàn ông cũng bị ngã trên đường trơn trượt.
(PLO) - Những hình ảnh ngập tràn trên trang mạng xã hội facebook về “con đường đến trường” của các cô giáo và nhân dân xã Nghĩa Mai (huyện Nghĩa Đàn) khiến ai nấy cũng phải “rùng mình”. Pháp luật Việt Nam đã có mặt ghi nhận những khó khăn, vất vả của nhân dân nơi đây, với chung một khát khao có con đường sạch sẽ. 

Bình Định: Phạt để hợp thức hóa sai phạm?

Với hiện trạng xây móng đá chẻ và dựng các trụ sắt cao xung quanh, người dân cho rằng ông Châu xây dựng nhà kho, còn Phòng QLĐT thị xã khẳng định làm đúng GPXD
(PLO) - Đấu giá trúng 12 lô đất do Nhà nước quy hoạch làm khu dân cư nhưng sau đó ông Nguyễn Văn Châu (trú phường Bình Định, thị xã An Nhơn, Bình Định) ngang nhiên xây dựng nhà kho sử dụng vào mục đích chứa nông sản.

Hiệu trưởng ĐH Tài Chính - Maketing dính nghi án ngoại tình được bao che?

Ông Phạm Thiên Kha (trái) và ông Hoàng Trần Hậu đang ôm nhau song ca
(PLO) - “Nghi án” ngoại tình liên quan đến PGS.TS Hoàng Trần Hậu - Hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính - Marketing đang trong quá trình xác minh làm rõ thì người tố cáo bất ngờ “chộp” được hình ảnh người được giao nhiệm vụ làm rõ vụ này đang tay trong tay, song ca cùng Hiệu trưởng Hậu tại một cuộc tiệc tùng khá rôm rả.

Rủi ro trong xây dựng cơ bản ở Nghệ An: Thiệt đủ đường do không tuân thủ quy định

Một công trình bị từ chối bồi thường vì chủ đầu tư vi phạm hợp đồng bảo hiểm
(PLO) - Hàng năm, nhiều địa phương phải gánh chịu nhiều thiệt hại do mưa bão gây ra, trong đó thiệt hại liên quan đến các dự án đang xây dựng. Đáng nói là dù một số công trình đã được mua bảo hiểm nhưng khi thiệt hại xảy ra lại không được bồi thường bởi chủ đầu tư không tuân thủ các điều khoản nêu trong hợp đồng khiến Nhà nước thiệt đơn, thiệt kép. 

Xử lý bến xe dù kiểu "ném đá ao bèo"!

“Bến xe dù” 16 Phạm Hùng hoạt động công khai cả ngày lẫn đêm
(PLO) - Mặc dù các cơ quan chức năng quận Nam Từ Liêm và Thanh tra Giao thông (TTGT) thường xuyên kiểm tra nhưng không hiểu sao các “bến xe dù” vẫn ung dung tồn tại, hoạt động một cách công khai, ngang nhiên đón, trả khách cả ngày lẫn đêm. 

Mê Linh, Hà Nội:“Ép” người chết nộp 30 triệu đồng mới được chôn

Mê Linh, Hà Nội:“Ép” người chết nộp 30 triệu đồng mới được chôn
(PLO) - Bà Trần Thị Ngượi (sinh năm 1955) rất bức xúc về việc, chồng bà là ông Trần Văn Sơn do tuổi cao sức yếu đã qua đời. Gia đình đã nhờ người thân xin mai táng tại nghĩa trang thôn Đông Cao, xã Tráng Việt, huyện Mê Linh, Hà Nội. Thế nhưng, người của thôn bảo rằng không phải người gốc của làng nên gia đình phải nộp 30 triệu đồng mới được chôn cất.

“Bao giờ bãi đá sông Hồng được “tự do“?

 “Bao giờ bãi đá sông Hồng được “tự do“?
(PLO) - UBND quận Tây Hồ khẳng định sai phạm ở bãi đá sông Hồng sai đến đâu xử lý đến đấy. Nhưng sai phạm vẫn tiếp tục tồn tại qua nhiều năm trời. Có lẽ bãi đá sông Hồng sẽ còn rất lâu nữa mới được "tự do" khi mà chính quyền địa phương cũng đã bó tay gần chục năm trời.

Nghi vấn bán thầu tại Dự án Quốc lộ 1A?

Dự án nâng cấp QL1A đoạn qua Quảng Bình
(PLO) - Đang có nhiều dấu hiệu bất thường tại Gói thầu số 13 thuộc Dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ (QL) 1A đoạn qua Quảng Bình khi có nghi vấn rằng, nhà thầu thi công đoạn tuyến này - Cty CP Tập đoàn Phúc Lộc có một số biểu hiện gần với việc bán thầu. 

Hàng loạt tiểu thương thành Huế trắng tay vì siêu lừa

Hàng loạt tiểu thương thành Huế trắng tay vì siêu lừa
(PLO) - Tận dụng mối quan hệ quen biết lâu năm với các tiểu thương chợ Đông Ba và nhiều đại gia ở TP.Huế, chủ hụi Đoàn Thị Mai Trâm (SN 1968, ở 297 Huỳnh Thúc Kháng, TP.Huế) đã “hốt” hơn 20 tỉ đồng của các “con hụi” rồi lên máy bay bỏ trốn cùng chồng con. 

Lại xuất hiện những lình xình mới tại dự án Đường 32

Lại xuất hiện những lình xình mới tại dự án Đường 32
(PLO) - Kết luận thanh tra năm 2013 vừa “ráo mực” thì xuất hiện “nghi án” mới: hàng ngàn mét vuông đất từng bị thu hồi để “làm đường” đã trở thành đất “lưu không” rồi được giao cho chủ mới. Việc thu hồi đất, giao đất lòng vòng trên khiến người dân ở đây nghi ngờ họ đã bị GPMB một cách oan uổng ở diện tích nằm ngoài phạm vi làm đường?

Đất đang tranh chấp vẫn được cấp phép xây dựng?

Ảnh minh họa. Nguồn Internet
(PLO) - “Sổ đỏ” cấp chồng lên “sổ đỏ” làm nảy sinh đất thuộc diện tranh chấp. Trong khi tranh chấp chưa được giải quyết dứt điểm thì UBND huyện Chư Prong (tỉnh Gia Lai) lại cấp giấy phép xây dựng trên diện tích đất đang tranh chấp khiến người dân khiếu kiện.

Đánh người gây thương tích vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật

Nạn nhân chỉ nơi xảy ra vụ việc
(PLO) - Cả 4 cha con dùng hung khí vây đánh hai vợ chồng nạn nhân, trong đó một người có bệnh tim một cách dã man. Vụ việc khiến dư luận địa phương vô cùng bức xúc. Nhưng khó hiểu là đã 3 tháng trôi qua, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an quận Thốt Nốt là đơn vị thụ lý điều tra vụ việc vẫn nói “từ từ giải quyết” còn những kẻ côn đồ thì mặc nhiên nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật(?).