Đổi thay trên vùng chiến khu xưa

Vốn chính sách đã giúp người nông dân Thái Nguyên áp dụng hiệu quả kiến thức khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh. ảnh: Trần Việt
Vốn chính sách đã giúp người nông dân Thái Nguyên áp dụng hiệu quả kiến thức khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh. ảnh: Trần Việt
(PLVN) - Từ một huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao thứ 2 tỉnh Thái Nguyên 10 năm trước, giờ đây, với sự đầu tư từ các chương trình, dự án, trong đó có nguồn vốn tín dụng ưu đãi, nhiều kết quả trong phát triển kinh tế - xã hội đã khiến vùng chiến khu Định Hóa thay đổi diện mạo.

Thống kê của UBND huyện Định Hóa cho biết, năm 2011, cả huyện có hơn 9.000 hộ nghèo, chiếm 34,7%, nhưng đến mùa xuân Kỷ Hợi 2019, số hộ nghèo trên địa bàn đã giảm còn 17,9%. Như vậy, trung bình mỗi năm huyện giảm được gần 4,6% hộ nghèo.

Cùng với đó, số hộ ở nông thôn miền núi có việc làm thường xuyên, thu nhập ổn định tăng lên, hàng nghìn gia đình đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) được hỗ trợ tiền vốn để sửa chữa, làm mới nhà ở vững chắc và xóa được 577 nhà dột nát, tạm bợ.

Kết quả trên phản ánh vai trò chỉ đạo công tác xóa đói giảm nghèo của cấp ủy, chính quyền địa phương và sự vào cuộc của các cấp, các ngành tập trung mọi giải pháp thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2018-2020.

Cùng việc ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn cho các xã đặc biệt khó khăn, NHCSXH huyện Định Hóa đã tập trung nguồn vốn ưu đãi trong năm 2018 giải ngân được 186 tỷ đồng cho gần 960 hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ vừa thoát nghèo. Vốn ưu đãi đã về với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu vay vốn trên khắp vùng chiến khu xưa. Nguồn vốn vay theo chương trình hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn xưa đến nay đạt xấp xỉ 7 tỷ đồng, nâng tổng dư nợ sau 16 năm hoạt động của NHCSXH Định Hóa lên 475 tỷ đồng. 

Các chương trình tín dụng ưu đãi do NHCSXH Định Hóa tổ chức thực hiện đã được các cấp hội, đoàn thể cơ sở tích cực làm ủy thác và các tổ tiết kiệm và vay vốn tại thôn bản bình xét dân chủ công khai cho người dân vay vốn thuận lợi để phát triển kinh tế thu kết quả cụ thể, đồng thời làm xuất hiện nhiều điển hình sản xuất giỏi, giảm nghèo bền vững.

Đơn cử, tại Linh Thông - vốn là một xã đặc biệt khó khăn có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất huyện Định Hóa, hầu hết hộ nghèo, gia đình đồng bào DTTS đã được vay vốn ưu đãi hỗ trợ sản xuất nông lâm nghiệp và làm nhà ở theo Quyết định 167 của Thủ tướng Chính phủ. Nhờ vậy, hàng năm xã Linh Thông luôn duy trì giảm nghèo trung bình 4-5%.

Ông Đỗ Trọng Bích - Chủ tịch UBND xã Linh Thông - cho biết: “Từ nguồn vốn ưu đãi, đồng bào Tày, Nùng trong xã thâm canh mở rộng diện tích chè sạch từ 80 lên 260 ha, mua sắm được máy cày đất, xe tải nhỏ chuyên chở vật tư phục vụ sản xuất. Nguồn vốn này cũng giúp các thôn bản khang trang, sạch sẽ hơn”.

Nguồn vốn ưu đãi không chỉ giúp người nghèo, bà con DTTS chủ động thâm canh đồng ruộng, vườn rừng, phát triển chăn nuôi, vươn lên thoát nghèo, cải thiện cuộc sống, mà còn chung tay góp sức thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Hiện tại, huyện Định Hóa có 23 xã tham gia chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. 

Tại xã Kim Phượng, chúng tôi gặp chị Hoàng Thị Liên (dân tộc Tày, xóm Thồng Phong) khi chị mới vừa được vay tiếp 50 triệu đồng chương trình hộ mới thoát nghèo để tiếp tục đầu tư sản xuất. Chị Liên kể, trước đó chị đã sử dụng 30 triệu đồng vay từ NHCSXH đầu tư nuôi dê núi, bò sinh sản và thâm canh 4500m2 chè sạch.

Do siêng năng lao động và biết tính toán, nên công việc sản xuất của gia đình chị thuận lợi, thu lãi hàng năm đến 70-80 triệu đồng, trả hết nợ vay đúng thời hạn. Khoản vay mới giúp chị mở rộng cơ sở trồng trọt, chăn nuôi, thực hiện ước mơ làm giàu từ đồi núi quê hương.

Ông Sầm Văn Bách - Chủ tịch UBND xã Kim Phượng - cho biết: xã được NHCSXH dành 21 tỷ đồng tạo điều kiện giúp các hộ dân vay vốn ưu đãi thuận lợi, sử dụng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng công trình nước sạch, nhà vệ sinh hợp chuẩn. Vốn tín dụng chính sách góp phần giúp địa phương giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm từ 4 đến 5%, hiện toàn xã chỉ còn 6,9% hộ nghèo. 100% số hộ của 10 thôn trong xã được vay vốn xây dựng công trình nước sạch, nhà vệ sinh nâng cao đời sống. Nguồn vốn ưu đãi đã góp phần đắc lực giúp địa phương đạt chuẩn NTM từ năm 2017.

Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng và kết quả công tác giảm nghèo, Huyện ủy  huyện Định Hóa vừa thông qua nghị quyết chuyên đề về đẩy mạnh thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững và xây dựng NTM giai đoạn 2018 - 2020. Theo nghị quyết của địa phương, NHCSXH Định Hóa tiếp tục phấn đấu huy động tăng trưởng nguồn vốn, tổ chức đưa nguồn vốn đến đúng đối tượng thụ hưởng và tạo điều kiện giúp người dân sử dụng hiệu quả vốn vay vào sản xuất, vươn lên thoát nghèo, xây dựng cuộc sống tươi vui trên vùng chiến khu Định Hóa, Thái Nguyên.

Đọc thêm

Thay đổi nhân sự ngành Thuế

Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận trao quyết định và chúc mừng ông Lưu Đức Huy và bà Nguyễn Thị Thanh Hằng
(PLVN) - 2 vị trí Vụ trưởng Vụ Chính sách (Tổng cục Thuế) và Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí (Bộ Tài chính) đã được hoán đổi giữa ông Lưu Đức Huy và bà Nguyễn Thị Thanh Hằng.

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?
(PLVN) - Các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa thông qua phiên livestream thực hiện đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế theo nguyên tắc: tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm và xuất hóa đơn đầy đủ khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Hoàn thuế GTGT: Nhận diện khó khăn, thách thức

Thời gian qua nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gỗ gặp khó trong hoàn thuế GTGT vì phải truy xuất đến F0, F1...
(PLVN) - Mặc dù từ đầu năm đến nay, cơ quan thuế (CQT) đã giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) cho hơn 15 nghìn hồ sơ với tổng số tiền hơn 115 nghìn tỷ đồng, bằng 112% so với số hoàn cùng kỳ năm 2023, song công tác hoàn thuế vẫn đối diện với nhiều khó khăn, thách thức…