Đờn ca tài tử - từ vàng son đến nỗi lo hôm nay

Một ban nhạc đờn ca tài tử Sài Gòn năm 1911. (Ảnh tư liệu)
Một ban nhạc đờn ca tài tử Sài Gòn năm 1911. (Ảnh tư liệu)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Cho đến nay, đờn ca tài tử vẫn là một trong những di sản văn hóa đáng tự hào của người Nam bộ nói riêng và người Việt nói chung. Có mặt hơn trăm năm trên cõi nhân gian, giờ đây, đờn ca tài tử, mặc dầu vẫn được mến mộ, nhưng đang đứng giữa một lằn ranh mong manh giữa sự phát triển và mai một.

Vai trò lớn trong nền âm nhạc Việt Nam

Theo các nhà nghiên cứu, đờn ca tài tử hình thành và phát triển từ cuối thế kỷ 19, bắt nguồn từ nhạc lễ, Nhã nhạc cung đình Huế và văn học dân gian, để rồi sau đó, du nhập vào Nam và được kết hợp với câu hò, điệu lý, nhạc lễ tại đây để hình thành nên một dòng nhạc mới, mang tiếng nói, cảm xúc của một cộng đồng.

Kể từ sau khi du nhập vào miền Nam, đờn ca tài tử trở thành loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng Nam Bộ. Đờn ca tài tử thường có hình thức diễn tấu với ban nhạc gồm bốn loại là đàn kìm, đàn cò, đàn tranh và đàn bầu (gọi là tứ tuyệt). Về sau này, có cách tân bằng cách thay thế độc huyền cầm bằng cây guitar phím lõm.

Nam bộ thời ấy đất đai trù phú, sông ngòi kênh rạch chằng chịt, trên vườn sai trĩu quả, dưới sông cá lội tung tăng, tôm cua bạt ngàn. Sau những giờ làm việc mệt nhọc là những cuộc tụ tập bà con chòm xóm một cách ngẫu hứng, những buổi giỗ chạp, lễ lạt. Và đờn ca tài tử chính là phương tiện giải trí tuyệt vời cho những người dân quê sống giữa mênh mang sông nước thời ấy. “Mồi ngon” lúc nào cũng sẵn có, rượu gạo tự nấu, nam phụ lão ấu chỉ quần đùi, áo vải, bà ba, quấn khăn rằn, cùng nhau ăn, uống, người đàn kẻ hát, ngẫu hứng, hợp xướng cùng nhau đầy đắc ý. Cái đặc biệt, cái hay của đờn ca tài tử là khi ngồi chung một mâm ăn uống, diễn xướng, có người đàn, người hát, người nghe không có lễ nghi, không phân biệt già trẻ, sang hèn. Có lẽ chính bởi tính chất đầy ngẫu hứng và bình dân ấy, nên loại hình âm nhạc này mới có tên là “đờn ca tài tử”.

Đờn ca tài tử không chỉ là một hình thức nghệ thuật - giải trí của người dân Nam bộ, mà còn là một nét đẹp trong lối sống, trong đời sống tinh thần của người bình dân khi ấy. Đây là một nhịp cầu tuyệt vời để kết nối những tâm hồn chân quê, khiến họ gắn kết với nhau, yêu thương, đùm bọc, đoàn kết với nhau hơn. Thông qua những bản đờn ca tài tử có ngôn từ mộc mạc, sâu lắng nhưng không kém phần sâu sắc, tâm hồn người Nam bộ hiện ra, với sự chân thành, thẳng thắn, yêu ghét rõ ràng, với niềm tin yêu, mến thương giữa người và người, với tình yêu sâu đậm dành cho quê hương, đất nước...

Trong những buổi đờn ca tài tử đầy ngẫu hứng, đã có biết bao bản nhạc hay ra đời, và cũng nhiều nghệ sĩ thành danh từ dân gian. Nổi danh nhất có lẽ phải kể đến bản Vọng cổ hoài lang của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu. Xuất phát từ nỗi nhớ thương dành cho người vợ bị chia cắt bởi lễ giáo gia đình, những câu hát da diết buồn, thấm đẫm yêu thương của nhạc sĩ Cao Văn Lầu đã lay động trái tim người nghe, để rồi Dạ cổ hoài lang trở thành một bản nhạc bất hủ không chỉ trong lòng người dân Nam bộ, mà của cả người dân Việt Nam, cho đến hôm nay. “Đường dù xa ong bướm/ Xin đó đừng phụ nghĩa tào khang/ Còn đêm luống trông tin nhạn/ Ngày mỏi mòn như đá vọng phu/ Vọng phu vọng luống trông tin chàng/ Lòng xin chớ phũ phàng”.

