“Đội quân thiện xạ” phòng chống AIDS ở thành phố Cảng

Một buổi sinh hoạt của các thành viên trong nhóm “Vòng tay bè bạn”
Một buổi sinh hoạt của các thành viên trong nhóm “Vòng tay bè bạn”
(PLO) - Khi những dự án phòng chống HIV/AIDS dần rút khỏi Việt Nam cũng là thời điểm hàng loạt câu lạc bộ, nhóm tự lực phòng chống AIDS trên địa bàn cả nước tuyên bố giải thể, hoặc tạm ngừng hoạt động. Vượt qua mọi khó khăn, thách thức, một nhóm tự lực vẫn bám trụ, đoàn kết và gắn bó, ươm mầm xanh, niềm tin và hy vọng đến cho mọi người. Đó là nhóm “Vòng tay bè bạn” – được mệnh danh là “đội quân thiện xạ” phòng chống AIDS của thành phố Cảng!

Giữ vững quyết tâm

Tháng 6/2017, nhóm tự lực “Vòng tay bè bạn” đã ra đời với 9 thành viên nòng cốt tại số 893 Tôn Đức Thắng, quận Hồng Bàng, TP. Hải Phòng. Bên cạnh hoạt động sinh hoạt nhóm định kỳ nhằm tư vấn giảm hại, cung cấp kiến thức về HIV, chăm sóc sức khỏe cho người nghiện chích ma túy và người có HIV sử dụng ma túy, các thành viên trong nhóm còn thực hiện các hoạt động khác như: chuyển gửi dịch vụ; tiếp cận cộng đồng và chăm sóc khách hàng. Đặc biệt họ cũng rất tích cực trong hoạt động cứu sốc cho những đối tượng sử dụng ma túy…

Khi những dự án phòng chống HIV/AIDS dần rút khỏi Việt Nam cũng là thời điểm hàng loạt câu lạc bộ, nhóm tự lực phòng chống AIDS trên địa bàn cả nước tuyên bố giải thể, hoặc tạm ngừng hoạt động. Với nhóm tự lực “Vòng tay bè bạn”, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn khi không được các dự án phòng chống HIV/AIDS hỗ trợ như trước nữa, nhưng bằng lương tâm và trách nhiệm của mình, các thành viên trong nhóm vẫn đoàn kết, nâng đỡ nhau vượt qua mọi giông gió, hoàn thành sứ mệnh, mục tiêu mình đã đề ra. Mỗi thành viên trong nhóm với mỗi cảnh ngộ, hoàn cảnh không giống nhau, nhưng họ đều có chung quyết tâm phòng chống căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS và đều mong muốn được mang chút sức lực nhỏ bé của mình phục vụ cộng đồng, xã hội, nhất là nhóm yếu thế trong xã hội. 

Tính đến thời điểm này, nhóm đã sàng lọc, hỗ trợ điều trị lao cho 443 trường hợp; chăm sóc thường xuyên cho 374 trường hợp ; hỗ trợ khám và điều trị tâm thần cho 190 trường hợp; hỗ trợ mua bảo hiểm y tế cho 286 trường hợp; hỗ trợ làm lại giấy tờ tùy thân cho 27 trường hợp. Đối với hoạt động dự phòng và xử trí sốc thuốc tại cộng đồng, nhóm đã tiến hành cứu sốc bằng tiêm thuốc Naloxone cho 453 trường hợp, được chính quyền địa phương đồng lòng ủng hộ và đánh giá rất cao… 

Không chỉ dừng lại ở đó, nhóm “Vòng tay bè bạn” còn rất tích cực tham gia Dự án VUSTA – Dự án Qũy toàn cầu phòng chống HIV/AIDS, qua đó tiếp cận được 953 khách hàng có hành vi nguy cơ cao; hỗ trợ xét nghiệm HIV cho 563 trường hợp; chuyển gửi điều trị ARV cho 6 trường hợp …

Nới rộng những vòng tay

Anh Hà Quang Hiệp, một trong những thành viên cốt cán của nhóm “Vòng tay bè bạn” chia sẻ, lúc đầu anh được mấy người bạn rủ anh cũng tham gia nhóm cho vui. Về sau thấy lợi ích cho bản thân và cho cộng đồng, anh dần bị cuốn hút và mong muốn những lợi ích của hoạt động này sẽ lan tỏa, mở rộng ra cộng đồng, để mang lại lợi ích cho nhiều người hơn. 

Chị Cao Thị Kim Giang có chồng mắc nghiện và bị sốc thuốc chết, cảm thông với cảnh ngộ của những người trong cuộc, nên chị đã tự nguyện tham gia nhóm để có cơ hội giúp đỡ mọi người. “Bản thân người sử dụng ma túy rất muốn bỏ ma túy nhưng không phải ai cũng bỏ được. Có trường hợp cai rồi nhưng một lúc nào đó cơn nghiện bùng lên và họ bất chấp mọi thứ để dùng lại. Sau những lúc đó, họ rất hối hận, day dứt và lại tha thiết cai…” – chị chia sẻ.

