(PLO) - Hà Nội vừa trải qua một tuần nắng nóng cực điểm do thời tiết nhưng còn có một thứ nóng đến vật vã do con người gây ra. Đó là kỳ tuyển sinh vào lớp 10 công lập năm nay với tỷ lệ “chọi” cao, rất đông thí sinh, hứa hẹn một mùa bội thu cho các trường ngoài công lập.
Để hứng trọn kết quả này các trường ngoài công lập đã ra “chiêu”. Họ công bố điểm chuẩn vào trường họ trước khi Sở GD-ĐT công bố điểm chuẩn vào trường công. Họ yêu cầu nộp đơn và kèm theo học bạ gốc. Họ công bố điểm chuẩn vào trường chỉ có giá trị một buổi, buổi chiều khác. Họ thu tiền với “giá cao”, có trường thu đến 6 triệu đồng và Hà Nội, đã sau nhiều năm rồi lại tái diễn cái cảnh thức suốt đêm xếp hàng trước cổng trường của các ông bố, bà mẹ khốn khổ.
Đánh vào tâm lý lo sợ con không đủ điểm vào trường công, ra “đòn” đúng thời điểm các trường ngoài công lập có tên tuổi đã thu hút được một lượng học sinh khá lớn đăng ký học. Thêm nữa, lại có sự “phối hợp” tuyệt đẹp từ phía Sở giáo dục khi công bố điểm chuẩn vào trường công với cái cách mà nhiều người thấy giống như cách người ta làm trên sàn chứng khoán. Các trường tư đã triệt để lợi dụng điều này.
Khi bất ngờ điểm chuẩn vào trường công hạ xuống, nhiều thí sinh tưởng trượt nhưng lại đủ điểm đỗ thì phụ huynh đã trót nộp hồ sơ vào trường tư mới vội vã rút ra và thêm một lần khốn khổ nữa. Các trường tư ra sức trì hoãn trả hồ sơ cùng với trả tiền bằng đủ các cách khác nhau, thậm chí còn tuyên bố không trả tiền đã ứng trước.
Đó là cái cách mà người ta ứng xử với phụ huynh và học sinh trong giáo dục – một lĩnh vực mà mọi quan hệ, thái độ, cư xử, hành vi đều phải mẫu mực. Đây mới là sự bất thường lớn nhất và là nghịch lý giáo dục nước nhà. Vì thế, dễ hiểu là con cái của các nhà quản lý giáo dục nước ta nô nức đi du học nước ngoài. Đơn giản là họ có điều kiện để chối bỏ nền giáo dục của chính bố mẹ họ phục vụ và “cống hiến”.
(PLVN) - Trước làn sóng bùng nổ của khoa học – công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI), giáo dục đại học toàn cầu đang đứng trước yêu cầu cấp bách phải chuyển mình. AI không còn là xu hướng tương lai mà đã trở thành yếu tố cốt lõi, định hình lại phương pháp dạy và học trong kỷ nguyên số.
(PLVN) - Từ hôm nay - 15/4 đến hết 18/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ mở cổng để thí sinh có thể đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT trực tuyến trên hệ thống Quản lý thi tại địa chỉ https://thisinh.thitotnghiepthpt.edu.vn/.
(PLVN) - Chiều 14/4, Trường Đại học Vinh đã có báo cáo gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Tỉnh ủy, UBND tỉnh Nghệ An và các đơn vị liên quan về sự cố rơi lan can khiến 3 nữ sinh nhập viện.
(PLVN) - Mùa thi là thời điểm các sĩ tử phải đối mặt với nhiều áp lực trong học tập và thi cử, do đó chất lượng giấc sẽ bị suy giảm. Chuyên gia y tế đã gợi ý các biện pháp giúp các sĩ tử sẽ có một giấc ngủ ngon, từ đó giúp đảm bảo sức khỏe và thi cử tốt.
