Đổi mới hoạt động giám sát của Quốc hội: Tạo chuyển biến căn bản trong từng lĩnh vực

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc Hội nghị triển khai công tác giám sát.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc Hội nghị triển khai công tác giám sát.
(PLVN) - Trong thời gian qua, đặc biệt là kể từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến nay, hoạt động giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội ngày càng được tăng cường, có nhiều đổi mới và từng bước chuyên nghiệp hơn, đạt nhiều kết quả quan trọng, được cử tri và nhân dân đánh giá cao.

Tăng cường giám sát việc giải quyết đơn, thư, khiếu nại, tố cáo của công dân

Giám sát là một trong 3 chức năng quan trọng của Quốc hội (QH) được hiến định. Trong bài phát biểu nhậm chức tại Kỳ họp thứ nhất, QH khóa XV, Chủ tịch QH Vương Đình Huệ đã khẳng định vai trò của hoạt động giám sát và hậu giám sát, đồng thời cho biết, QH sẽ tiếp tục đổi mới và đẩy mạnh công tác giám sát, coi đây là khâu trọng tâm, then chốt để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của QH.

“Chú trọng giám sát việc thực thi pháp luật và giám sát việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát, gắn với trách nhiệm giải trình của tổ chức, cá nhân có liên quan, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu. Tăng cường giám sát việc giải quyết đơn, thư, khiếu nại, tố cáo của công dân và kiến nghị của cử tri…”, Chủ tịch QH nêu rõ. Chương trình hành động của Đảng đoàn QH thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng cũng khẳng định mục tiêu đổi mới, nâng cao chất lượng công tác giám sát.

Với mục tiêu trên và tinh thần chủ động “từ sớm, từ xa”, cùng với việc tăng cường các hoạt động giám sát khác, ngay từ Kỳ họp thứ nhất, QH khóa XV đã thành lập 2 Đoàn giám sát chuyên đề của QH năm 2022, bao gồm “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành” và “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021”. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) tiến hành giám sát 2 chuyên đề “Việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo từ ngày 1/7/2016 đến ngày 1/7/2021” và “Việc thực hiện các nghị quyết của UBTVQH về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019-2021”.

Để triển khai có hiệu quả các Nghị quyết của QH và UBTVQH về Chương trình giám sát năm 2022, Chủ tịch QH Vương Đình Huệ đã chủ trì Hội nghị trực tuyến “Triển khai thực hiện Chương trình giám sát của QH và UBTVQH năm 2022”. Phát biểu tại đây, Chủ tịch QH nhấn mạnh yêu cầu giám sát “phải làm đến nơi đến chốn”, có bằng chứng cụ thể, có đánh giá sát đúng với từng lĩnh vực; đưa ra kiến nghị, đề xuất sắc sảo, đồng thời theo dõi việc tổ chức thực hiện các kiến nghị, kết luận giám sát. “Lần này, UBTVQH yêu cầu phải xác định được trách nhiệm giải trình của các tổ chức, các cấp, ngành, các đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan, nhất là trách nhiệm người đứng đầu trong từng ngành, lĩnh vực. Có như vậy, sau giám sát, chúng ta mới hy vọng có thể tạo ra sự chuyển biến căn bản trong từng lĩnh vực giám sát, đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân cả nước và yêu cầu của Đảng, Nhà nước trong từng giai đoạn”, Chủ tịch QH nêu rõ.

Về phương thức giám sát, Chủ tịch QH yêu cầu tiến hành đồng bộ từ Trung ương xuống địa phương; tỉnh, thành nào làm ở tỉnh, thành đó và có kiểm tra chéo lẫn nhau. Chủ tịch QH cũng lưu ý, nếu trong quá trình giám sát phát hiện những dấu hiệu sai phạm đối với tất cả các lĩnh vực thì sẽ chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để nâng cao hiệu quả giám sát của QH. “Mục tiêu cao nhất là vì sự phát triển của đất nước”, Chủ tịch QH nêu rõ.

Chỉ rõ địa chỉ, trách nhiệm giải trình

Tổng Thư ký QH, Chủ nhiệm Văn phòng QH Bùi Văn Cường cho biết, việc triển khai hoạt động của các Đoàn giám sát chuyên đề của QH và UBTVQH năm 2022 có một số điểm khác so với thông lệ trước đây. Điển hình, Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát ban hành không kèm theo kế hoạch mà đưa vào một số nội dung chính như phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian xem xét báo cáo... Ngay tại Kế hoạch giám sát chi tiết đã xác định cụ thể hơn về đối tượng, nội dung giám sát để tạo sự chủ động cho Đoàn giám sát trước khi Trưởng Đoàn giám sát ký ban hành. Cùng với đó, UBTVQH cũng tiến hành xem xét, cho ý kiến và thông qua kế hoạch chi tiết, đề cương báo cáo của các Đoàn giám sát chuyên đề.

