Đời thực dịu dàng của nữ võ sĩ vô địch thế giới

Đời thực dịu dàng của nữ võ sĩ vô địch thế giới
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tháng 10/2021, tin chấn động xứ sở kim chi bay về Việt Nam, nữ võ sĩ Nguyễn Thị Thu Nhi đã xuất sắc đánh bại tay đấm người Nhật Bản Etsuko Tada để giành chiếc đai WBO danh giá.

Chiến thắng này giúp Thu Nhi tạo nên lịch sử khi trở thành tay đấm đầu tiên của Việt Nam giành đai vô địch thế giới. Cũng từ đây, quyền anh (boxing) Việt Nam chính thức ghi danh trên bản đồ toàn cầu. Dù là một “tay đấm thép” khiến cả thế giới ngưỡng mộ, nhưng khi trò chuyện với phóng viên, nữ võ sĩ Thu Nhi lại như chính cái tên của mình - rất mực dịu dàng.

Thu Nhi có thể chia sẻ về hành trình đánh bại tay đấm người Nhật Bản Etsuko Tada để giành về chiếc đai WBO?

- Trước khi được tranh đai với chị Etsuko Tada thì em phải tranh đai châu Á tại Campuchia với võ sĩ người Thái Lan - Kanyarat. Sau đó em được ông Kim Sang Bum (là Giám đốc điều hành của Cocky Buffalo - lò đào tạo boxing chuyên nghiệp lớn nhất tại TP HCM, truyền thông ví ông là “Park Hang-seo của boxing Việt Nam” với những đóng góp lớn trong việc quảng bá, phát triển boxing chuyên nghiệp tại Việt Nam - PV) gửi sang Uzbekistan tập huấn cùng các võ sĩ Olympic của các nước trên thế giới và chịu gian khổ 2 tháng.

Khi tới Hàn Quốc, em phải chịu rất nhiều áp lực khi nghe họ rất đề cao võ sĩ Nhật Bản Etsuko Tada, nhưng đó cũng là động lực để em cố gắng chứng minh sự kiên cường, bất khuất của người Việt Nam và giành được chiến thắng.

Khi Thu Nhi quyết định học boxing có vấp phải nhiều khó khăn không và em đã vượt qua thế nào?

- Khó khăn lớn nhất đối với em khi bắt đầu tập boxing là kinh tế gia đình khó khăn nên phải vừa tập luyện vừa đi làm và đi học, không có thời gian nghỉ ngơi. Có một vài lần em muốn từ bỏ boxing để tập trung vào công việc và việc học nhưng chỉ nghỉ tập luyện vài ngày thì cơ thể của em rất khó chịu vì nhớ boxing nên em đã quyết định đi theo con đường này.

Sau đó em gặp ông Kim Sang Bum và ký hợp đồng boxing chuyên nghiệp với Cocky Buffalo. Em được tạo điều kiện và hỗ trợ rất nhiều từ ông Kim Sang Bum như hỗ trợ chỗ ở và tập luyện, mổ mắt cận (hồi trước em cận rất nặng mỗi khi thi đấu là chỉ nhìn được bóng của đối thủ mờ mờ) để theo đuổi niềm đam mê boxing chuyên nghiệp của mình.

Liên đoàn Quyền anh Việt Nam đã hỗ trợ em như thế nào để tham dự đấu trường quốc tế?

- Trong trận tranh đai thế giới vừa rồi, Liên đoàn Quyền anh và Tổng cục TDTT đã hỗ trợ về việc giấy tờ cho em xuất nhập cảnh để đi tập huấn và thi đấu. Qua đây, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Liên đoàn Quyền anh và Tổng cục TDTT đã giúp em có một chuyến thi đấu suôn sẻ.

Trở thành nhà vô địch thế giới có khiến cuộc sống thường nhật của em bị xáo trộn?

- Sau khi giành chức vô địch, em cũng được nhiều người biết đến hơn, em rất vui mừng khi ra đường có nhiều người nhận ra mình nhưng cũng vì vậy em cần phải chú ý những hành động của mình hơn.

Ngoài giờ tập luyện, thi đấu, bình thường em gặp gỡ bạn bè để tán gẫu hay bàn luận về những trận đấu boxing của các võ sĩ khác, học hỏi kinh nghiệm.

Em có bao giờ có ý định từ bỏ nghiệp võ vì áp lực gia đình hay cuộc sống? Ước mơ của em với bộ môn boxing là gì?

- Ai cũng có những áp lực riêng của mình thì em cũng vậy. Em đã từng có ý định từ bỏ nhưng bản thân em không cho phép dù đó là áp lực gì. Và hiện tại em đã vượt qua những áp lực đó và chỉ tập trung tập luyện để thi đấu, cống hiến cho boxing Việt Nam.

Em mong muốn bộ môn boxing chuyên nghiệp được Liên đoàn Quyền anh cũng như các cơ quan chức năng khác chú ý và tạo điều kiện hơn nữa để trong tương lai sẽ có nhiều hơn những cá nhân có thành tích cống hiến cho nền boxing Việt Nam nhiều hơn.

Cảm ơn em và chúc em tiếp tục thành công trong sự nghiệp võ sĩ boxing chuyên nghiệp!

