Đối thoại an toàn vệ sinh lao động năm 2018: Đừng để lao động trẻ “hồn nhiên” làm việc

Pháp luật về ATVSLĐ được coi là “chiếc lưới” an sinh “đỡ lưng” NLĐ
Pháp luật về ATVSLĐ được coi là “chiếc lưới” an sinh “đỡ lưng” NLĐ
(PLO) - Không người lao động (NLĐ) nào muốn “dính” tai nạn lao động (TNLĐ) vì những thiệt thòi về sức khỏe, thu nhập. Nhưng không ít trường hợp TNLĐ dù đã được chứng nhận của doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước về lao động thì vẫn không được công nhận đó là TNLĐ. Và cuối cùng NLĐ phải gánh hậu quả.

Sáng qua (11/4), cuộc Đối thoại Hội đồng quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2018 đã được nghe không ít ý kiến xoay quanh vấn đề nêu trên. Đây là cuộc đối thoại thứ hai của Hội đồng nhằm trao đổi những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về ATVSLĐ và ý kiến đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về ATVSLĐ.

“Lưới” an sinh “đỡ lưng” người lao động

Ông Hà Tất Thắng - Cục trưởng Cục ATLĐ - Trưởng ban Thư ký Hội đồng quốc gia về ATVSLĐ cho biết, trong số các nhóm vấn đề liên quan đến ATVSLĐ được ghi nhận từ các tổ chức, vấn đề khai báo điều tra TNLĐ và giải quyết chính sách cho NLĐ vẫn còn nhiều vướng mắc ở thời hạn điều tra TNLĐ, cũng như ở việc giải quyết chế độ với tai nạn trên đường đi và về do lỗi của NLĐ gây ra cho bản thân...

Để minh chứng cho nhận định của ông Thắng, đại diện Sở LĐTB&XH tỉnh Đồng Nai đã cho biết, từ thực tế địa phương có thể thấy rất nhiều trường hợp NLĐ bị tai nạn trên đường đi làm đi và về, nhưng thủ tục giải quyết TNLĐ cho họ gặp rất nhiều khó khăn vì không có tiếng nói chung giữa doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước về lao động và cơ quan bảo hiểm. Thậm chí có nhiều trường hợp Sở LĐTB&XH đã xác nhận đó là TNLĐ nhưng cơ quan bảo hiểm vẫn không công nhận vì cho rằng thiếu giấy tờ thủ tục. 

Lý giải bức xúc của đại diện Sở LĐTB&XH Đồng Nai, cũng như nhiều tỉnh, thành khác, đại diện Bộ LĐTB&XH nhấn mạnh, pháp luật về ATVSLĐ quy định chỉ trong 3 trường hợp NLĐ bị thương vong do: tự tử; mâu thuẫn cá nhân không liên quan đến lao động; sử dụng chất gây nghiện bị pháp luật nghiêm cấm thì mới không được coi là TNLĐ, còn khi đã liên quan đến quá trình lao động thì đều được coi là TNLĐ.

Mặt khác, Điều 57 Luật ATVSLĐ quy định rõ những loại giấy tờ cần thiết để chứng minh TNLĐ, cơ quan bảo hiểm không có quyền đòi hỏi những giấy tờ ngoài danh mục quy định này, “Pháp luật về ATVSLĐ được coi là “chiếc lưới” an sinh “đỡ lưng” NLĐ nên quy định đủ rộng, chắc, vì thế đừng “hành” NLĐ và doanh nghiệp. Nếu có vướng mắc gì, Sở LĐTB&XH chủ quản cần có ý kiến ngay với địa phương và TƯ để giải quyết kịp thời” - đại diện Bộ LĐTB&XH lưu ý.

