Đổi mới, hành động, hết lòng vì nhân dân phục vụ

Thủ tướng nghe báo cáo tiến độ thi công dự án Phan Thiết - Dầu Giây.
Thủ tướng nghe báo cáo tiến độ thi công dự án Phan Thiết - Dầu Giây.
(PLVN) - Cuộc họp Thường trực Chính phủ về tình hình Tết Nguyên đán Nhâm Dần và chuyến công tác “xuyên Việt, xuyên Tết” kéo dài 3 ngày, trên cung đường bộ dài gần 1.600km của Thủ tướng Chính phủ trong những ngày đầu năm Nhâm Dần 2022 là những minh chứng rõ ràng của một Chính phủ đổi mới, hành động, hết lòng vì nhân dân phục vụ.

Làm việc “xuyên Tết, xuyên Việt”

Ngay từ ngày 3/2 (Mùng 3 Tết Nhâm Dần), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về tình hình Tết Nguyên đán Nhâm Dần từ ngày 31/1 (29 tháng Chạp) đến hết ngày 2/2 (Mùng 2 Tết) và các nhiệm vụ trọng tâm sau Tết. Tại cuộc họp, Thủ tướng đã giao việc cụ thể cho từng bộ, ngành. Nhấn mạnh yêu cầu tiếp tục kiểm soát dịch bệnh hiệu quả, Thủ tướng giao Bộ Y tế chủ trì tiếp tục thúc đẩy chiến dịch thần tốc tiêm chủng vaccine mùa Xuân. Thủ tướng yêu cầu mở cửa trường học trên phạm vi toàn quốc tại tất cả các cấp học từ 7/2-14/2 theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, bảo đảm để các cháu đi học an toàn, khoa học, hiệu quả, hợp lý và giúp các phụ huynh học sinh bớt lo toan…

Tiếp đó, từ ngày 4/2, đích thân Thủ tướng đã có chuyến khảo sát “xuyên Tết, xuyên Việt”, với lịch trình di chuyển, kiểm tra và làm việc dày đặc gần như không nghỉ kéo dài 3 ngày, trên cung đường bộ dài gần 1.600km và nhiều chặng bay vào Nam ra Bắc để kiểm tra công tác thi công các dự án cao tốc từ Khánh Hòa tới Đồng Nai. Trong đó, ngày 4/2, tại Ninh Bình, Thủ tướng đã dự lễ khánh thành đoạn cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn thuộc dự án đầu tư một số tuyến đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc – Nam phía Đông.

Cùng ngày, Thủ tướng đã kiểm tra các dự án cao tốc Mai Sơn - quốc lộ 45, cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu qua địa phận các tỉnh Ninh Bình - Thanh Hóa - Nghệ An thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông. Thủ tướng đã trực tiếp lắng nghe ý kiến của các cơ quan, đơn vị, nhà thầu liên quan, chỉ đạo quyết liệt các giải pháp để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là vấn đề vật liệu xây dựng cho các dự án. Cuối ngày, Thủ tướng chủ trì họp kiểm điểm tiến độ dự án.

Ngày 5/2, Thủ tướng tiếp tục chuyến kiểm tra công tác thi công các dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông. Trên hành trình kéo dài cả ngày từ Khánh Hòa về TP Hồ Chí Minh, Thủ tướng và đoàn công tác đã đi kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đúc rút các kinh nghiệm, bài học trong công tác thi công các dự án cao tốc liên quan. Tối 5/2, Thủ tướng một lần nữa chủ trì họp kiểm điểm tiến độ dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông, giai đoạn 2017-2020.

Sáng 6/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới kiểm tra, đôn đốc, nắm tình hình triển khai dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành tại tỉnh Đồng Nai. Chiều cùng ngày, người đứng đầu Chính phủ tới kiểm tra, đôn đốc, nắm tình hình, xử lý các khó khăn, vướng mắc và động viên, chúc Tết đội ngũ cán bộ, công nhân đang làm việc trên công trường thi công dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ và dự án cầu Mỹ Thuận 2. Đây cũng là các dự án thuộc dự án tuyến cao tốc phía Đông giai đoạn 2017-2020.

