Đốc thúc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại các địa phương

Chậm nhất đến 31/12/2024, các tỉnh, thành phải thực hiện việc phân loại rác tại nguồn. (Ảnh: Văn Sơn)
Chậm nhất đến 31/12/2024, các tỉnh, thành phải thực hiện việc phân loại rác tại nguồn. (Ảnh: Văn Sơn)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) vừa tổ chức Hội thảo trao đổi về công tác triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) để lắng nghe, trao đổi, hỗ trợ, đánh giá bước đầu việc triển khai phân loại CTRSH tại các địa phương.

Theo Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường Hoàng Văn Thức, quá trình đô thị hóa và sự gia tăng dân số diễn ra ngày càng mạnh đã tạo ra áp lực lớn tới môi trường, trong đó có những áp lực, thách thức trong quản lý CTRSH.

Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã có những quy định mới mang tính đột phá, thay đổi cách thức quản lý, ứng xử với chất thải nói chung, CTRSH nói riêng. Một trong những điểm mới là quy định nguyên tắc phân loại CTRSH làm 3 loại: Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; chất thải thực phẩm; chất thải rắn sinh hoạt khác. Cùng với đó là quy định về việc thu giá dịch vụ thu gom, vận chuyển xử lý CTRSH thông qua khối lượng hoặc thể tích và các quy định khác… nhằm hướng đến tăng cường tối đa việc tái chế, giảm tối đa CTRSH phải xử lý và phát thải ra môi trường.

Luật đã quy định UBND cấp tỉnh quyết định việc phân loại cụ thể CTRSH thời hạn áp dụng chậm nhất là 31/12/2024. Chính sách này được đánh giá là bước ngoặt quan trọng làm thay đổi cả mô hình quản lý CTRSH cũng như việc vận hành triển khai trên thực tế.

Bộ TN&MT đã ban hành Thông tư 02/2022/TT- BTNMT, quy định cụ thể về yêu cầu kỹ thuật với phương tiện vận chuyển, điểm tập kết, trạm trung chuyển, công nghệ xử lý, giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH. Bộ cũng đã ban hành hướng dẫn kỹ thuật phân loại CTRSH tại Công văn 9368/BTNMT-KSONMT ngày 2/11/2023 và nhiều văn bản hướng dẫn, đôn đốc các địa phương tập trung triển khai chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc phân loại CTRSH.

Theo số liệu, lượng CTRSH phát sinh tiếp tục gia tăng trên phạm vi cả nước. Năm 2019 tổng lượng CTRSH phát sinh hơn 64 nghìn tấn/ngày (đô thị hơn 35 nghìn tấn, nông thôn hơn 28 nghìn tấn). Hiện nay tổng lượng CTRSH phát sinh gần 68 nghìn tấn/ngày. Năm 2023, công tác thu gom vận chuyển toàn quốc khoảng 88,34% (đô thị 96,60%, nông thôn 77,69%).

Cả nước có 1.548 cơ sở xử lý CTRSH, trong đó cơ sở đốt là 340; cơ sở xử lý thành mùn/phân hữu cơ là 30; cơ sở chôn lấp là 1.178, trong đó nhiều cơ sở không hợp vệ sinh.

Hiện nay, trong phân loại chưa triển khai phân loại tại nguồn đồng bộ tại các địa phương. Trong thu gom vận chuyển, chưa cung cấp đủ dịch vụ thu gom CTRSH tại nhiều khu vực nông thôn, miền núi; thiếu thiết bị thu gom vận chuyển đáp ứng yêu cầu; thiếu địa điểm tập kết, trung chuyển đáp ứng quy định dẫn đến tồn đọng CTRSH kéo dài gây ô nhiễm môi trường, gây bức xúc cho người dân.

Trao đổi kinh nghiệm từ phía địa phương, đại diện Sở TN&MT Hải Phòng cho biết, địa phương này đã triển khai thực hiện mô hình điểm phân loại CTRSH tại nguồn tại 57 xã, phường, thị trấn (chiếm tỷ lệ khoảng 20% xã, phường, thị trấn).

Sau phân loại, trung bình hàng ngày 70 - 100 tấn chất thải hữu cơ được thu gom, vận chuyển về xử lý tại Nhà máy phân mùn của Cty TNHH MTV Môi trường đô thị TP.

Thực tế của Hải Phòng cho thấy, tại khu vực đô thị, năng lực, tình trạng trang thiết bị, phương tiện của 4 đơn vị tham gia thực hiện dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt cơ bản đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ. Công nghệ xử lý chủ yếu theo phương thức chôn lấp hợp vệ sinh tại 3 khu xử lý cấp TP, gồm: Tràng Cát, Đình Vũ, Gia Minh.

Tại khu vực nông thôn, dụng cụ, phương tiện thu gom, vận chuyển CTRSH cũ, thiếu, phần lớn là phương tiện hoán cải, tự chế, chưa phù hợp với quy trình thu gom bằng công nghệ hiện đại, gây khó khăn trong việc khảo sát, xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá.

Nhấn mạnh việc tiến hành phân loại CTRSH tại nguồn là nhiệm vụ khó khăn và lâu dài, đại diện Sở TN&MT Hải Phòng cho rằng, nhiệm vụ này cần triển khai quyết liệt, tìm giải pháp tháo gỡ, không "bàn lùi". Cần nghiên cứu, bổ sung thêm quỹ đất dành cho việc xử lý rác hữu cơ sau phân loại tại các bãi rác tạm trên địa bàn, Nghiên cứu tăng phí thu gom rác tại nông thôn để nâng cao chất lượng dịch vụ; nghiên cứu, đổi mới phương thức quản lý.

