Đội ngũ luật sư tăng gấp 6,5 lần sau 13 năm xã hội hóa

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLVN) - Một trong những lĩnh vực bổ trợ tư pháp được Bộ Tư pháp chủ động thực hiện chủ trương xã hội hóa mạnh mẽ theo Nghị quyết số 49-NQ/TW chính là hoạt động luật sư (LS). Nổi bật hơn cả là sau 13 năm kiên trì, mạnh dạn xã hội hóa, đội ngũ LS đã có bước phát triển mang tính đột phá, tăng từ 1.883 lên 12.262 LS, tương ứng gấp hơn 6,5 lần.

Số lượng tăng hơn 550% về tỷ lệ

Để bảo đảm thực hiện theo đúng chủ trương cải cách tư pháp, Bộ Tư pháp đã tập trung vào việc xây dựng cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động LS, nhất là việc tham mưu cho Chính phủ trình Quốc hội thông qua Luật LS năm 2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật LS năm 2012. Trong đó quy định rõ nội dung quản lý nhà nước, thẩm quyền quản lý và phân định rõ quản lý nhà nước với tự quản của các tổ chức xã hội – nghề nghiệp LS.

Bộ Tư pháp đã trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành theo thẩm quyền hoặc phối hợp ban hành các văn bản pháp luật hướng dẫn Luật LS. Bộ cũng đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ban hành Đề án “Phát triển đội ngũ LS phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế từ năm 2010 đến năm 2020” và Chiến lược phát triển nghề LS đến năm 2020.

Về phát triển đội ngũ LS, tính đến năm 2018, cả nước đã thành lập 63 Đoàn LS tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; có tổng số 12.262 LS, hoạt động trong 3.871 tổ chức hành nghề LS. So với năm 2005 mới có 1.883 LS và 839 tổ chức hành nghề thì tỷ lệ LS tăng hơn 550% (gấp hơn 6,5 lần) và tỷ lệ các tổ chức hành nghề tăng hơn 350% (gấp hơn 4,6 lần).

Cùng với sự phát triển về số lượng, trong những năm gần đây, chất lượng của đội ngũ LS ở nước ta đã và đang từng bước được nâng cao, bước đầu đáp ứng yêu cầu chuyên nghiệp hóa hoạt động LS. Số LS có trình độ cử nhân luật trở lên chiếm khoảng 99%; số LS đã qua đào tạo nghề LS chiếm hơn 80% tổng số LS của cả nước. Đồng thời, đã hình thành được một số công ty luật lớn, hoạt động chuyên nghiệp, có khả năng cạnh tranh với các công ty nước ngoài trong khu vực; số LS đào tạo bài bản, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế cũng ngày càng phát triển.

Góp phần giảm thiểu các vụ án oan, sai

Báo cáo từ các Đoàn LS cho thấy, trong 3 năm 2015 – 2017, đội ngũ LS Việt Nam đã tham gia 43.738 vụ án hình sự, 77.840 vụ việc dân sự, tư vấn trong lĩnh vực kinh tế, kinh doanh, thương mại, 4.515 vụ án hành chính, lao động; tư vấn pháp luật gần 271 nghìn vụ việc; đại diện ngoài tố tụng hơn 5.700 vụ việc; các dịch vụ pháp lý khác xấp xỉ 18 nghìn vụ việc và tham gia trợ giúp pháp lý miễn phí gần 110,6 nghìn vụ việc. Riêng năm 2018, theo báo cáo của 59/63 Đoàn LS, đội ngũ LS Việt Nam đã tham gia 12.450 vụ án hình sự, trong đó có 7.395 vụ án hình sự chỉ định và 5.055 vụ án hình sự được khách hàng mời. Số liệu thống kê cho thấy 100% các vụ án theo yêu cầu của các cơ quan tiến hành tố tụng đều có LS tham gia.

