Đời thường của người đàn ông mù có 12 bà vợ

(PLO) -“Hễ nhớ vợ, nhớ con thì tôi lại đi xe đạp đến đến thăm, hôm ở với vợ này, hôm ở với vợ kia. Có khi đi liền cả tháng mà không về nhà mình”, ông Nguyễn Văn Sơn - một lão nông nghèo hỏng mắt ở thị trấn Chi Đông (Mê Linh, Hà Nội) có 12 bà vợ, 24 người con chia sẻ.
Ông mù nhiều vợ, ai cũng biết nhưng khó tìm!
Hỏi về ông thì những người dân trong thị trấn Chi Đông đều biết vì cứ vào mỗi buổi chiều họ lại thấy một ông mù đeo kính râm, đội mũ bảo hiểm đi xe đạp khắp thị trấn để mua lại những đồ cũ hỏng. Vượt qua những con đường đất lầy lội, tôi tìm về gia đình ông Sơn.
Ông Sơn có một căn nhà cấp 4 nhỏ, cũ kỹ đã xuống cấp. Ông Sơn đi vắng, chúng tôi chỉ gặp được anh Nguyễn Văn Nguyên (con trai lớn với người vợ cả của ông). Anh Nguyên cho biết: “Bố tôi đi suốt ngày, có khi cả tháng không về nhà, thường thì chỉ khi có công việc giỗ, tết gì bố tôi mới ở nhà”. 
Anh Nguyên gợi ý tôi có thể thử vận may đến nhà bà Bùi Thị Vũ ở xã Thường Lệ, là vợ thứ 12 của ông Sơn, được ông yêu nên thường xuyên ở đấy. Rời khỏi gia đình người vợ cả, vượt con đường đê lầy lội, tôi tìm về gia đình bà Vũ để gặp người đàn ông đặc biệt này. 
Ngôi nhà cấp 4 tuềnh toàng của ông Sơn và vợ cả.
Ngôi nhà cấp 4 tuềnh toàng của ông Sơn và vợ cả. 
Con đường đê bằng đất đầy ổ gà lởm chởm, lại gặp trời mưa nên trơn như dầu mỡ, đi xe máy không ít lần tôi còn suýt ngã, tại sao một người đàn ông mù mà có thể đi xe đạp vượt qua những con đường thế này mà vẫn không sao?.
Cuối cùng tôi cũng đến được nhà bà Vũ, nhưng bà cho biết ông Sơn đã đi mua đồ cũ ở xã bên từ lúc sáng tới giờ chưa về. Trời cũng đã xế chiều, tôi quyết định ở lại nhà bà Vũ để đợi gặp người đàn ông đặc biệt này. 
Thương con quyết lòng tập đi xe đạp
Ấn tượng đầu tiên của tôi về người đàn ông này là đôi mắt ông chỉ có mỗi tròng trắng, đi xe đạp ông vẫn đội mũ bảo hiểm. 
Ông Sơn vui vẻ kể chuyện về cuộc sống của mình. Ông sinh ra và lớn lên ở thị trấn Chi Đông, mắt kém từ năm lên hai tuổi nhưng người sáng mắt làm được việc gì thì ông Sơn đều làm được việc ấy, lớn lên ông xin vào làm công nhân ngành đường sắt. Ai lần đầu gặp ông đều ngạc nhiên và không biết ông bị mù nếu khi ông đeo kính râm. Bị mù, được hưởng chế độ 700.000 đồng/tháng nhưng hàng ngày ông vẫn đi mua lại những đồ cũ hỏng rồi bán lại lấy lãi để kiếm thêm thu nhập. 
Ông Nguyễn Văn Sơn
Ông Nguyễn Văn Sơn 
Anh Bùi Văn Quang (em trai bà Vũ) ngồi cạnh cho biết: “Nhà tôi mỗi khi muốn mua cái tủ hay bàn ghế gỗ gì thì đều nhờ ông Sơn đi mua cùng. Ông chỉ cần sờ vào là biết ngay đó là gỗ gì, tốt hay xấu, nước sơn ngoài chỉ che được mắt người thường chứ không qua nổi cảm nhận của người mù”.
Ông Sơn giải thích việc đi xe đạp là đi trong cảm nhận, bằng thính giác của mình. “Nguyên nhân tôi biết đi xe đạp đó là vì con. Khoảng năm 1978, trong một đêm, con trai tôi đau bụng nhưng không có ai chở đi bệnh viện, lúc đó vợ dẫn đường rồi tôi ôm con chạy đi khám. Bệnh viện quá xa nên hai vợ chồng phải chạy cả đêm mới đến nơi. Từ đó tôi mới quyết định mua xe đạp và tập đi, những lần đầu thì thường xuyên bị ngã, đôi khi sứt đầu, mẻ trán, nhưng sau một thời gian tôi đã có thể đi xe đạp thành thạo như người bình thường. Nhưng để an toàn, mỗi khi đi xe đạp tôi đều đội mũ bảo hiểm”.
