“Đổi đời” nhờ ca khúc về một tài xế taxi

Vanessa Paradis trong ca khúc nổi tiếng “Joe le taxi”
Vanessa Paradis trong ca khúc nổi tiếng “Joe le taxi”
(PLO) -Bao đời nay, Paris hoa lệ luôn là nguồn cảm hứng bất tận trong âm nhạc, thơ ca… Paris muôn màu và muôn mặt. Sẽ thiếu sót lớn khi không nhắc đến cuộc sống về đêm nơi đây, người Paris hẹn hò trong những quán bar hay bên bờ sông Seine. Đâu đó, tiếng nói cười quyện hòa vào điệu rock xưa cũ …

Ngoài kia, nhộn nhịp người qua lại, còi xe đông đúc. Thoảng nghe đâu đây lời hát “… Và sông Seine, và những nhịp cầu lấp lánh ,. .., là điệu nhảy rumba, nhạc rock xưa và điệu mambo…”, ta chợt nhận ra rằng, nét giai điệu quen thuộc trong ca khúc “Joe le Taxi” ấy, cũng là một phần của cuộc sống Paris đầy quyến rũ.

“Hiện tượng âm nhạc”

Ba triệu hai trăm nghìn bản thu âm được bán hết sau ba tháng phát hành, ca khúc “Joe le taxi” do ca sĩ Vanessa Paradis trình bày đã giành vị trí quán quân trong top 50 những bài hát bán chạy nhất nước Pháp năm 1987. Vanessa Paradis trở thành một hiện tượng âm nhạc khi tròn 14 tuổi sau thành công vang dội của ca khúc “Joe le taxi”.

Bài hát này không những được yêu thích trong cộng đồng Pháp ngữ mà còn tạo nên làn sóng hâm mộ ở Đức, Đan Mạch, Na uy…, đặc biệt lọt vào top 3 trong số những ca khúc bán chạy nhất ở Anh, vượt qua “Isla Bonita” của Madona lúc bấy giờ.

Giới âm nhạc đánh giá hiện tượng này là khá hiếm đối với nhạc phẩm hát bằng tiếng Pháp, kể từ sau sự ra đời của ca khúc “Je t’aime, moi non plus” của nhạc sỹ Serge Gainsbourg, phát hành năm 1969.

Vốn có thiên hướng nghệ thuật, ca hát, từ thuở nhỏ, Vanessa Paradis đã ấp ủ giấc mơ thành ca sỹ. Trong chương trình truyền hình mang tên “L’école des Fans”, cô bé Vanessa, dáng vẻ như búp bê , với giọng hát ngọt ngào, chạm tới những nốt nhạc cao nhất của bài “Emilie Jolie” đã thực sự thuyết phục khán giả trong khán phòng nhà hát Empire hôm đó.

Người cậu ruột Didier Pain của Vanessa, luôn cố gắng tìm cơ hội để thực hiện giấc mơ của cô. Vào một ngày đẹp trời năm 1985, ông mang cô cháu gái đến giới thiệu với Frank Langolff, người đã sáng tác nhiều bài hát cho ca sỹ Renaud lúc bấy giờ, tại phòng thu âm ở Boulogne.

Didier Pain nhớ lại: “Tôi đã lôi kéo sự chú ý của Frank Langoff nhiều tháng trời để ông ấy viết cho tôi một bài hát. Mỗi lần ông ấy làm điều gì đó, ông ấy lại bảo: không, không, bài này không phải của cô ấy đâu”.

Cho tới một ngày, vào năm 1987, Frank Langolff cho cô bé Vanessa nghe một giai điệu kết hợp giữa rumba và mambo mà ông mới viết. Sau đó, ông đã Langolff nhờ Roda-Gil đặt lời cho bài hát.

“Joe le taxi dĩ nhiên không phải là một ý tưởng gì đó quá lớn lao để làm xáo trộn công chúng, mà đúng hơn là chớp nhoáng nhỏ nhoi của đời sống thường nhật… chỉ là câu chuyện về một người lái taxi đầy thú vị, hay nghe nhạc mambo trong xe của mình”.

Lúc đầu, “Joe le taxi” suýt thành bài hát đôi. Theo lời Joshua Darche kể lại, họ đã cho hát thử với một ca sĩ người Cuba, anh ta hát những câu tương ứng, đối đáp với Vanessa bằng tiếng Tây Ban Nha.

Tuy nhiên họ đã bỏ ý định đó vì cuối cùng họ cảm thấy không hay. Trong suốt thời gian thu âm, năm ấy, cho dù vừa tròn 14 tuổi, Vanessa Paradis đã bộc lộ rằng mình không phải là “nàng thơ dễ bảo”.

Chính cô đã gợi ý sử dụng kỹ thuật hát rung lưỡi âm “r” của từ rumba trong điệp khúc của bài hát. Cô còn tiết lộ: “Đừng có tin rằng là tôi thích Yma Sumac (tên của diva người Peru được nhắc tới trong bài hát). Thú thực là, tôi chẳng thích lắm đâu”.

Ca khúc sau đó được phát trên sóng của đài RTL, và đã nhận được nhiều phản hồi bằng điện thoại với con số đạt mức kỷ lục. Một dấu hiệu mà đối với Vanessa, là giấc mơ đang trở thành hiện thực.

“Joe, tài xế taxi

Chẳng đi khắp mọi nơi

Cũng chẳng uống sô đa

Kèn saxophone vàng của anh,

Thuộc nằm lòng từng con phố

Tất cả các quầy bar nhỏ

Tất cả những ngõ ngách tối om…”

Chuyện thú vị phía sau bài hát

Ẩn sau những lời hát giản dị ấy là chuỗi câu chuyện lý thú về nhân vật có biệt danh Joe. Thật bất ngờ, đó là một người phụ nữ nhập cư, gốc Bồ Đào Nha tên là Marie Josée, người đã chạy trốn sang Pháp tìm tự do sau khi bị mẹ của mình phát hiện rằng cô ta mắc bệnh đồng tính.

Trong thập niên 80, Joe là tài xế taxi đêm, chuyên đón khách tại những vũ trường ở Paris và đưa họ về nhà. Chỉ cần gọi “Joe, Taxi!”, là cô ta có mặt với chiếc xe Opel Ascona màu trắng, lịch sự trong bộ cánh đàn ông, ca vát và gi lê.

Thế rồi một ngày, nhà soạn lời Etienne Roda-Gil đi xe của cô ấy. Qua những lời thoại đầy thú vị, ngay lập tức Roda-Gil có cảm hứng về Joe và thế giới của cô ta, ông hỏi: “ Cô có cảm thấy phiền không nếu như tôi viết một bài hát mang tên cô?”.

Không một chút do dự, Joe chấp nhận và chẳng hề đòi hỏi sự đáp lại. Cô kể lại trong cuộc gặp gỡ gần đây với thời báo “Người quan sát”: “Tôi còn trẻ, tôi cảm thấy được tâng bốc. Và rồi, lúc đó tôi đã không biết người đó là một nhân vật nổi tiếng…”

"Joe, tài xế taxi

Chẳng đi khắp mọi nơi

Cũng chẳng uống sô đa…”

Ít lâu sau đó, Marie Josée nghe thấy tên và cuộc sống của mình đã được thổi vào lời hát. “Joe le taxi” được phát sóng khắp nơi. Roda-Gil hỏi “cô có đi khắp nơi không?” Marie Josée trả lời rằng “không, tôi sợ lắm”, và “Tôi chỉ uống coca thôi”.

“Đi đi Joe

Lao thật nhanh nào 

Lao vào màn đêm, hướng về Amazone…”

Trước đây, Joe đã không bao giờ tiết lộ câu chuyện này vì không muốn bị “chết đói”, vì lo sợ bị kỳ thị về vấn đề đồng tính của mình. Gần 30 năm sau khi bài hát trình làng, Joe vẫn còn là tài xế taxi đêm, chưa một lần gặp lại Etienne Roda-Gil, người đã ra vĩnh viễn năm 2004. Giờ đây cô chỉ hy vọng một điều: được gặp ca sỹ Vanessa Paradis để kể lại tất cả…

“Joe le taxi” qua giọng hát thanh thanh, ngọt ngọt của cô bé 14 tuổi Vanessa, đã đưa công chúng đến thế giới của Joe, đến một góc nhỏ không kém phần lãng mạn của đời sống Paris diễm lệ.

Tin cùng chuyên mục

Cuộc thi nhảy Dalat Best Dance Crew 2024 hứa hẹn sôi động, hấp dẫn.

'Đại tiệc' âm nhạc xuyên suốt dịp lễ 30/4-1/5 tại Đà Lạt

(PLVN) - Ngoài 2 chương trình lễ hội âm nhạc chính diễn ra từ 27 đến 30/4, tại các khu du lịch, phòng trà ở Đà Lạt (Lâm Đồng) đều có các chương trình ca hát để phục vụ người dân, du khách trong dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 năm nay.

Đọc thêm

200 nghìn bông hoa bách hợp khoe sắc tại Khu vườn âm nhạc

Tuần lễ hoa bách hợp gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội (ảnh Duy Tiến)
(PLVN) -  “Tuần lễ hoa bách hợp 2024” với chủ đề “Khu vườn âm nhạc - tinh khôi bách hợp tháng 4” diễn ra từ 19 - 28/4 tại bán đảo Skyline (Hà Nội) mong muốn gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội cùng nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật đặc sắc...

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM
(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)
(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.