Đời nghệ sĩ Lý Hải: Nhà nghèo nhất lớp, 8 tuổi đi bán hàng rong, tát mương để có vốn lấy hàng

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Lý Hải hiếm hoi tiết lộ tuổi thơ chật vật đi bán hàng rong từ năm 8 tuổi, đi học là người nghèo nhất lớp; nhờ vận may thoát chết trong gang tấc.

Vốn được biết đến là cặp nghệ sĩ thân thiết nhất nhì showbiz, MC Quyền Linh và đạo diễn Lý Hải đã có một thời thanh xuân gắn bó cùng nhau đi học, cùng chập chững bước vào sự nghiệp nghệ thuật.

Tại chương trình “Du hành ký ức”, hai nam nghệ sĩ có cơ hội “du hành thời gian” để tìm và làm sống động lại những hồi ức một thời. Đạo diễn Lý Hải còn đặc biệt đến gặp MC Quyền Linh bằng chiếc xe cũ ngày xưa. Theo “MC quốc dân” tiết lộ ngày đó chỉ có ca sĩ Lý Hải và Ngọc Sơn có xe đạp, muốn mượn phải đăng ký trước cả tháng.

Tuổi thơ bán hàng rong từ năm 8 tuổi, kiếm vốn từ việc tát mương bắt tôm cá

Đứng cùng nghệ sĩ Quyền Linh bên Bến phà Mỹ Tho, hình ảnh một thời tuổi thơ oanh liệt bên gánh hàng rong liên tục ùa về với Lý Hải. Anh cho biết đã cùng anh Hai lén đi chuyển hàng, bán hàng rong trên phà từ năm 7 - 8 tuổi. Nhiều lần mất hàng hay bị bắt là cụt vốn chỉ biết đứng khóc nức nở.

Nghệ sĩ Lý Hải nhớ lại: “Để có vốn bán là cả một quá trình. Ngày nhỏ tôi chưa có tiền, gia đình đi tát mương bắt tôm cá mà không dám ăn, để tôi ra chợ bán lấy vốn. Đi bán thì không phải ngày nào cũng suôn sẻ, lỗ rất là nhiều. Có bữa thì mất hàng, có bữa bị bắt là cụt vốn luôn.

Lý Hải kể lại thời quá khứ với bạn thân Quyền Linh.

Lý Hải kể lại thời quá khứ với bạn thân Quyền Linh.

Có một ký ức với má mà tôi không bao giờ quên. Ngày đó anh tôi 10 tuổi chở tôi 8 tuổi đứng đợi má lấy hàng từ 5 giờ chiều đến 7 giờ tối, hai đứa xanh mặt, đứng khóc, không biết làm sao. Ông anh mới một mình chạy đi kiếm dọc đường thì thấy má bị tai nạn được người ta đưa nhập viện. Một mình mình đứng tới khuya ôm “kho hàng” đợi, may là má qua khỏi. Đó chính là cột mốc để nhà mình không cho đi qua phà buôn bán nữa”.

Nhà nghèo nhất lớp, không có một mối tình học sinh “vắt vai”

Ngày học cấp 2, cấp 3, nghệ sĩ Lý Hải có niềm yêu thích và khả năng chơi bóng chuyền nổi bật nên được chọn vào đội tuyển trường. Đứng dưới mái trường cấp 3, Lý Hải không khỏi xao xuyến với những kỷ niệm một thời cắp sách đến trường. Đặc biệt, sự xuất hiện của người bạn tri kỷ ngày nào khiến anh không khỏi bất ngờ, hào hứng tái hiện lại những đường bóng ngày nào.

Chia sẻ về kỷ niệm những ngày còn được khoác lên mình áo trắng học sinh, đạo diễn Lý Hải bồi hồi: “Ngày xưa có được một trái banh bóng chuyền là quý lắm. Tôi và bạn đi lượm sắt vụn, ve chai về cân ký bán để mua được trái banh. Nếu trái banh bị nứt chỉ thì tôi cũng tự vá luôn. Không có tiền mua lưới đánh, tôi đi xem mấy sân bóng chuyền cái nào cũ bị người ta tháo ra thì tôi mang về lấy dây chuối buộc lại.

Tôi cũng thích nhiều người mà không ai thích mình. Ngày đó tôi nghèo nhất nhì trong lớp, được mọi người gọi là Hải “tivi’ vì sau quần có nhiều miếng vá vuông vuông như cái tivi di động”.

Nam đạo diễn series phim "Lật mặt" tiết lộ, anh từng nhặt ve chai để có tiền mua bóng chuyền.

Nam đạo diễn series phim "Lật mặt" tiết lộ, anh từng nhặt ve chai để có tiền mua bóng chuyền.

Từ tay ngang bén duyên với nghệ thuật

Trong hành trình “Du hành ký ức”, nghệ sĩ Lý Hải và Quyền Linh có cơ hội gặp lại những người bạn chung trường Sân khấu đã cùng trải qua một thời tuổi trẻ oanh liệt, khó khăn, cùng ăn cùng hưởng cùng chia. Dù là người nhỏ tuổi nhất nhưng nam “MC quốc dân” vẫn xưng hô ngang hàng với các anh chung lớp. Theo nghệ sĩ Lý Hải tiết lộ đó gần như là tiền lệ khi vào trường Sân khấu: chung khóa sẽ xưng hô ngang hàng dù chênh bao nhiêu tuổi.

