Đổi tên là chính

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Kịp thời trước khi thời hạn đặt ra kết thúc, Mỹ và Canada đạt được thỏa thuận về thương mại tự do song phương. Thỏa thuận này và thỏa thuận tương tự mà trước đấy Mỹ và Mexico đã đạt được tạo thành thỏa thuận giữa 3 nước về thương mại tự do với tên gọi là Thỏa thuận Mỹ, Canada và Mexico, viết tắt là USCMA, thay thế cho thỏa thuận về khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA) giữa ba nước này có hiệu lực từ năm 1994. 

Ngay sau khi lên cầm quyền ở Mỹ, ông Donald Trump đã yêu cầu Canada và Mexico cùng đàm phán lại về NAFTA với lý do là NAFTA gây ra cho Mỹ nhiều thiệt hại hơn là có lợi thiết thực cho nước Mỹ. Đàm phán lại để có NAFTA mới hay huỷ NAFTA cũ là lời đe doạ của ông Trump. Trước áp lực ấy, Canada và Mexico tiến hành đàm phán song phương với Mỹ về thỏa thuận mới.

Ông Trump vốn chủ trương bảo hộ thương mại, chống đối toàn cầu hoá và các thỏa thuận đa phương quốc tế. Trong tên gọi của thỏa thuận mới giữa ba nước ở khu vực Bắc Mỹ cũng không có cụm từ “thương mại tự do” nữa. Nhưng trên thực tế thì đa phần các nội dung chủ chốt của NAFTA vẫn được duy trì trong USCMA. Canada và Mexico đã có nhượng bộ nhưng thật ra không phải nhượng bộ nhiều cho Mỹ. USCMA là thỏa thuận tay ba mới nhưng thật ra không phải hoàn toàn mới và hoàn toàn khác NAFTA.

Ông Trump coi đó là thắng lợi lớn của Mỹ và thành tựu cầm quyền mới của mình. Trước đó mấy ngày, ông Trump đã cùng Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in ký kết thỏa thuận mới về thương mại tự do thay thế cho thỏa thuận cũ. Nhật Bản cũng đã đồng ý tiến hành đàm phán với Mỹ về thỏa thuận thương mại tự do song phương.

Tất cả những điều này được ông Trump khai thác triệt để phục vụ cho cuộc vận động bầu cử quốc hội giữa nhiệm kỳ. Đối với người này, nội dung thỏa thuận mới không quan trọng bằng việc phải có thỏa thuận mới với tên gọi mới thay thế thỏa thuận cũ bởi như thế mới tạo nên dấu ấn cầm quyền riêng. 

Đọc thêm

Đoàn kiều bào thăm, động viên quân, dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I

Đoàn công tác số 11 do Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, ra thăm Trường Sa.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.

Tiết lộ khẩu pháo phòng không nguy hiểm nhất của Nga

Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga.
(PLVN) - Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga không chỉ là phương tiện phòng không chống lại trực thăng, máy bay không người lái cỡ lớn và máy bay chiến đấu bay thấp mà còn là vũ khí đất đối đất “sát thủ” cả trên bộ và trên biển.

Mỹ chế tạo máy bay 'Ngày tận thế' mới

Một máy bay chỉ huy và điều khiển E-4B.
(PLVN) - Mỹ sẽ phát triển một máy bay “Ngày tận thế” mới để cho phép tổng thống Mỹ tiếp tục lãnh đạo đất nước trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân hoặc thảm họa lớn khác phá hủy các trung tâm chỉ huy và kiểm soát trên mặt đất.

Tiết lộ sức mạnh vũ khí 'độc nhất vô nhị' của Nga

Máy bay ném bom Tu-160 của Nga.
(PLVN) - Máy bay ném bom Tu-160M2 của Nga “vượt mặt” các loại sản phẩm đối thủ của các nước khác nên đang gây lo ngại nghiêm trọng ở các nước phương Tây, hãng tin Sputnik dẫn lại thông tin từ tờ National Interest khẳng định.