Tổng Thư ký QH nhấn mạnh, lần đầu tiên, các Đoàn giám sát có sự tham gia của lãnh đạo một số cơ quan như Ban Tổ chức Trung ương, Kiểm toán Nhà nước, các chuyên gia là lãnh đạo các bộ, ngành và đặc biệt là sử dụng tối đa, có hiệu quả các kết quả, kết luận thanh tra, kiểm tra, kiểm toán. Các Đoàn đại biểu QH cũng phải tổ chức giám sát đối với cả 4 chuyên đề. Đặc biệt, việc triển khai giám sát lần này cũng huy động sự phối hợp tham gia giám sát của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, các tổ chức chính trị, xã hội...

Một điểm mới đáng chú ý khác trong việc triển khai hoạt động giám sát của QH nhiệm kỳ khóa XV là thay vì ấn định trước các đơn vị, địa phương đến giám sát; lần này, căn cứ tình hình thực tế và trên cơ sở xem xét báo cáo của các cơ quan, các Đoàn giám sát cũng lựa chọn cơ quan, địa phương và báo cáo UBTVQH xem xét, quyết định trước khi tổ chức giám sát trực tiếp tại cơ quan, địa phương, cơ sở. Ví dụ, để hoạt động giám sát đảm bảo tính khách quan, thực tiễn, Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo từ ngày 1/7/2016 đến ngày 1/7/2021” đã thành lập các Đoàn giám sát tại 6 tỉnh, TP bao gồm: Hà Nội, Lào Cai, TP Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Kiên Giang, Đắk Nông được xác định là các địa phương có công dân khiếu nại đông người, phức tạp; có nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo, tranh chấp liên quan đến đất đai; về quản lý và vận hành nhà chung cư thương mại…

Ngoài ra, Đoàn cũng đã tổ chức 8 buổi làm việc với 8 Bộ, ngành: bao gồm Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Xây dựng; Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Bộ Tư pháp; Bộ Công an; Thanh tra Chính phủ; TANDTC; VKSNDTC. Việc tiến hành lựa chọn các đơn vị giám sát như vậy sẽ đáp ứng được yêu cầu giám sát đúng và trúng, chỉ rõ địa chỉ, trách nhiệm giải trình của các cá nhân, tổ chức, đồng thời từ những vấn đề cụ thể có thể đưa ra được các kiến nghị, đề xuất sửa đổi chính sách, pháp luật nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật của Nhà nước, đáp ứng được mong mỏi của cử tri, nâng cao hiệu quả giám sát.

Quốc hội đồng hành với các cơ quan hành pháp, tư pháp

Thời gian qua, hoạt động giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị cử tri của QH cũng ngày càng được tăng cường. Trước đây, công tác dân nguyện chỉ báo cáo tại kỳ họp của QH mỗi năm 2 lần nhưng kể từ Phiên họp thứ 3 của UBTVQH diễn ra vào tháng 9/2021, định kỳ hàng tháng, UBTVQH sẽ trực tiếp nghe và thảo luận về công tác dân nguyện, trọng tâm là tình hình tiếp nhận, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến QH. Thay đổi này nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác dân nguyện, cũng như chỉ đạo, phối hợp giải quyết dứt điểm các vụ việc phức tạp, kéo dài.

Trả lời báo chí, ông Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho rằng, việc xem xét, giám sát quá trình giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo cụ thể, nổi cộm, gây bức xúc trong cử tri và nhân dân của UBTVQH các khóa đã mang lại nhiều hiệu quả, ý nghĩa thiết thực. Việc đưa hoạt động này thành nền nếp hàng tháng giúp UBTVQH nắm chắc hơn tình hình tuân thủ, chấp hành pháp luật trong quá trình giải quyết, cũng như tác động của việc giải quyết, kết quả giải quyết vấn đề… nhằm bảo đảm quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, của cử tri, góp phần bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội. Từ đó, kiến nghị với các cơ quan chức năng tập trung chỉ đạo, giải quyết bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân, làm giảm các vụ việc nổi cộm, những vấn đề bức xúc, hạn chế tối đa việc hình thành “điểm nóng” phức tạp về an ninh trật tự.