Nguyễn Thị Thu Nhi có gia cảnh khó khăn ở An Giang, từ bé phải lên Sài Gòn mưu sinh, ở cùng bà ngoại trong căn nhà ọp ẹp tại quận 11. Hoàn cảnh khó khăn khiến cô phải đi phụ bán quán rồi đi bán vé số mưu sinh, phụ giúp gia đình. 14 tuổi, Thu Nhi bén duyên với môn võ cổ truyền sau đó chuyển sang chơi boxing theo lời khuyên của huấn luyện viên vì thấy cô phù hợp với môn thể thao này hơn.

Sau đó Thu Nhi nhanh chóng khẳng định tên tuổi với 3 HCV boxing toàn quốc các năm 2015, 2017, 2018; HCV Cúp các CLB toàn quốc từ năm 2015 đến 2019. Cô gây tiếng vang với chiến thắng trước tay đấm từng 3 lần vô địch thế giới Abaniel Gretchen (Úc), hạ knock-out tay đấm Thái Lan Kannika Bangnara chỉ sau 6 giây ở sự kiện boxing thanh, thiếu niên châu Á 2019. Thu Nhi lọt vào mắt xanh của ông bầu Kim Sang Bum, đầu quân về CLB Buffalo và bắt đầu chơi chuyên nghiệp vào năm 2019.

Đọc thêm

Thể thao Việt Nam chuẩn bị cho SEA Games 33

Điền kinh tiếp tục là môn thể thao được kỳ vọng đem về nhiều HCV cho TTVN. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - “Chiến lược phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045” nêu rõ mục tiêu cụ thể đối với lĩnh vực thể thao thành tích cao là: “Duy trì trong tốp 3 tại các kỳ SEA Games và trong tốp 20 tại các kỳ ASIAD; trong đó phấn đấu đạt từ 5 đến 7 HCV tại các kỳ ASIAD, có huy chương tại các kỳ Olympic”.

Cư dân mạng nói gì về "bàn thắng đẹp mặt" và giải thưởng của cầu thủ Supachok?

Supachok bị chỉ trích khi ghi bàn thắng "xấu xí" vào lưới đội tuyển Việt Nam (Ảnh: FAT).

(PLVN) - Bàn thắng không "fair-play" của Supachok Đội tuyển Thái Lan vào lưới Việt Nam vừa giành giải thưởng Bàn thắng đẹp nhất trận chung kết lượt về ASEAN Cup 2024. Trớ trêu thay khi những lượt bình chọn cho bàn thắng này lại đến từ các cổ động viên của Đội tuyển Việt Nam.Giải thưởng này liệu có phải "sự tôn vinh" cho Supachok?

Sự lịch thiệp của Madam Pang

Bà Madam Pang động viên đội tuyển Thái Lan sau trận chung kết AFF Cup (Ảnh FAT)
(PLVN) - Bà Nualphan “Pang” Lamsam, còn được biết đến với biệt danh "Madam Pang" - Vị Chủ tịch Hiệp hội Bóng đá Thái Lan (FAT) đã có những cư xử đẹp sau trận chung kết AFF Cup 2024.  Bà được nhận xét: "đẹp lịch sự từ cốt cách"

Xuân Son - nơi trái tim thuộc về

Xuân Son hôn lên màu áo đội tuyển quốc gia Việt Nam (Ảnh TXNĐ)
(PLVN) - Có những điều làm nên giá trị của con người không nằm ở nơi khởi đầu, mà ở nơi họ quyết định gửi gắm lý tưởng và sống hết mình. Sinh ra trên đất Brazil xa xôi, Xuân Son đã không để nơi sinh ra đóng khung số phận mình. Anh chọn Việt Nam - một mảnh đất không chỉ là nơi đến, mà còn là nơi thuộc về.

Chấn thương của Nguyễn Xuân Son - Người hùng có bị lãng quên?

Thứ trưởng Trần Văn Thuấn chúc mừng tuyển thủ Nguyễn Xuân Son sau ca phẫu thuật thành công tốt đẹp. Ảnh: Trần Minh
(PLVN) - Tiền đạo Nguyễn Xuân Son của Đội tuyển Quốc gia Việt Nam đã gặp phải một chấn thương nặng trong trận đấu với Đội tuyển Thái Lan khiến anh sẽ phải nghỉ thi đấu trong thời gian dài. Giống như nhiều trường hợp tương tự trước đó, liệu rằng “Người hùng AFF Cup” Nguyễn Xuân Son có thể lấy lại phong độ ghi bàn hay sẽ sớm lụi tàn do hệ quả chấn thương để lại?

Tặng Huân chương Lao động cho tuyển Việt Nam và 6 cầu thủ

Thủ tướng trao Huân chương Lao động hạng Nhất cho đội tuyển Việt Nam. (Ảnh: VGP).
Chủ tịch nước Lương Cường vừa ký quyết định trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho đội tuyển bóng đá nam quốc gia Việt Nam. Đây là sự ghi nhận xứng đáng cho hành trình chinh phục ngôi vương khu vực với kỷ lục 7 trận thắng, 1 trận hòa, ghi 21 bàn thắng - thành tích tốt nhất lịch sử giải đấu.