Cần tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược

Trong phát biểu tại các cuộc họp, các chuyến kiểm tra nói trên, đổi mới tư duy là một trong những yêu cầu rất kiên quyết được người đứng đầu Chính phủ nhiều lần nhấn mạnh. Kiểm tra, đôn đốc, nắm tình hình triển khai dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành tại tỉnh Đồng Nai, Thủ tướng thẳng thắn chỉ ra rằng, nhìn lại hơn 6 năm vừa qua, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, công tác quản lý nhà nước, công tác phối hợp giữa các cơ quan liên quan, việc tổ chức thực hiện và đôn đốc, kiểm tra, giám sát chưa xứng tầm với một công trình trọng điểm quốc gia nên vẫn còn những tồn tại, khó khăn, vướng mắc. Do đó, phải thay đổi tư duy, phương pháp luận phù hợp tình hình và xứng tầm công trình trọng điểm quốc gia.

Dự lễ khánh thành đoạn cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn thuộc dự án đầu tư một số tuyến đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc – Nam phía Đông, giai đoạn 2017-2020, Thủ tướng cũng khẳng định, nếu không có tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược thì không bao giờ làm được. Trên tinh thần đó, Thủ tướng yêu cầu các địa phương nghiên cứu cách làm của Ninh Bình để làm tốt các dự án khác. Các tỉnh đã có cao tốc đi qua phải tính toán quy hoạch không gian phát triển mới, phát huy hiệu quả tối đa, người dân được hưởng lợi nhiều nhất từ các dự án cao tốc.

Thủ tướng yêu cầu các địa phương phát huy tinh thần tự lực, tự cường, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, không trông chờ, ỷ lại vào Trung ương trong việc xây dựng các dự án cao tốc... Thủ tướng hoan nghênh các nhà đầu tư PPP đã tham gia vào các dự án trong bối cảnh kinh tế có nhiều khó khăn như vừa qua, đồng thời hoan nghênh việc qua đấu thầu, đã có những dự án giảm được gần 1.000 tỷ đồng so với dự toán ban đầu. Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương xây dựng nghị định về vấn đề thưởng phạt thi công hợp đồng, trình ban hành trong thời gian sớm nhất.

Tin tưởng rằng, những kết quả lạc quan mà chúng ta đã đạt được trong năm 2021 và tinh thần đổi mới trong cả tư duy lẫn hành động của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ sẽ tạo cơ sở, khí thế để cả nước vượt qua mọi khó khăn, thách thức; tận dụng mọi thời cơ, thuận lợi để thực hiện thắng lợi hơn và bền vững những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2022.

Bắt tay vào việc ngay từ ngày đầu năm

Sáng qua - 7/2, trước khi bước vào ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh cùng các Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Vũ Đức Đam, Lê Văn Thành đã gặp mặt cán bộ, công chức, viên chức Văn phòng Chính phủ. Biểu dương, chia sẻ tinh thần làm việc không kể ngày đêm của cán bộ, nhân viên Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực nhấn mạnh, 2022 là năm thứ 2 thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, thực hiện chiến lược phòng, chống dịch Covid-19 và chương trình tổng thể phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, bởi vậy sau kỳ nghỉ Tết, cán bộ, nhân viên Văn phòng Chính phủ phải bắt tay ngay vào công việc, “không để tháng Giêng là tháng ăn chơi”.

Đọc thêm

Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho tăng trưởng

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -   Ngày 4/11, tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội, các Đại biểu đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong công tác xây dựng thể chế thời gian qua; đồng thời kiến nghị nhiều giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của đất nước trong thời gian tới.

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Cần các biện pháp mạnh mẽ ứng phó với thiên tai

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 4/11, tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025…, một số ý kiến đại biểu đề cập đến những hậu quả nặng nề do thiên tai thời gian qua và đề nghị cần có các giải pháp mạnh mẽ để ứng phó.

Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng văn bản pháp luật

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm, Đại biểu Quốc hội cho rằng, giải pháp hiệu quả nhất là cần tập trung rà soát ngay từ khâu xây dựng ban hành quy phạm pháp luật, trong đó cần đặc biệt chú trọng vào việc xin ý kiến của các tầng lớp Nhân dân, các cơ quan, tổ chức vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổng hợp ý kiến góp ý.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.