Vốn có kinh nghiệm trong việc phát hiện đặc điểm của người nghiện, cũng như nắm bắt được tâm lý của họ, chị Giang tìm mọi cách để tiếp cận họ, động viên họ cai nghiện, đi xét nghiệm HIV. Trường hợp  nào nhiễm HIV chị lại tiếp tục tư vấn, động viên, chuyển gửi họ điều trị ARV, Methadone. Người nào khó tiếp cận thì chị gặp vợ, bố mẹ, anh chị em họ. Gặp một lần không thuyết phục được họ, chị lại tiếp tục gặp đến khi cảm hóa được họ mới thôi. Mưa dầm thấm lâu, thấy con cái mình khỏe mạnh, tinh thần thoải mái, dần dà người dân trên địa bàn đã hiểu hơn về hoạt động của nhóm nên quý mến và tin yêu các thành viên trong nhóm. Họ coi các thành viên trong nhóm như người nhà, sẵn sàng chia sẻ và hợp tác trong bất cứ tình huống nào.

Chị Giang thấy rất vui khi ngày càng nhiều người nghiện hơn được cứu nhờ sự tư vấn, hỗ trợ của nhóm. “Thời điểm tội phạm ma túy hoạt động mạnh, chốc chốc lại có cuộc gọi nhờ chống sốc. Nay chúng tôi gần như “thất nghiệp”, nhưng tôi thấy vui khi đem đến niềm vui cho người khác” – chị Kim Giang không giấu được sự vui mừng tâm sự.

Sau mỗi ca cứu sốc, chị Giang và các thành viên trong nhóm lại có thêm kinh nghiệm để bổ sung vào “quyển sổ kinh nghiệm cứu sốc” của mình. Trong số các ca khó, chị Giang không thể nào quên được kỷ niệm: Hôm đó khoảng 11h đêm, khi chị đang trực thì nhận được một cuộc họp từ phường Trần Nguyên Hãn gọi đến nhờ cứu sốc cho một trường hợp bị sốc thuốc trên địa bàn. Nạn nhân mới ra trại 3 tháng, bạn bè rủ đi nhậu và sử dụng ma túy. Nạn nhân bị sốc do sử dụng ma túy đá với một liều lượng lớn. Khi chị Giang và đội cứu sốc đến nơi thì nạn nhân đã bất tỉnh, mặt mũi bầm tím do máu không lưu thông được. Phải mất khá nhiều thời gian, tiêm đến 3 lọ thuốc và ép tim nửa tiếng đồng hồ, kết hợp hà hơi thổi ngạt nạn nhân mới tỉnh lại. Giờ hồi tưởng lại vẫn thấy sợ, nhưng lúc ấy chị Giang không nghĩ đến nguy hiểm, hay lây bệnh mà chỉ cố gắng làm sao cứu sống được nạn nhân.

Hay như trường hợp của ông Nguyễn Văn Qúy cũng là một thực tế sinh động. Bác không chỉ bị nghiện mà còn bị lao phổi, thậm chí không có nơi nương tựa vì bị mất hết giấy tờ. Sau khi cứu sốc cho ông, nhóm “Vòng tay bè bạn” phải cung cấp đồ ăn hàng ngày, hỗ trợ pháp nhân để ông Qúy được điều trị lao và Methadone. Giờ đây, ông đã qua cơn hoạn nạn, sức khỏe hồi phục và niềm tin, hy vọng cũng đã trở lại.

Nói về mô hình cứu sốc như nhóm “Vòng tay bè bạn” đã làm, bác sỹ Khuất Thị Hải Oanh – Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phát triển Cộng đồng cho biết: “Mô hình cứu sốc là mô hình đầu tiên của Việt Nam được triển khai thí điểm tại Hải Phòng, sau đó lan rộng ra các tỉnh, thành khác (Quảng Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Thanh Hóa, Khánh Hòa…). Đây là một mô hình mang lại hiệu quả rất thiết thực cho người sử dụng ma túy. Đặc biệt nó làm thay đổi suy nghĩ của những người tưởng chừng sụp đổ, không thể vực dậy được, là đối tượng bần cùng của xã hội. Nó cũng giúp cho cộng đồng xã hội đổi thay cách nhìn nhận về nhóm người sử dụng ma túy. Họ không đáng thương, đáng sợ mà còn rất tự tin, có ích…

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

Đọc thêm

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.

Rủi ro tiềm ẩn trong “cơn sốt” làm đẹp đón Tết

Các bác sĩ xử trí một ca biến chứng sau nâng mũi làm đẹp. (Ảnh: BV Trung ương Quân đội 108)
(PLVN) - Trong vòng một tháng qua, các bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị nhiều trường hợp biến chứng nghiêm trọng do làm đẹp. Thậm chí, một số ca rơi vào tình trạng nguy kịch, tưởng chừng không thể vượt qua “cửa tử”.