Cả hội cùng trở lại Nhà Văn hóa Trung tâm tỉnh Tiền Giang, dù quang cảnh có thay đổi nhưng những cảm xúc ngày đầu tập kịch, diễn xuất tại đây vẫn như ngày đầu. Về sự tình cờ bén duyên với nghệ thuật, đạo diễn Lý Hải hài hước nhắc lại: “Ngày đó tôi là dân chơi thể thao, không biết gì về kịch. Tới khi nghe đồn có trường Nghệ thuật Sân khấu 2 xuống tuyển sinh, mấy thằng bạn ‘xúi’ tôi đi thi thử thì tôi cũng bày đặt chen chen đăng ký. Lúc đó cả ngàn người thi ấy chứ, mà tôi ăn nói không giỏi nên diễn dạng kịch câm vậy mà hên đậu. Trong cái khoảng năm 86, lớp kịch tôi chỉ có 9 anh em mà phải vượt qua hơn 1.000 người”.

Chính từ những tiểu phẩm nhỏ như thế đã bắt đầu cuộc đời nghệ thuật của một nghệ sĩ. Sau nhiều sóng gió bôn ba, giờ đây mỗi người đều có cho mình một hướng đi riêng: người vẫn hoạt động nghệ thuật, người làm “cây kéo vàng”, người quản lý nhân sự. Nhưng dù bao nhiêu năm đi nữa, độ thân thiết của hội bạn và những kỷ niệm gắn bó một thời vẫn mãi bền theo năm tháng.

Lý Hải rủ Quyền Linh cùng đi tát mương bắt cá. Ảnh: MCV.

Lý Hải rủ Quyền Linh cùng đi tát mương bắt cá. Ảnh: MCV.

Một trong những người bạn thân thiết tiết lộ chuyến xe kinh hoàng năm nào của nghệ sĩ Lý Hải và Quyền Linh. “Có một sự cố đặc biệt, lần đó Sở Văn hóa Trung tâm tỉnh ưu tiên cho anh em đi xe dasu (xe bus 12 chỗ) lên thành phố, xe bị nổ vỏ dẫn đến lật xe, Quyền Linh bị thương ở mắt máu bắn ra, có người thì bị gãy tay, có người không sao. May sao trên chuyến xe đó không có Lý Hải vì không đủ chỗ, Hải phải chờ chuyến sau.

Cuối hành trình, nghệ sĩ Quyền Linh và Lý Hải cùng những người bạn làm sống lại một thời tuổi thơ với hoạt động tát mương, bắt và nướng cá tại chỗ.

Tin cùng chuyên mục

Các làng quê Việt Nam có nhiều ưu thế để phát triển du lịch. (Ảnh minh họa. Nguồn: Bộ VH,TT&DL)

Nỗ lực đưa làng du lịch ở Việt Nam vươn tầm quốc tế

(PLVN) - Hiện nay, Việt Nam có hàng nghìn làng quê làm du lịch ở khắp cả nước. Trong đó có rất nhiều ngôi làng mang trong mình vẻ đẹp thiên nhiên trù phú, nền tảng văn hóa, lịch sử hàng trăm, hàng nghìn năm. Đây là một sản phẩm du lịch tiềm năng mà Việt Nam có thể khai thác để thu hút du khách quốc tế.

Đọc thêm

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn
(PLVN) - Trong cuộc sống, tha thứ không chỉ là cách giúp người khác có cơ hội sửa sai, mà còn là liều thuốc giúp chính chúng ta nhẹ nhõm hơn, bớt đi những gánh nặng tâm hồn.

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đạo làm người – con đường khó nhất

Đạo làm người – con đường khó nhất
(PLVN) - Mỗi tôn giáo, mỗi đạo lý đều dạy chúng ta cách sống hiền lành, tử tế, biết yêu thương và đối xử tốt với nhau. Nhưng trong tất cả các đạo, có lẽ đạo làm người là con đường khó nhất để thực hành.

Lặng lẽ với chính mình

Ảnh minh họa
(PLVN) - Sau những đêm trắng sẽ luôn là ánh bình minh. Và đôi khi, chỉ cần một tia sáng nhỏ bé cũng đủ để soi rọi cả một đêm dài.

Huế thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam

Lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa” thu hút hàng nghìn người dân, du khách tham dự.
(PLVN) - Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong việc tổ chức một hình thái lễ hội đương đại mang tầm quốc gia, quốc tế. Trải qua hơn 24 năm tồn tại và phát triển, Festival Huế đã khẳng định được thương hiệu trong lòng du khách gần xa. Festival Huế đã là một sự kiện văn hóa tiêu biểu, trở thành thương hiệu nổi tiếng trong nước và quốc tế, là dịp để giới thiệu và quảng bá hình ảnh, đất nước, con người và văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Huế nói riêng một cách sinh động.

Hơn 300 doanh nghiệp Quảng Ninh tung gói kích cầu mùa du lịch cuối năm 2024

Một góc TP Hạ Long, Quảng Ninh điểm đến thân thiện và an toàn.
(PLVN) -  Ngày 20/11, Sở Du lịch Quảng Ninh phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh và Tập đoàn Sun Group tổ chức lễ công bố chương trình kích cầu du lịch “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa”. Chương trình nhằm tăng sức hút du khách dịp cuối năm 2024. Thu hút h ơn 300 doanh nghiệp từ các lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, điểm tham quan, và du thuyền đã tham gia .

Nâng hình ảnh địa phương thu hút và hấp dẫn

Cuốn sách “Thương hiệu địa phương: Hình ảnh và bản sắc góp phần thu hút du lịch và môi trường văn hóa, kinh tế phát triển (ảnh T.T)
(PLVN) - Ngày 20/11/2024, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu cuốn sách “Thương hiệu địa phương: Hình ảnh và bản sắc” do Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung biên soạn. Cuốn sách tập trung làm rõ nhiều nội dung và phạm trù gắn với hình ảnh và bản sắc của địa phương cũng như cách thức vận hành để đạt đến một hình ảnh địa phương thu hút và hấp dẫn.