Tại Hội thảo, đại diện Trung tâm Môi trường nông thôn, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chia sẻ: Hội luôn xác định mọi hoạt động sản xuất và xã hội của nông dân phải gắn với hoạt động bảo vệ môi trường. Từ 2018 - 2023, Hội đã tổ chức trên 20.000 mô hình bảo vệ tài nguyên, môi trường; thành lập các tổ tự quản, câu lạc bộ nông dân tham gia bảo vệ môi trường…

Chất thải, rác thải trong sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp ở nông thôn phát sinh ngày càng nhiều thành vấn đề nổi cộm, nhức nhối; hầu hết rác thải chưa được thu gom, xử lý… Để giải quyết vướng mắc trên, đại diện Trung ương Hội Nông dân cho rằng, cần đẩy mạnh tuyên truyền đưa Luật Bảo vệ môi trường đi vào cuộc sống; tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn tuyên truyền đến nông dân, mỗi địa phương thành lập tổ, nhóm đội tuyên truyền; tập huấn quy trình thu gom, phân loại xử lý rác thải…

Đọc thêm

Đà Lạt sẽ lắp camera năng lượng mặt trời bảo vệ rừng

Đà Lạt sẽ lắp camera năng lượng mặt trời bảo vệ rừng
(PLVN) - Từ nay tới cuối năm 2024, lực lượng Kiểm lâm TP Đà Lạt (Lâm Đồng) sẽ lắp đặt hệ thống camera năng lượng mặt trời tại các khu vực trọng điểm phá rừng, lấn chiếm đất rừng để nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng, theo ông Lê Thái Sơn - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm TP Đà Lạt.

Siêu bão Krathon đi vào biển Đông

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão Krathon. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, sáng sớm nay, 1/10, bão Krathon đã đi vào vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông, mạnh lên cấp 16 (cấp siêu bão).

Bắc Ninh 'tuyên chiến' với một số 'điểm nóng' ô nhiễm

Một cơ sở sản xuất giấy tại phường Phong Khê, TP Bắc Ninh. (Ảnh: Khương Lực)
(PLVN) - Thời gian qua, Cụm công nghiệp (CCN) Phú Lâm (huyện Tiên Du), phường Phong Khê (TP Bắc Ninh) và xã Văn Môn (huyện Yên Phong) được đánh giá là một số “điểm nóng” về ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Tuy nhiên, với sự vào cuộc của các cơ quan ban, ngành nhiều giải pháp chế tài đã được ban hành, áp dụng; từ đó, tình trạng ô nhiễm môi trường tại các “điểm nóng” này đã dần “hạ nhiệt”.

Tuổi trẻ Thủ đô lan tỏa tình yêu thiên nhiên đến cộng đồng

Hàng trăm tình nguyện viên tham gia dọn rác trong sự kiện Ngày hội Dọn rác Thế giới 2024. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Trong những ngày cuối tuần qua, hàng trăm tình nguyện viên ở đủ các độ tuổi đã tham gia các chương trình bảo vệ môi trường như dọn rác, thu gom, tái chế rác… Những hành động dù nhỏ bé nhưng có ý nghĩa lớn lao, góp phần lan tỏa thông điệp về tình yêu thiên nhiên, thúc đẩy nhận thức cộng đồng và thói quen ứng xử thân thiện với môi trường, vì một Thủ đô xanh.

Tuần này Bắc Bộ chuyển mát, có nơi chuyển rét

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, do chịu tác động của không khí lạnh, trong tuần này (30/9-6/10) khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời chuyển mát, đêm và sáng trời lạnh; riêng vùng núi Bắc Bộ trời rét.

Sông Hồng - 'thủy quái' dưới phù sa

Nước sông Hồng dâng cao do cơn bão Yagi. (Nguồn: Reuters/ Đức Tâm)
(PLVN) - Sông Hồng mang phù sa về châu thổ, nhưng không phải là con sông hiền hòa mà rất hung dữ, với những trận lụt lớn và cuốn phăng mọi thứ ra Biển Đông.

Hà Nội nỗ lực tái thiết cây xanh

Cây xanh tại phố Lý Thái Tổ, Hà Nội được dựng trồng lại, chồi non đang mọc lên ở gốc cây lớn. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Sau cơn bão số 3, khi hơn 40.000 cây xanh bị gãy, đổ, Hà Nội không chỉ mất đi vẻ đẹp mà còn đánh mất một phần lá chắn tự nhiên, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống và khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu. Trước tình hình này, thành phố đã nhanh chóng triển khai kế hoạch tái thiết cây xanh, nhằm phục hồi diện mạo và xây dựng lại lá chắn xanh bền vững cho Thủ đô.

Chống ô nhiễm nhựa: Cần phát huy vai trò 'đầu tàu' của Thủ đô

Rác thải nhựa ở Thủ đô rất cần giải pháp, quyết sách mạnh mẽ hơn. (Ảnh: Nam Nguyễn)
(PLVN) - Trong tháng 9, nhiều dự án chống ô nhiễm nhựa đã được khởi động tại các tỉnh, thành ở Việt Nam, với sự tham gia của các tổ chức quốc tế và các cơ quan, tổ chức trong nước. Các dự án này nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm nhựa, mối đe dọa nghiêm trọng đối với môi trường và sức khỏe con người, đặc biệt là tại các khu vực đô thị và ven biển.