Một số LS, tổ chức hành nghề LS Việt Nam thời gian qua đã trưởng thành nhanh chóng, tạo được sự tín nhiệm trên thị trường dịch vụ pháp lý trong khu vực và quốc tế. Một số tổ chức hành nghề LS của Việt Nam đã tham gia tư vấn thành công những hợp đồng thương mại, dự án đầu tư lớn mang tầm quốc gia, tạo được tiếng vang trên thị trường dịch vụ pháp lý trong khu vực và quốc tế, có tên trong bảng xếp hạng các công ty luật đang hoạt động tại Việt Nam của những tạp chí chuyên ngành như International Financial Law Review, Asia – Pacific Legal…

Chất lượng tham gia tố tụng của LS cũng được nâng lên một bước. Đặc biệt từ sau khi có Nghị quyết 49-NQ/TW, hoạt động tham gia tố tụng của LS đã góp phần quan trọng thực hiện nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa, một trong những yêu cầu trọng tâm của cải cách tư pháp, góp phần cải thiện một bước chất lượng hoạt động tố tụng, làm tăng thêm tính dân chủ, công bằng tại các phiên tòa, giảm thiểu các vụ án oan, sai. Đa số LS thực hiện chức trách với tinh thần trách nhiệm cao trước khách hàng, trước pháp luật. Trong việc tham gia tố tụng hình sự, tỷ lệ án có sự tham gia của LS do công dân mời ngày càng tăng so với án theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng. 

Tuy nhiên, qua hơn 13 năm thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW, tổ chức và hoạt động của LS còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập. Đáng chú ý nhất là một số tổ chức chưa nhận thức đúng về vai trò quản lý nhà nước, quá đề cao vai trò tự quản của tổ chức mình, chưa phối hợp tích cực với cơ quan quản lý nhà nước trong quản lý LS và hành nghề LS. 

Vì vậy, trong thời gian tới, cần kết hợp chặt chẽ giữa quản lý nhà nước với phát huy vai trò tự quản của tổ chức xã hội – nghề nghiệp của LS bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về LS và hành nghề LS. Bên cạnh đó, tiếp tục thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật LS 2012 và các quy định của các đạo luật có liên quan đến LS và hành nghề LS; triển khai xã hội hóa hoạt động LS được đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội và hội nhập quốc tế; chú trọng phát triển đội ngũ LS giỏi, am hiểu pháp luật quốc tế, thành thạo ngoại ngữ… 

Đọc thêm

Lai Châu: Tuyên truyền phổ biến 2 luật quan trọng.

Lai Châu: Tuyên truyền phổ biến 2 luật quan trọng.
(PLVN) -  Thực hiện Kế hoạch số 211/KH-UBND ngày 17 tháng 01 năm 2023, vừa qua, UBND tỉnh Lai Châu đã tổ chức hội nghị tuyên truyền, cập nhật kiến thức Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Luật phòng chống Ma túy và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Tổ Công đoàn Vụ Pháp luật Dân sự-Kinh tế: Chú trọng chăm lo đời sống của công đoàn viên

Tổ Công đoàn Vụ Pháp luật Dân sự-Kinh tế: Chú trọng chăm lo đời sống của công đoàn viên
(PLVN) -Chiều 17/3, Hội nghị Tổ Công đoàn Vụ Pháp luật Dân sự-Kinh tế nhiệm kỳ 2023-2025 đã diễn ra với sự tham dự Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Phó Chủ tịch Công đoàn Bộ Tư pháp Phan Thị Hồng Hà, đại diện một số đơn vị thuộc bộ cùng đầy đủ các thành viên trong Tổ Công đoàn Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế.

Tiếp tục phát huy hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong quân đội

Tiếp tục phát huy hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong quân đội
(PLVN) -Sáng 17/3, Bộ Quốc phòng đã tổ chức Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Luật PBGDPL và sơ kết hơn 01 năm thực hiện Đề án “Phát huy vai trò của lực lượng quân đội nhân dân tham gia công tác PBGDPL, vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021 – 2027” (Đề án 1371) theo hình thức trực tiếp và trực tuyến với 136 điểm cầu.