Đưa kiến thức an toàn vệ sinh lao động vào học đường

Có mặt tại buổi đối thoại, ông Chang Hee Lee – Giám đốc Văn phòng Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tại Việt Nam nhấn mạnh, cần quan tâm đến lực lượng lao động trẻ cũng như những chính sách đảm bảo ATVSLĐ cho họ. Vì các nghiên cứu đã cho thấy NLĐ trẻ ở độ tuổi từ 15 đến 24 có tỉ lệ thương tích lao động và bệnh nghề nghiệp cao hơn 40% so với NLĐ lớn tuổi. Nhiều NLĐ trẻ tin rằng họ sẽ không bị ảnh hưởng bởi sự cố liên quan đến công việc. Tương tự, người sử dụng lao động cũng không cần phải quan tâm đến an toàn và sức khỏe nghề nghiệp vì chưa bao giờ xảy ra tai nạn tại nơi làm việc của họ.

“Mỗi năm Việt Nam có khoảng 1 triệu lao động trẻ bước vào thị trường lao động, họ chính là tương lai của Việt Nam. Nhưng thực tế cho thấy có rất nhiều yếu tố dẫn đến sự cố mất an toàn trong lao động mà NLĐ trẻ phải chịu, như điều kiện việc làm, thiếu kỹ năng và kiến thức cũng như chưa có tiếng nói về vấn đề an toàn. Nhiều bằng chứng khác cho thấy đây là nhóm đối tượng có xu hướng tuân thủ các quy định an toàn thấp hơn, như không thực hiện các bước đảm bảo an toàn và không quan tâm tới các quy trình an toàn trong lao động. Vì thế, việc đảm bảo ATVSLĐ, đảm bảo tương lai bền vững cho lao động trẻ là cần thiết. Muốn vậy cần sớm đưa kiến thức về ATVSLĐ vào từ giai đoạn nhà trường như chương trình phổ thông, chương trình dạy nghề” - ông Chang Hee Lee kiến nghị.

Theo ông Hà Tất Thắng, hiện đang tồn tại một khoảng trống về kiến thức và thái độ về ATLĐ trong lĩnh vực phi chính thức, nơi không có quan hệ lao động. Do đó, cần nâng cao nhận thức cho lao động trẻ, đặc biệt trong nông nghiệp, để họ hiểu sâu hơn về các khái niệm về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp cơ bản, ngoài việc sử dụng các thiết bị an toàn. Đào tạo và thông tin cho lao động trẻ cần nhấn mạnh hậu quả tiêu cực của các sự cố ATLĐ cũng như hướng dẫn về các yêu cầu để có an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tốt hơn.

“Hiện nay chúng tôi đang xem xét tham mưu đệ trình Chính phủ ban hành quy định áp dụng đối với khu vực không có quan hệ lao động. Đây là vấn đế rất khó nhưng chúng tôi vẫn phải quyết tâm, bởi có như vậy NLĐ mới được bảo vệ” – ông Hà Tất Thắng khẳng định.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch điện VIII
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã ký Quyết định số 1710/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (điều chỉnh Quy hoạch điện VIII).

Chính thức giảm thuế VAT đến 30/6/2025

Ảnh minh hoạ.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 180/2024/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) theo Nghị quyết số 174/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội. Theo đó, quy định giảm 2% thuế VAT sẽ được kéo dài đến hết tháng 6/2025.

Công tác hải quan năm 2024: Đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận

Công chức Hải quan tận tình hướng dẫn doanh nghiệp làm thủ tục xuất nhập khẩu. (Ảnh: TD)
(PLVN) - Trong năm 2024, mặc dù tình hình thế giới và trong nước diễn biến phức tạp, thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Bộ Tài chính; sự cố gắng, nỗ lực của tập thể cán bộ, công chức trong triển khai các nhiệm vụ chính trị được giao, toàn ngành Hải quan năm 2024 đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Xuất khẩu thuỷ sản 'đón sóng' cơ hội hướng mốc 11 tỷ USD năm 2025

Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam năm 2024 đạt trên 10 tỷ USD (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) - Năm 2024, ngành thủy sản đã vượt nhiều khó khăn để đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD, nhờ tăng trưởng tích cực của ngành tôm, cá tra và hải sản khai thác. Thành tựu này khẳng định nỗ lực của toàn ngành và tạo nền tảng vững chắc để hướng tới mốc 11 tỷ USD trong năm 2025.

Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2024 cao nhất từ trước đến nay

Quang cảnh Hội nghị tổng kết công tác tài chính - ngân sách Nhà nước năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. (Ảnh: Khánh Huyền)
(PLVN) - Hôm nay - 31/12, phát biểu làm rõ hơn một số nội dung liên quan đến lĩnh vực hải quan tại Hội nghị tổng kết công tác tài chính - ngân sách Nhà nước năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ đã nhấn mạnh, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong năm 2024 ước tính thặng dư 23,75 tỷ USD. Đây là số kim ngạch xuất nhập khẩu cao nhất từ trước đến nay.

Quảng Ninh: Vượt thách thức, kinh tế tiếp tục tăng trưởng top 10 cả nước

Quảng Ninh: Vượt thách thức, kinh tế tiếp tục tăng trưởng top 10 cả nước
(PLVN) - Năm 2024, tỉnh Quảng Ninh gặp không ít khó khăn, thử thách khi vừa vượt qua đại dịch Covid-19, kinh tế bắt đầu phục hồi, phát triển thì đến tháng 9/2024 phát sinh những rủi ro, thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra... Tuy nhiên, với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, Quảng Ninh đã kiên trì các mục tiêu tăng trưởng đặt ra và hoàn thành nhiều chỉ tiêu quan trọng năm 2024 và phấn đấu bứt phá trong năm 2025, đặt nền móng vững chắc cho nhiệm kỳ 2025 - 2030.

Dự kiến tăng trưởng tín dụng năm 2025 khoảng 16%

Dự kiến tăng trưởng tín dụng năm 2025 khoảng 16%
(PLVN) -  Ngày 30/12/2024, Ngân hàng nhà nước (NHNN) đã có văn bản gửi các tổ chức tín dụng (TCTD) thông báo công khai, minh bạch về nguyên tắc giao tăng trưởng tín dụng năm 2025 để các TCTD chủ động triển khai thực hiện.

'Giải bài toán' để doanh nghiệp bán lẻ Việt giữ được 'vị thế sân nhà'

Bà Lê Việt Nga - Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam.
(PLVN) - Thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá là khốc liệt, doanh nghiệp (DN) phân phối thuần Việt vẫn còn gặp nhiều khó khăn ngay trên “sân nhà”. Vậy làm thế nào để DN Việt có thể vươn lên, làm chủ thị trường? PLVN đã phỏng vấn TS. Lê Việt Nga, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương).

Ứng dụng công nghệ cao, 'cú hích' của ngành nông nghiệp Sơn La

Trồng chè ứng dụng công nghệ cao ở Mộc Châu. (Ảnh trong bài: Quốc Định)
(PLVN) - Hiện nay, việc phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là một trong những hướng đi hiệu quả được nhiều địa phương áp dụng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm. Với tiềm năng, thế mạnh lớn, tỉnh Sơn La xác định nông nghiệp là “trụ đỡ” quan trọng trong cơ cấu kinh tế địa phương, bằng những giải pháp đồng bộ trong thời gian qua, nông nghiệp Sơn La đã bứt phá phát triển mạnh mẽ, trở thành “hiện tượng nông nghiệp” của cả nước.

Ngân hàng Nhà nước thông tin việc xử lý giá vàng 'vênh' cao

Ảnh minh họa.
Ngân hàng Nhà nước cho biết, đơn vị này đang hoàn thiện báo cáo đề xuất sửa đổi Nghị định 24/2012 về quản lý thị trường vàng, trong đó có nội dung về quản lý sản xuất vàng miếng để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho quản lý hoạt động kinh doanh vàng phù hợp tình hình thực tiễn trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế...