Dốc sức phòng chống dịch Corona

Một bệnh nhân đang được cách ly tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, Đông Anh, Hà Nội
Một bệnh nhân đang được cách ly tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, Đông Anh, Hà Nội
(PLVN) - Đến tối qua (3/2), theo thống kê của Bộ Y tế, Việt Nam đã ghi nhận 8 người mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus Corona. Nhiều địa phương trên cả nước đã họp khẩn và triển khai các biện pháp nhằm ứng phó dịch bệnh.

Tại Hà Nội, Chủ tịch UBND Hà Nội ký ban hành Chỉ thị về việc tăng cường các biện pháp phòng chống trước các diễn biến phức tạp mới của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) gây ra.

Văn bản yêu cầu Bộ Tư lệnh Thủ đô xây dựng phương án triển khai khu vực cách ly và bệnh viện dã chiến, sẵn sàng ứng phó khi dịch bệnh bùng phát. Bộ Tư lệnh Thủ đô chỉ đạo phòng Quân y các đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch; chỉ đạo các BV sẵn sàng tiếp nhận, sàng lọc và điều trị bệnh nhân; sẵn sàng chi viện cho ngành y trong tình huống khẩn cấp.

Tại Hải Phòng, sáng 3/2, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Tùng kiểm tra công tác phòng chống dịch nCoV tại một số trường học, doanh nghiệp. Khi đến Trường THPT Mạc Đĩnh Chi, quận Dương Kinh, ông Tùng ghi nhận nhà trường chưa tổng vệ sinh, lau chùi bàn ghế theo chỉ đạo của UBND TP...

Phê bình Ban giám hiệu nhà trường thiếu trách nhiệm trong phòng chống dịch, ông Tùng yêu cầu nhà trường trong ngày phải vệ sinh sạch sẽ các lớp học, phun thuốc khử trùng; và giao Sở GDĐT, Sở Nội vụ điều Hiệu trưởng trường này đến trường có quy mô nhỏ hơn.

Trước đó ngày 2/2, UBND TP đã cho phép học sinh từ mầm non tới THPT nghỉ học ba ngày 3-5/2 theo đề xuất của ngành giáo dục để thực hiện các biện pháp khử khuẩn, tập huấn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên phòng chống dịch nCoV.

Tại Bình Định, trong cuộc họp khẩn, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Thanh Tùng yêu cầu toàn bộ các địa phương giám sát chặt chẽ và kiểm tra kỹ những người đến Bình Định từ vùng có dịch và người lạ. Cảng vụ hàng hải Quy Nhơn cùng các ngành chức năng làm thủ tục xếp dỡ hàng hóa cho 5 tàu hàng Trung Quốc cập cảng tại Quy Nhơn mà không đưa thủy thủ các tàu này lên bờ, tránh tiếp xúc người khác.

Tại Trà Vinh, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Văn Lâm cho biết tỉnh đang tập trung theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe của lao động nước ngoài. Tỉnh Trà Vinh có khoảng 900 lao động người nước ngoài đang làm việc; trong đó gần 750 người Trung Quốc, 55 người Đài Loan (Trung Quốc), số còn lại là các quốc gia khác.

Qua kiểm tra, hầu hết các doanh nghiệp có sử dụng lao động nước ngoài trên địa bàn tỉnh chuẩn bị phòng, dịch bệnh, bố trí phòng cách ly tốt. Hiện các doanh nghiệp này đã thông báo tạm ngưng tiếp nhận lao động nước ngoài; đặc biệt là lao động Trung Quốc trở lại làm việc sau kì nghỉ Tết Nguyên đán. Riêng đối với một số lao động Trung Quốc đã trở lại Trà Vinh làm việc trước đó, doanh nghiệp thực hiện biện pháp cách ly đảm bảo an toàn.

Trà Vinh cũng triển khai kế hoạch phun hóa chất diệt khuẩn; đảm bảo trong ngày 4/2, có 100% các điểm trường học, các khu vực chợ, bến xe, bến tàu đều được phun hóa chất diệt khuẩn. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã chuẩn bị hơn 1 tấn Cloramin B để hỗ trợ các địa phương diệt khuẩn.

Tại Bình Thuận, hiện đã thành lập 3 đội chống dịch cơ động của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, mỗi đội 16 người, thường trực và đáp ứng ngay khi được điều động. Trung tâm cũng sẽ tiến hành phun hóa chất khử khuẩn tất cả các trường học trong tỉnh phù hợp với lịch nghỉ học của các trường.

Tại Gia Lai, ngành chức năng tỉnh đã đặt tại Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh 1 máy đo thân nhiệt từ xa, 4 máy đo thân nhiệt cầm tay, trang phục bảo hộ và khẩu trang y tế cho cán bộ làm việc tại đây để chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Bên cạnh đó, phân công cán bộ trực 24/24h kể cả ngày nghỉ, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị để đảm bảo tất cả hành khách xuất, nhập cảnh đều được kiểm dịch y tế đầy đủ, khi đảm bảo an toàn mới được nhập cảnh vào Việt Nam.

Tại Nam Định, UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường công tác tuyên truyền để hạn chế tập trung đông người, nhất là tại các lễ hội; tạm dừng các lễ hội chưa khai mạc; giảm quy mô các lễ hội đã tổ chức; yêu cầu người dân đeo khẩu trang tại nơi công cộng và hạn chế du xuân, tham gia lễ hội.  

Hôm qua (3/2), Bộ Y tế xác nhận bệnh nhân thứ 8 nhiễm nCoV tại Việt Nam là nữ, 29 tuổi, là công nhân, địa chỉ tại huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Bệnh nhân đang trong tình trạng ổn định.

Như vậy, 8 trường hợp mắc bệnh gồm: 2 cha con người Trung Quốc (1 người đã khỏi); 4 công dân Việt Nam đều trở về từ Vũ Hán, Trung Quốc; 1 công dân Việt Nam là lễ tân có tiếp xúc gần với 2 cha con người Trung Quốc; 1 Việt kiều Mỹ đến Việt Nam, trước đó có quá cảnh tại Vũ Hán, Trung Quốc.

Tính đến sáng qua (3/2), trong số 236 trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh có 163 ca kết quả xét nghiệm âm tính, 73 trường hợp tiếp tục cách ly theo dõi để ngăn lây nhiễm ra cộng đồng. Bộ Y tế định nghĩa trường hợp “nghi nhiễm” là người có dấu hiệu sốt, ho, đến từ vùng dịch.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.