Xây dựng thể chế vượt trội cho sự phát triển của Thủ đô

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Ngày 15/3, Đài PTTH Hà Nội tổ chức tọa đàm “Luật Thủ đô (sửa đổi): Xây dựng thể chế vượt trội cho sự phát triển của Thủ đô” nhằm ghi nhận góp ý của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và nhân dân đối với dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), từ đó góp phần xây dựng các cơ chế có tính đặc thù, vượt trội, khả thi, tạo điều kiện cho Thủ đô phát triển xứng tầm.

Sàn giao dịch bất động sản không thể ‘làm thay’ công chứng

Hiệu trưởng Trường Đại học Chu Văn An Hoàng Thế Liên, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Tư pháp phát biểu tại Hội thảo.
(PLVN) - GS.TS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhấn mạnh điều này tại Hội thảo “Vai trò công chứng trong bảo đảm an toàn pháp lý giao dịch bất động sản - Nhìn từ góc độ dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi)”.

Tập huấn kiến thức pháp luật quyền dân sự chính trị cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Cà Mau

Tập huấn kiến thức pháp luật quyền dân sự chính trị cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Cà Mau
(PLVN) -  Sở Tư pháp Cà Mau vừa phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh, UBND huyện, Phòng Tư pháp huyện Trần Văn Thời, UBND xã Trần Hợi (huyện Trần Văn Thời) và Ban Quản trị Chùa Tam Hiệp tổ chức tập huấn kiến thức pháp luật về các quyền dân sự, chính trị cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn xã.

Hội thảo khoa học góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Ông Phan Chí Hiếu, Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam điều hành Hội thảo.
(PLVN) -  Ngày 14/3, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) với hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Hội thảo do ông Phan Chí Hiếu, Chủ tịch; ông Nguyễn Đức Minh, Phó Chủ tịch và bà Phạm Thị Thúy Nga, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Nhà nước và pháp luật điều hành.

Trao Quyết định bổ nhiệm Lãnh đạo Báo Pháp luật Việt Nam

Trao Quyết định bổ nhiệm Lãnh đạo Báo Pháp luật Việt Nam
(PLVN) - Sáng 13/03, Bộ Tư pháp tổ chức Lễ trao Quyết định điều động, bổ nhiệm ông Vũ Hoài Nam, Tổng biên tập Tạp chí Dân chủ và Pháp luật giữ chức vụ Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam; trao Quyết định bổ nhiệm bà Vũ Hồng Thúy, Trưởng ban Ban Thời sự-Chính trị, Báo Pháp luật Việt Nam giữ chức vụ Phó Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam.

Tuổi trẻ Bộ Tư pháp báo công dâng Bác

Tuổi trẻ Bộ Tư pháp báo công dâng Bác
(PLVN) - Sáng ngày 11/3, Bộ Tư pháp đã tổ chức Lễ báo công dâng Bác tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cho gần 100 đoàn viên thanh niên. Tại buổi lễ, đồng chí Trịnh Xuân Tùng, Ủy viên BCH Đoàn Khối, Bí thư Đoàn Bộ Tư pháp thay mặt cho tuổi trẻ Bộ Tư pháp đã báo cáo trước anh linh của Bác Hồ kính yêu những thành tích mà đoàn viên, thanh niên Bộ Tư pháp đạt được trong thời gian qua.

Bổ nhiệm Chi cục trưởng Chi cục THADS TP. Đà Lạt, Lâm Đồng

Thừa uỷ quyền Tổng cục trưởng THADS, lãnh đạo Cục THADS Lâm Đồng trao quyết định bổ nhiệm Chi cục trưởng THADS TP Đà Lạt.
(PLVN) - Tại lễ công bố quyết định điều động, bổ nhiệm Chi cục trưởng Chi cục thi hành án dân sự (THADS) Đà Lạt, ông Trần Hữu Thọ- Cục trưởng cục THADS Lâm Đồng kỳ vọng tân Chi cục trưởng THADS Đà Lạt cùng với tập thể cán bộ, công chức tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, xây dựng tập thể vững mạnh, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.