Ông Lê Tiến Châu khẳng định, việc tổ chức giám sát các vụ việc cụ thể, nổi cộm, vấn đề gây bức xúc xã hội chính là biện pháp hữu hiệu, là sự “đồng hành” của QH với hệ thống cơ quan hành pháp, tư pháp; góp phần giúp UBTVQH, các cơ quan của QH, các đại biểu QH cũng như cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan của QH nâng cao trình độ chuyên môn, pháp luật, tính chuyên nghiệp, kỹ năng, đáp ứng yêu cầu đặt ra.

Việc QH và các cơ quan của QH tiếp tục đổi mới, tăng cường hiệu quả hoạt động giám sát cho thấy rõ QH, các cơ quan của QH, các đoàn đại biểu QH và cá nhân các đại biểu QH đã thực hiện đúng vai trò của mình, thể hiện rõ vai trò là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Từ đó, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước; thúc đẩy việc giải quyết những vướng mắc, bất cập trong cuộc sống, được cử tri và nhân dân đánh giá cao.

Để hoạt động giám sát của QH, các cơ quan của QH đáp ứng yêu cầu đổi mới, phù hợp với chiến lược xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, UBTVQH đã ban hành Nghị quyết thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án tiếp tục đổi mới hoạt động giám sát của QH. Dự kiến, đề án sẽ được trình QH xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 3 khai mạc vào tháng 5 tới.

Tin cùng chuyên mục

Đoàn Chủ tịch điều hành Đại hội. Ảnh: Quang Vinh

Ông Đỗ Văn Chiến tiếp tục giữ chức Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam

(PLVN) -Sau hơn 2 ngày làm việc khẩn trương, trách nhiệm, với tinh thần đoàn kết, dân chủ, đổi mới và sáng tạo, Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029 đã thành công tốt đẹp. Ông Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn MTTQ Việt Nam được hiệp thương cử tiếp tục giữ chức Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa X, nhiệm kỳ 2024-2029.

Đọc thêm

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đến Viêng Chăn, bắt đầu thăm chính thức Lào và tham dự Đại hội đồng AIPA-45

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đến Viêng Chăn, bắt đầu thăm chính thức Lào và tham dự Đại hội đồng AIPA-45
14h ngày 17/10, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã đến thủ đô Viêng Chăn, bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và tham dự Đại hội đồng Liên Nghị viện các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 45 (AIPA-45) từ ngày 17 - 19/10.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Lào và tham dự Đại hội đồng AIPA-45

Lễ tiễn Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tại Sân bay quốc tế Nội Bài. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Đầu giờ chiều nay, 17/10, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam rời Hà Nội, lên đường thăm chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và tham dự Đại hội đồng Liên Nghị viện các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 45 (AIPA-45) từ ngày 17-19/10/2024 theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Chủ tịch AIPA Saysomphone Phomvihane.

'Mặt trận phải là hạt nhân trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng'

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu chỉ đạo Đại hội. Ảnh: Quang Vinh
(PLVN) -Phát biểu chỉ đạo Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029 (diễn ra sáng 17/10), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nêu rõ, Mặt trận phải là hạt nhân trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

MTTQ Việt Nam các cấp hoàn thành thắng lợi nhiều nhiệm vụ đột xuất, phát sinh

 Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký UBTƯ MTTQ Việt Nam khóa IX Nguyễn Thị Thu Hà trình bày Báo cáo chính trị tại Đại hội. Ảnh: PV
(PLVN) - 5 năm qua, quán triệt sâu sắc Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; MTTQ Việt Nam các cấp, các tổ chức thành viên đã triển khai đồng bộ các giải pháp, hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ, nhất là 5 chương trình hành động đã đề ra và các nhiệm vụ đột xuất, phát sinh trong thực tiễn.

Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X: Gửi trọn niềm tin và kỳ vọng lớn lao của các tầng lớp Nhân dân

Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X: Gửi trọn niềm tin và kỳ vọng lớn lao của các tầng lớp Nhân dân
(PLVN) - Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X khai mạc trọng thể sáng nay, 17/10, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội). Đây là sự kiện chính trị - xã hội quan trọng, nhận được sự quan tâm sâu sắc của các tầng lớp Nhân dân trong nước và người Việt Nam ở nước ngoài. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tham dự và phát biểu tại Đại hội.

Các chương trình phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Phải thực sự tạo được những đột phá, cú hích

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, chủ trương xuyên suốt, nhất quán của Đảng và Nhà nước là đặc biệt quan tâm đến vùng đồng bào DTTS&MN. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Hôm qua (16/10), phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc với Ủy ban Dân tộc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, việc triển khai các đề án, chương trình phát triển khu vực vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được thực hiện phải có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải; phải thực sự tạo được những đột phá, cú hích đối với khu vực và cả vùng.