Ngoài nhạc sĩ Cao Văn Lầu, từ bấy đến nay, đã có nhiều nghệ nhân đờn ca tài tử nổi danh góp phần không nhỏ vào sự phát triển của đờn ca tài tử. Có thể kể đến nghệ nhân - nhạc sư Nguyễn Quang Đại, hai nhạc sư Lê Văn Tiếng và Trần Phong Sắc - những người đã có công lớn trong buổi đầu phát triển đờn ca tài tử và truyền dạy cho các thế hệ hậu bối. Còn có NSND Bảy Bá (soạn giả Viễn Châu), cố nghệ nhân dân gian Bạch Huệ, cố NSƯT Vũy Chỗ... đã được Chính phủ tặng thưởng Huân chương lao động hạng 3; Nghệ nhân ưu tú Thanh Hiền với gia tài hơn 2.000 bài vọng cổ và bản tài tử...

Một điều đáng trân trọng, đờn ca tài tử không chỉ là một nét đẹp văn hóa, một thú vui tinh thần, mà trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, đờn ca tài tử còn trở thành “vũ khí” mạnh mẽ để người dân Nam bộ chống lại quân thù xâm lược, với những bài ca nói lên tinh thần quật khởi, tình yêu nước của những con người tham gia kháng chiến. Trong thời bình, đờn ca tài tử cũng góp phần xây dựng đất nước thông qua những bài hát ca ngợi tình yêu quê hương đất nước, cổ vũ tinh thần lao động hăng say, cống hiến cho Tổ quốc...

Với những giá trị quan trọng ấy, năm 2013, nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Nỗi lo mai một

Đờn ca tài tử Nam bộ được hình thành bởi nhiều nguồn gốc, nhưng cái gốc quan trọng và dễ nhìn thấy nhất chính là hai mươi bản tổ. 20 bản tổ gồm ba bài Nam, sáu bài Bắc, bảy bài Lễ, bốn bài Oán chính và phụ. Có tài tử đờn, tài tử ca và ca ra bộ. Hai mươi bản Tổ ra đời trước, mỗi bản đều có kết cấu độc lập, tất cả đều mang tính nghệ thuật cao nên được công nhận là hai mươi bản Tổ, có vị trí cao nhất trong Đờn ca tài tử Nam bộ. Các bản nhạc Tổ cũng thường được coi là thước đo để đánh giá trình độ chuyên môn của nghệ nhân đờn ca tài tử dựa trên sự thực hành có am tường, điêu luyện hay không. Bên cạnh 20 bản Tổ, những bản vắn, bản nhỏ cũng đã minh chứng cho nguồn gốc của Đờn ca tài tử, thể hiện tinh thần sáng tạo phong phú, đa dạng, góp phần làm giàu di sản văn hóa của các thế hệ nghệ nhân.

Một buổi sinh hoạt đờn ca tài tử ở Long An (Ảnh: Văn nghệ Long An)

Một buổi sinh hoạt đờn ca tài tử ở Long An (Ảnh: Văn nghệ Long An)

Tuy nhiên, nỗi lo của các nhà nghiên cứu, bảo tồn hiện nay là sự mai một của 20 bản nhạc Tổ. Từ năm 2017-2022, nhóm nghiên cứu bao gồm TS Mai Mỹ Duyên, nhà nghiên cứu về âm nhạc dân tộc Nam Bộ, giảng viên Trường ĐH Trà Vinh và TS Nguyễn Chính, Hiệu trưởng Trường CĐ nghề Trà Vinh, đã tiến hành nghiên cứu thực địa tại bốn tỉnh thành là Bình Dương, TP Hồ Chí Minh, Tiền Giang và Bạc Liêu, những địa phương có đóng góp nổi bật trong lịch sử Đờn ca tài tử ở Nam Bộ, đồng thời cũng chịu sự tác động mạnh mẽ bởi xu hướng công nghiệp hóa và hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực. Kết quả của nghiên cứu cho thấy, hiện nay không ít nghệ nhân đang truyền dạy ở các địa phương chưa thông thạo 20 bản Tổ. Theo phân tích của nhóm nghiên cứu, có ba nguyên nhân cho điều này: Mặt bằng chuyên môn chưa đạt theo tiêu chí được công nhận nghệ nhân, nhất là tiêu chí có kiến thức và kỹ năng truyền nghề; nghệ nhân có thể nắm vững 20 bản Tổ nhưng trong thực tiễn hoạt động chuyên môn không có cơ hội trình diễn hoặc truyền dạy trọn vẹn; người học không có nhu cầu, hoặc không có điều kiện để học đầy đủ, trọn vẹn. Chính vì thế, nhóm nghiên cứu đặt ra vấn đề nguy cơ thất truyền 20 bản nhạc Tổ, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc bảo vệ di sản đờn ca tài tử.

Theo phát biểu của TS. Lê Hồng Phước, Giảng viên Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh, nhà nghiên cứu, người thường xuyên tổ chức những buổi sinh hoạt chuyên đề về đờn ca tài tử, thì hiện nay đang tồn tại nhiều quan điểm và thông tin sai lệch, tạo ra nhiều “tam sao thất bản” cho đờn ca tài tử. Một thực trạng đáng buồn là đờn ca tài tử đang mất dần đi chất tài tử vốn có vì nhiều nguyên nhân, trong đó có việc trộn lẫn cải lương, dân ca với đờn ca tài tử. Cạnh đó, theo TS Lê Hồng Phước, còn nhiều tồn tại khác như có không ít soạn giả trẻ ngày nay thiếu kiến thức, dùng sai nhạc Tổ, nghệ nhân đờn giỏi ngày càng khan hiếm trong dân gian... Một điều quan trọng cần lưu tâm là làm sao để người trẻ ngày càng hứng thú, quan tâm đến đờn ca tài tử, bởi người trẻ mới là những người có khả năng lưu giữ, làm phát triển các loại hình văn hóa nghệ thuật.

TS Lê Hồng Phước cũng đưa ra một dấu hiệu đáng mừng là thời gian qua, người dân trong nước đang ưa chuộng đờn ca tài tử trở lại, đặc biệt là tại các tỉnh miền Tây, đờn ca tài tử thường được cất lên trong các lễ cưới hỏi, tụ họp...

Có thể thấy rằng, mặc dù đã đóng một vai trò quan trọng trong nền âm nhạc Việt Nam, nhưng trong bối cảnh hiện nay, nghệ thuật đờn ca tài tử đang đối mặt với nguy cơ mai một bị lãng quên trước sự lấn át của những loại hình giải trí mới. Việc bảo tồn và phát huy nghệ thuật đờn ca tài tử đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết bởi đó không chỉ là giữ gìn một loại hình nghệ thuật độc đáo, mà còn là bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, giáo dục thế hệ trẻ về giá trị truyền thống và tạo điều kiện cho nghệ thuật này tiếp tục phát triển, hòa nhập nhưng không hòa tan trong dòng chảy văn hóa đương đại.

Tin cùng chuyên mục

Điểm tựa từ quê hương, đất nước giúp các kiều bào nước ngoài phát triển và cống hiến hình ảnh đẹp cho dân tộc. (Ảnh minh họa - Nguồn: sansangduhoc)

Ý thức dân tộc trong 'thế giới phẳng'

(PLVN) - Vào thế kỷ 21, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật, thế giới đã không còn rào cản như xưa. Mọi người không phân biệt quốc gia, dân tộc đều có cơ hội tiếp cận luồng tư tưởng, thông tin, kiến thức tiên tiến... Bên cạnh những mặt thuận lợi, còn đó câu hỏi về ý thức dân tộc, bản sắc văn hóa liệu có dần “hòa tan”?.

Đọc thêm

Dâng hương, thượng cờ Khai hội chọi trâu Đồ Sơn 2024

Đại biểu thực hiện nghi thức thượng cờ.
(PLVN) - Ngày 3/9, Ban Tổ chức Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024 đã tổ chức Lễ dâng hương, thượng cờ khai Hội tại đền Nghè (phường Vạn Hương) và đền Nam Hải Thần Vương (Đảo Dấu), quận Đồ Sơn (Hải Phòng).

Khám phá Lễ hội mừng cơm mới tại Ngọc Chiến

Trải nghiệm làm cốm tại Ngọc Chiến.
(PLVN) - Ngày 29/8, đông đảo người dân và du khách trên khắp mọi miền tấp nập đổ về xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La, tham quan, khám phá, trải nghiệm Lễ hội mừng cơm mới, tạo nên bầu không khí rộn ràng, vui tươi, sôi động ở "miền quê cổ tích" này.

Nâng tầm giá trị ẩm thực Huế

Ẩm thực truyền thống luôn hấp dẫn du khách mỗi lần đặt chân đến Huế.
(PLVN) - Huế là địa phương được các chuyên gia đánh giá có tiềm năng và thế mạnh tham gia mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO ở lĩnh vực ẩm thực. Mới đây, UBND TP Huế đã lựa chọn lĩnh vực ẩm thực để xây dựng hồ sơ “Huế - Thành phố sáng tạo” đề cử tham gia mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO.

Bảo vệ các di tích lịch sử - văn hóa để không bị “lãng quên”

Tháp Hòa Lai (thuộc xã Bắc Phong, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận) được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng Di tích cấp Quốc gia đặc biệt, tuy nhiên, Khu di tích này đang bị xuống cấp.
(PLVN) - Với bề dày lịch sử, chiều sâu văn hóa, Việt Nam có hàng nghìn di tích lịch sử nằm ở nhiều tỉnh, địa phương trên cả nước. Hiện nay, có không ít các di tích đang bị đe dọa bởi thiên nhiên và những mặt trái của sự phát triển xã hội. Nếu không được tu bổ, sửa chữa kịp thời những di tích này có khả năng “biến mất”.

Để UNESCO ghi danh Áo dài Huế là di sản

Toàn bộ cán bộ, lãnh đạo, nhân viên khối cơ quan Văn phòng Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh TT-Huế đều mặc trang phục áo dài truyền thống đến cơ quan làm việc trong ngày đầu tuần. (Ảnh: Ngọc Vân)
(PLVN) - Ngày 12/8/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có Quyết định số 2320/QĐ-BVHTTDL về việc công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, trong đó có danh mục Tri thức dân gian - Tri thức may, mặc áo dài Huế thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là bước đi quan trọng để xây dựng hồ sơ đệ trình UNESCO ghi danh Áo dài Huế là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Giữ gìn, lan tỏa nét đẹp văn hóa dựng cây nêu

Giữ gìn, lan tỏa nét đẹp văn hóa dựng cây nêu
(PLVN) - Trong phong tục lâu đời của dân tộc Việt Nam, phong tục dựng cây nêu ngày Tết, lễ hội dân gian, ngoài ý nghĩa xua đuổi ma quỷ còn mang ý nghĩa cầu cho quốc thái dân an, mùa màng tốt tươi, đất nước thịnh vượng. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công nhận Nghệ thuật trang trí cây nêu của người Cor, huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Tự hào với dấu ấn lịch sử của Khởi nghĩa Trương Định

Tự hào với dấu ấn lịch sử của Khởi nghĩa Trương Định
(PLVN) - Đã 160 năm trôi qua từ ngày Anh hùng dân tộc (AHDT) Trương Định tuẫn tiết, khí tiết hào hùng của Ông và hào khí của cuộc khởi nghĩa luôn mãi mãi là niềm tự hào của người dân Gò Công, người dân Tiền Giang nói riêng và cả nước nói chung.

Tôn vinh nghề thủ công truyền thống ướp trà sen Quảng An: Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tôn vinh nghề thủ công truyền thống ướp trà sen Quảng An: Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
(PLVN) -  Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có quyết định  công nhận thủ công truyền thống ướp trà sen Quảng An là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây không chỉ là sự tôn vinh đối với một nghề truyền thống lâu đời mà còn là lời khẳng định về giá trị văn hóa, tinh thần mà nghề này mang lại cho cộng đồng.

Tri thức dân gian Mỳ Quảng là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tri thức dân gian Mỳ Quảng là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
(PLVN)  - Nghề chế biến Mỳ Quảng ở tỉnh Quảng Nam hội tụ giá trị ẩm thực đặc sắc của xứ Quảng. Mỳ Quảng theo bước chân những lưu dân đi khắp ngã đường và sẵn lòng đón nhận bất cứ nguyên liệu để biến tấu, làm nổi bật đặc trưng văn hóa ẩm thực dân gian.

Cần xây dựng quy định cụ thể về bảo tồn cây di sản Việt Nam

Cây đa di sản trăm tuổi tại đền vua Lê bật gốc. (Ảnh: Tân Văn)
(PLVN) - Thời gian qua, có không ít cây di sản, cây di tích bị chết, gãy đổ vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Trước thực tế đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần sớm có quy định hoặc đề xuất Chính phủ xây dựng quy định cụ thể về việc bảo tồn cây di sản; tạo hành lang pháp lý để cộng đồng dân cư, chính quyền các cấp xác định rõ trách nhiệm và xây dựng giải pháp huy động nguồn lực hiệu quả để phát huy giá trị cây di sản...