Nói về “chồng”, bà Vũ cười bảo: “Ông ấy thính lắm, ông chưa bao giờ đi lạc, cũng chưa đâm vào ai bao giờ, chỉ cần ai dẫn ông ấy đi một lần là ông nhớ như in từng ngóc ngách, từng ổ gà giữa đường. Lúc đầu tới tán tỉnh tôi ông đeo kính râm tôi còn không biết ông bị mù”. 
Có 12 bà vợ, 24 đứa con
Ông Sơn cưới liên tù tỳ 12 bà vợ (cả chính thức và không chính thức) có tới 24 người con. Nói về những người vợ của mình, ông Sơn chỉ cười bảo: “Số tôi sinh ra nó đã thế, tôi yêu nhiều chứ không chung tình được. Mà tôi lấy vợ cũng để giúp các bà ấy bớt cô đơn trong cuộc sống”. 
Vợ ông Sơn có người bình thường, xinh đẹp, có người lỡ thì, tàn tật do bị chất độc da cam, bệnh tật… Trừ người vợ cả, họ đều tình nguyện lấy ông Sơn và chung sống mà không đăng ký kết hôn. 
Ông Sơn cưới người vợ đầu tiên năm 20 tuổi, đó là một cô gái người cùng xã tên là Nguyễn Thị Bé, hai người sống với nhau một thời gian hạnh phúc thì ông Sơn đi làm công nhân đường sắt. Con tim ông bắt đầu loạn nhịp khi ông gặp bà Lan, con gái của một người làm cùng ngành. Ở với nhau một thời gian, biết ông Sơn đã có vợ nên bà Lan mang con về nhà mẹ đẻ. 
Sau đó, ông Sơn bỏ việc ngành đường sắt về nhà sinh sống, ông tiếp tục gặp bà Chuyền - một người phụ nữ ở xã bên đã nhiều tuổi nhưng vẫn chưa lấy chồng; sau nữa là bà Xuân, rồi bà Sâm - một cô gái bệnh tật từ nhỏ… 
Từ khi ông Sơn đi buôn đồ cũ bằng xe đạp ông lại yêu và lấy thêm nhiều vợ nữa. Ông đem lòng yêu và cưới tiếp bà Hà - một cô gái bị chất độc da cam ở cùng huyện, nhưng một thời gian lại chia tay. Trong một lần đến xã Tráng Việt (Mê Linh) ông tình cờ gặp bà Lê Thị Ngãi, bị bom đánh cụt mất một cánh tay.
“Sau bà Ngãi, tôi còn cưới và chung sống cùng bà Thân, bà Phương và bà Tỵ”. Ông Sơn chỉ vào bà Vũ bảo, ông quen bà khi ông ốm nằm viện, hai người yêu nhau nên ông Sơn cưới tiếp bà. 
Thăm vợ, con một vòng mất hơn một tháng
Bà Vũ nhìn ông Sơn cười bảo: “Đấy là những vợ chính thôi, còn nhiều bà mà ông ý yêu được mấy ngày. Ông ý lăng nhăng thì không ai cấm được nhưng vợ nào mà lăng lăng là ông bỏ luôn, ông còn có vợ dưới tận Hà Nội nữa cơ”.
Ông Sơn cho biết, bảo là cưới vợ, thế nhưng về nghi lễ chỉ đưa về ra mắt gia đình, ăn bữa cơm, thắp hương tổ tiên là thành vợ. Hầu như người vợ nào cũng có chung với ông Sơn đều từ một đến ba người con. 
Hiện ông Sơn đang sống cùng người vợ cả và người vợ thứ bảy tên Ngãi ở ngay căn nhà bên cạnh. Hai bà vợ ở hai nhà, nhưng chỉ cách nhau một bức tường rào và chung một ngõ. Ông Sơn thật thà cho biết: “Hễ nhớ vợ, nhớ con thì tôi lại đi xe đạp đến đến thăm, hôm ở với vợ này, hôm ở với vợ kia. Có khi đi liền cả tháng mà không về nhà mình”. 
Lắm vợ, con đông nên các con ông Sơn đều phải vất vả từ nhỏ, không được học hành đến nơi đến chốn, cuộc sống hết sức khó khăn. Anh Nguyễn Văn Nguyên chia sẻ: “Tôi hiện có bao nhiêu anh em, mặt mũi, tên tuổi, chung cha khác mẹ tôi không biết, vì anh em chưa bao giờ gặp nhau”.  

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.