Chủ tịch Quốc hội thăm chính thức Lào: Đưa quan hệ hợp tác hai nước tiếp tục trở thành mối quan hệ mẫu mực hiếm có

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith nhân chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào tháng 9/2024. (Ảnh: Phạm Thắng)
(PLVN) -  Từ ngày 17 - 19/10, nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Chủ tịch AIPA Saysomphone Phomvihane, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam thăm chính thức Lào và tham dự Đại hội đồng Liên Nghị viện các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 45 (AIPA-45).

Nâng cao chất lượng giám sát tối cao của Quốc hội

Tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội giám sát tối cao việc thực hiện Nghị quyết số 43 về phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, một số dự án quan trọng quốc gia. (Ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) - Nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam theo Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đặt ra yêu cầu tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội, góp phần tăng cường kiểm soát quyền lực nhà nước, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Hoạt động thiết thực của lực lượng quân y hai nước Việt Nam - Lào

Thượng tướng Vongkham Phommakone (thứ 2 từ phải sang), Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Lào kiểm tra, động viên lực lượng thầy thuốc quân y hai nước.
(PLVN) - Hoạt động khám, chữa bệnh chung, cấp thuốc miễn phí cho người dân khu vực biên giới Việt - Lào của lực lượng quân y hai nước đã góp phần chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, phòng, chống dịch bệnh cho người dân khu vực biên giới; đồng thời là dịp để cán bộ, nhân viên quân y hai nước giao lưu, chia sẻ, học tập kinh nghiệm lẫn nhau về nghiệp vụ y học, góp phần củng cố tình đoàn kết, hữu nghị giữa Nhân dân, Quân đội và ngành quân y hai nước.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN.
Tiếp tục chương trình làm việc tại Quảng Trị, chiều 16/10, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp gắn với phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị.

Đoàn đại biểu dự Đại hội toàn quốc MTTQ Việt Nam vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đoàn đại biểu tham dự Đại hội đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: PV
(PLVN) - Sáng 16/10, tại Thủ đô Hà Nội, trước khi diễn ra khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024-2029 (Đại hội), các vị trong Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (UBTƯ MTTQ) Việt Nam khóa IX, Trưởng các đoàn đại biểu và người Việt Nam ở nước ngoài về tham dự Đại hội đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ Anh hùng Liệt sỹ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ, đường Bắc Sơn, Hà Nội.

Đến năm 2025, ĐBSCL phải có 600 km và đến năm 2030 có 1.200 km đường bộ cao tốc

Đến năm 2025, ĐBSCL phải có 600 km và đến năm 2030 có 1.200 km đường bộ cao tốc
(PLVN) - "Các Bộ, ngành, địa phương cần quán triệt và tập trung thực hiện quan điểm “chỉ bàn làm, không bàn lùi” với tinh thần quyết tâm cao, “vượt nắng, thắng mưa” để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra về thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông khu vực ĐBSCL... Quyết tâm đến năm 2025, ĐBSCL phải có 600 km và đến năm 2030 có 1.200 km đường bộ cao tốc”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển hạ tầng Đồng bằng sông Cửu Long

Hội nghị phát triển hạ tầng giao thông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Sáng 16/10, tại thành phố Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải chủ trì Hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Sự cố gắng không ngừng nghỉ trong công tác lập pháp

Hội nghị Ban Cán sự đảng Chính phủ với Đảng đoàn Quốc hội về Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
(PLVN) - Kỳ họp thứ 8 (dự kiến khai mạc ngày 21/10/2024) của Quốc hội khóa XV, công việc lập pháp rất nặng nề. Dự kiến lập “kỷ lục” mới, Chính phủ sẽ trình 81 hồ sơ, tài liệu, báo cáo, trong đó có 25 dự án luật trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến, thông qua.

Gắn phong trào thi đua 'Dân vận khéo' với xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Bí thư Đảng ủy Khối Nguyễn Văn Thể phát biểu tại Tọa đàm. (Ảnh: Xuân Lộc)
(PLVN) - Hôm qua (15/10), tại Hà Nội, Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương (Đảng ủy Khối) đã tổ chức Tọa đàm: Xây dựng và triển khai thực hiện mô hình “Dân vận khéo” trong Đảng bộ Khối. Đây là hoạt động ý nghĩa nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống công tác Dân vận của Đảng (15/10/1930 - 15/10/2024) và 25 năm “Ngày Dân vận của cả nước” (15/10/1999 - 15/10/2024).