(PLVN) - Khoảng hơn 9h sáng 14/4, một nhóm học sinh lớp 9B Trường phổ thông thực hành Sư phạm (THSP) Đại học Vinh đang chơi ở sân, khu vực ngay sát lớp học thì bị lan can kim loại từ tầng 4 rơi trúng.
(PLVN) - Để tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, các thí sinh lớp 12 năm học 2024-2025 đăng ký trực tuyến bằng tài khoản và mật khẩu do nhà trường cấp; Thí sinh tự do đăng ký trực tuyến bằng tài khoản VNeID qua Cổng dịch vụ công quốc gia.
(PLVN) - Trong thế giới hiện đại, nơi công nghệ, dữ liệu và sáng tạo ngày càng chi phối mọi mặt đời sống, lĩnh vực STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học) được xem là nền tảng cho sự phát triển bền vững và đổi mới của bất kỳ quốc gia nào. Tuy nhiên, một trong những thực tế đáng lo ngại hiện nay là tỷ lệ tham gia của nữ giới trong lĩnh vực này vẫn còn khiêm tốn, đặt ra câu hỏi lớn: Làm gì để nữ giới không bị bỏ lại phía sau trong cuộc cách mạng số đang diễn ra trên toàn cầu và ở Việt Nam?
(PLVN) - Nghị định số 60 được ban hành nhằm khắc phục các hạn chế, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Nghị định số 116, đồng thời tiếp tục kế thừa các kết quả đã đạt được trong thực hiện chính sách hỗ trợ, thu hút sinh viên giỏi, tâm huyết vào học và làm việc, cống hiến cho ngành Giáo dục.
(PLVN) - Năm học tới, 29 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX) của Hà Nội được giao chỉ tiêu tuyển 12.080 học viên với 270 lớp 10.
(PLVN) - Dịp lễ 30/4 - 1/5 năm nay, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội thông báo, học sinh trên địa bàn sẽ được nghỉ 5 ngày liên tục, từ thứ Tư ngày 30/4 đến Chủ nhật ngày 4/5.
(PLVN) - Theo thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2025-2026 của tỉnh sẽ tăng khoảng 10% so với năm học trước. Điều này đồng nghĩa với cơ hội đỗ vào lớp 10 THPT công lập của tỉnh sẽ tăng từ 66% lên 75%.
(PLVN) - Kỳ thi vào lớp 10 công lập của TP HCM năm nay được tổ chức vào ngày 6-7/6. Thí sinh làm ba bài thi Toán, Văn (120 phút), Ngoại ngữ (90 phút). Nếu đăng ký vào trường chuyên, các em làm thêm bài thi môn chuyên (150 phút).
(PLVN) - Trường Đại học Công Thương TP HCM (HUIT) khẳng định vị thế tiên phong trong đào tạo ứng dụng, hội nhập và sáng tạo. Với nền tảng là hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, chương trình đào tạo luôn được cập nhật sát với thực tiễn cùng chính sách tuyển sinh linh hoạt, HUIT luôn mở rộng cánh cửa vào đại học cho hàng trăm ngàn thí sinh mỗi năm. Sự đầu tư toàn diện và tầm nhìn chiến lược chính là lý do HUIT luôn dẫn đầu trong danh sách lựa chọn của thí sinh cả nước, năm 2024 đứng hàng TOP trong số các trường đại học có lượng thí sinh đăng ký xét tuyển.
(PLVN) - Theo các chuyên gia, sự phát triển của các công cụ AI tạo ra những phương thức gian lận mới, tinh vi hơn và giáo viên khó có thể phát hiện nếu không được trang bị kiến thức và kỹ năng phù hợp, tạo ra một môi trường học tập thiếu trung thực, không lành mạnh.
(PLVN) - Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) TP HCM đang triển khai hàng loạt công trình lớn, trong đó nổi bật là Đề án xây dựng 4.500 phòng học và xây dựng 50 trường học số, hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Bình luận
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu