Đổi thay trên xóm, ấp của đồng bào Khmer ở Sóc Trăng

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Với sự nỗ lực của lãnh đạo địa phương cùng sự chung tay của các ngành, các cấp đã góp phần nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng người dân tộc thiểu số. Diện mạo các xóm, ấp có nhiều đổi thay tích cực. Bức tranh các xóm, ấp hôm nay đã được điểm tô bởi những gam màu rực rỡ, mang lại sức sống cho mảnh đất Sóc Trăng.

Phum, sóc “thay da đổi thịt”

Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số (chiếm 35,44% dân số tỉnh), trong đó dân tộc Khmer chiếm 30,18% dân số. Toàn tỉnh có 63 xã thuộc vùng dân tộc thiểu số với 17 xã đặc biệt khó khăn. Trong những năm qua, tình hình kinh tế-xã hội, đời sống đồng bào dân tộc Khmer trong tỉnh đã có những bước tiến vượt bậc, đời sống vật chất, tinh thần không ngừng được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh (trên 4,5%/năm). Để có được thành công đó, ngoài sự chăm lo của Đảng và Nhà nước còn phải kể đến sự nỗ lực phấn đấu của đồng bào Khmer. Cộng đồng người Khmer tỉnh Sóc Trăng không ngừng nỗ lực vươn lên, chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đoàn kết, góp sức xây dựng quê hương Sóc Trăng ngày càng phát triển.

Diện mạo xóm làng, phum sóc thay đổi hằng ngày

Diện mạo xóm làng, phum sóc thay đổi hằng ngày

Hạ tầng xã hội vùng có đông đồng bào Khmer được tập trung đầu tư, xây dựng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người dân. Các xã có đông đồng bào Khmer đều có trường trung học cơ sở, trạm y tế và đường ô tô đến trung tâm xã. 100% xã, phường, thị trấn và 100% xóm, ấp có điện lưới quốc gia; 100% xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế; 100% xã, phường, thị trấn được phủ sóng phát thanh - truyền hình, đảm bảo phục vụ nhu cầu sinh hoạt tinh thần của đồng bào Khmer... Chất lượng, hiệu quả giáo dục - đào tạo nơi có đồng bào Khmer sinh sống được nâng lên. Hệ thống trường dân tộc nội trú được quan tâm đầu tư xây dựng.

Công tác chăm sóc sức khỏe đồng bào Khmer tiếp tục được chú trọng thực hiện. Bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của đồng bào Khmer được giữ gìn và phát huy. Hệ thống chính trị được củng cố, kiện toàn. Tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội tiếp tục ổn định. Công tác xây dựng Đảng, đoàn thể và đào tạo cán bộ ở vùng đồng bào dân tộc Khmer được quan tâm với số lượng đảng viên hằng năm đều tăng. Các cơ sở đảng, tổ chức đoàn thể và tổ chức chính trị được củng cố, tăng cường cả về số lượng và chất lượng, ngày càng trở thành nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Chất lượng giáo dục trong vùng đông đồng bào dân tộc Khmer cũng được nâng cao

Chất lượng giáo dục trong vùng đông đồng bào dân tộc Khmer cũng được nâng cao

Đồng bào Khmer rất phấn khởi, luôn nỗ lực phát huy vai trò, trách nhiệm cùng chính quyền địa phương triển khai hiệu quả các giải pháp thực hiện các mục tiêu chương trình đề ra, góp phần tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

Trước đây thị xã Vĩnh Châu có đến 8/9 xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn thấp, hộ nghèo chiếm gần 25%, hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, sinh hoạt của người dân còn nhiều hạn chế.... Như ấp Trà Sết trước đây từng là ấp nghèo của xã Vĩnh Hải (thị xã Vĩnh Châu), nhờ sự quan tâm của chính quyền địa phương và sự đồng thuận của người dân, giờ đây ấp Trà Sết đã khoác lên mình diện mạo mới với những ngôi nhà kiên cố, đường đi lối lại khang trang, sạch sẽ, đời sống người dân được nâng cao.

Châu Thành là một trong những địa phương có đông đồng bào Khmer sinh sống của tỉnh Sóc Trăng. Gần 50% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó, chủ yếu là đồng bào Khmer. Thời gian qua, các cấp ủy đảng, chính quyền và các đoàn thể trên địa bàn huyện đã nỗ lực thực hiện tốt các chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào Khmer, như hỗ trợ xây nhà ở, giúp vốn làm ăn, chuyển đổi ngành nghề, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, hỗ trợ về kỹ thuật sản xuất… Nhờ đó, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc Khmer ngày càng được khởi sắc.

Những hộ gia đình, hộ kinh doanh đồng bào dân tộc Khmer mong muốn đầu tư, phát triển kinh tế đều được địa phương quan tâm hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn vay. Như trường hợp chị Lý Thị Thanh Xuân (ấp Phước Thuận, xã Phú Tân, huyện Châu Thành). Nhờ tiếp cận nguồn vốn vay hỗ trợ sản xuất kinh doanh, chị đã phát triển nghề trồng và ươm giống hồng nhung. Hiện, cơ sở của chị phân phối hạt giống, bán cây lớn nhỏ tùy theo nhu cầu của khách, kể cả những cây đang cho trái. Từ hiệu quả của mô hình, dưới sự hỗ trợ của địa phương, chị Xuân thành lập tổ hợp tác Ươm giống cây Hồng Nhung xã Phú Tân, thu hút 10 tổ viên tham gia. Từ đó tạo thêm việc làm, thu nhập cho bà con lúc nhàn rỗi. Đến nay, hầu hết đời sống của các tổ viên đều ổn định.

Bà con phấn khởi trước “diện mạo mới” của xóm, ấp

Tương tự, nhờ sự quan tâm của địa phương, anh Danh Giang (ấp Phú Ninh, xã An Ninh) vươn lên thoát nghèo với mô hình đa canh cây màu kết hợp với chăn nuôi bò trên diện tích gần 1 hecta, cho thu nhập vài trăm triệu đồng/năm. Hiện anh dành gần 2.000 m2 đất để xây dựng nhà lưới trồng rau an toàn, gồm các rau ăn lá ngắn ngày; khoảng 4.000 m2 đất anh trồng rau ăn quả, lấy củ với thời gian sinh trưởng dài và thu hoạch lâu hơn, diện tích còn lại, anh trồng cỏ và xây dựng chuồng trại chăn nuôi bò thịt. “Trong nhà lưới thì trồng cho lợi nhuận hơn, rồi mình không tốn công phải tưới nước, do có hệ thống tưới tiêu tự động. Mình cũng rất hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bởi rau được bảo vệ bởi nhà lưới rồi”,

Xác định được tầm quan trọng của giao thông nông thôn, những năm qua huyện Châu Thành đã có nhiều chủ trương, chính sách đúng đắn, hợp lòng dân, đẩy nhanh quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn ngày càng hoàn chỉnh, làm cho diện mạo làng quê ngày càng khởi sắc.. Ông Lâm Hiệp (người dân xã Phú Tân, huyện Châu Thành) chia sẻ, “Tôi thấy người dân ở đây rất là vui mừng, kể cả người dân từ huyện Kế Sách bà con cũng đi theo đường này để đến Sóc Trăng hoặc là đi làm việc tại khu công nghiệp ở bên kia. Mỗi ngày tôi ở đây cảm thấy rất là phấn khởi, người dân đi lại rất là nhiều. Hai bên có sông và ruộng lúa. Tới vụ thu hoạch lúa, đường này thấy cảnh thay đổi rõ rệt luôn”.

Người dân được tạo điều kiện tiếp cận nguồn vốn để phát triển kinh tế

Người dân được tạo điều kiện tiếp cận nguồn vốn để phát triển kinh tế

Ông Trương Quốc Điền, Chủ tịch UBND huyện Châu Thành cho biết, trong những năm qua, Châu Thành luôn xác định, việc thực hiện các chính sách để kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, đòi hỏi cả hệ thống chính trị phải quyết tâm, tập trung thực hiện nhiều giải pháp. Thực hiện chính sách phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, giai đoạn 2021-2025, địa phương đã tập trung triển khai nhiều dự án, tiểu dự án, nhanh chóng hỗ trợ đến tay bà con đồng bào dân tộc thiểu số sớm có điều kiện phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, hỗ trợ về đất ở, nhà ở…

Đến thời điểm này, tỷ lệ giải ngân vốn đối với các dự án này đạt 100% kế hoạch vốn được giao, giúp tỷ lệ hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện giảm mạnh. Huyện phấn đấu đến cuối năm nay, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống chỉ còn dưới 4%. “Huyện Châu Thành cũng đã xây dựng nhiều kế hoạch, ban hành nhiều công văn chỉ đạo tập trung thực hiện, đặc biệt là thực hiện tốt nhất chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đây là một trong những nguồn lực rất là lớn để đầu tư hỗ trợ cho bà con đồng bào dân tộc thiểu số, cũng như là đầu tư kết cấu hạ tầng ở vùng nông thôn”, ông Điền nhấn mạnh.

Bà Huỳnh Thị Diễm Ngọc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết, từ các chương trình, dự án, chính sách của Đảng và Nhà nước đã phát huy hiệu quả tích cực, diện mạo xóm, ấp có nhiều đổi thay, đời sống người dân ngày càng được cải thiện rõ rệt. Đây cũng là động lực giúp đồng bào thi đua lao động sản xuất và xây dựng đời sống văn hóa...

Đọc thêm

Hiệu quả từ Dự án thực hiện bình đẳng giới và phát triển đời sống phụ nữ - trẻ em tại huyện rẻo cao

Một buổi truyền thông phòng, chống bạo lực gia đình, chăm sóc sức khoẻ sinh sản và ra mắt "đia chỉ tin cậy tại cộng đồng"
(PLVN) -Với địa hình nhiều đồi núi phức tạp, kinh tế còn nhiều khó khăn, nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia đã đạt được những thành công bước đầu trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em nơi đây.

Thắp sáng niềm tin nơi vùng cao Kỳ Sơn: Hành trình đồng hành cùng phụ nữ và trẻ em

Chiến dịch truyền thông phòng, chống tảo hôn-hôn nhân cận huyết thống.
(PLVN) - Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Kỳ Sơn đã trở thành cánh tay nối dài của Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Nghệ An giai đoạn 2020-2025. Sứ mệnh này không chỉ là trách nhiệm, mà còn là lời cam kết bền bỉ trong hành trình nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho phụ nữ và trẻ em nơi đây.

Lan tỏa tinh thần đại đoàn kết các dân tộc ở Bạc Liêu

Quang cảnh Đại hội.
(PLVN) - Ngày 23/11, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Bạc Liêu, đã diễn ra Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Bạc Liêu lần thứ IV - năm 2024. Ông Hầu A Lềnh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc của Chính phủ, dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội.

Dự án 8 - Cánh cửa mở ra cơ hội mới cho phụ nữ dân tộc thiểu số Nghệ An

Truyền thông phòng chống bạo lực gia đình chăm sóc sức khoẻ sinh sản và ra mắt mô hình "Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng" huyện Tương Dương.
(PLVN) - Dự án 8 Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi nâng cao vị thế của phụ nữ trong gia đình và xã hội với tinh thần "không ai bị bỏ lại phía sau," đã trở thành động lực mạnh mẽ thay đổi cuộc sống của hàng nghìn phụ nữ tại Nghệ An. Những hoạt động thiết thực của dự án không chỉ góp phần nâng cao nhận thức, cải thiện đời sống mà còn trao quyền và mở ra cơ hội mới, giúp phụ nữ dân tộc thiểu số tự tin khẳng định vị thế trong gia đình và xã hội.

Thay đổi nếp nghĩ cách làm của phụ nữ DTTS tại Quỳ Hợp

Hoạt động truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức làm mẹ an toàn, chăm sóc sức khoẻ trẻ em nâng cao nhận thức cho chị em đồng bào DTTS.
(PLVN) - Dự án 8 thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đang tạo nên sự thay đổi rõ nét tại huyện Quỳ Hợp (tỉnh Nghệ An). Bằng chứng là những chuyển biến tích cực, giúp chị em phụ nữ nơi đây tự tin hơn, mạnh dạn hơn trong việc thay đổi tư duy và khẳng định vai trò của mình trong gia đình và xã hội.

Đầu tư hơn 41 tỷ làm 2,6km đường lên đèo Ái Âu

Đầu tư hơn 41 tỷ làm 2,6km đường lên đèo Ái Âu
(PLVN) - Tuyến tỉnh lộ 185 đoạn từ UBND xã Thượng Lâm đến đèo Ái Âu (Lâm Bình – Tuyên Quang) dài hơn 2,6km sẽ được đầu tư 41,25 tỷ đồng, trong đó có 39,95 tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Đẩy mạnh tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh Sa Pa

Đẩy mạnh tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh Sa Pa
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai) đã và đang đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng về giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, nhằm thay đổi nhận thức của bà con các dân tộc thiểu số, đặc biệt là lứa tuổi học sinh để các em có những định hướng đúng đắn cho tương lai.

Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu thăm, chúc mừng sư sãi và đồng bào Khmer dịp lễ Sene Dolta

Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu thăm, chúc mừng sư sãi và đồng bào Khmer dịp lễ Sene Dolta
(PLVN) - Nhân lễ Sene Dolta 2024 của đồng bào Khmer Nam bộ, ngày 27/9, ông Nguyễn Bình Tân - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Bạc Liêu dẫn đầu đoàn công tác đến thăm, chúc mừng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước và các chùa Cù Lao, Cái Giá Giữa, Cái Giá Chót (xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu).

Nậm Pồ chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Các chính sách vùng đồng bào dân tộc thiểu số được triển khai tích cực đã góp phần nâng cao đời sống người dân.
(PLVN) - Những năm qua, huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) thường xuyên đẩy mạnh thực hiện các chính sách chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng được nâng lên, từng bước xóa đói giảm nghèo, cuộc sống nâng cao rõ rệt.

Cao Bằng ngăn chặn tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Trường Trung học Phổ thông Lý Bôn (Bảo Lâm) tổ chức Hội thi tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thời gian qua, tỉnh Cao Bằng đã và đang tiếp tục phát huy hiệu quả chính sách, tăng cường công tác tuyên truyền, thực hiện hiệu quả Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số”, nhằm hướng tới mục tiêu đến năm 2025 ngăn chặn thành công tình trạng tảo hôn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.