Độc đáo văn hóa giao tiếp

Người Thái khi gặp nhau sẽ chào theo kiểu hai tay chắp trước ngực, đầu hơi cúi xuống phía trước. (Ảnh: thanhnien.vn)
Người Thái khi gặp nhau sẽ chào theo kiểu hai tay chắp trước ngực, đầu hơi cúi xuống phía trước. (Ảnh: thanhnien.vn)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Văn hóa là một phạm trù rất rộng với gần 200 định nghĩa phong phú và đa dạng về văn hóa. Trong đời sống của một xã hội văn hoá còn được nhìn nhận dưới góc độ giao tiếp, đây là chìa khóa quan trọng trong quá trình giao lưu và hội nhập. Tại mỗi quốc gia với chuẩn mực văn hóa khác nhau đều có những nét văn hóa giao tiếp khác biệt.

Mối liên hệ giữa giao tiếp và văn hóa

Nói đến văn hóa giao tiếp, mối quan hệ giữa giao tiếp và văn hóa là một mối quan hệ khá phức tạp và mật thiết. Nói nó phức tạp bởi cũng giống như các nền văn hoá hay ngôn ngữ trên thế giới, văn hoá giao tiếp tại hầu hết các quốc gia đều khác nhau, mỗi quốc gia lại có cách chào hỏi, nói chuyện, ứng xử khác biệt, tất nhiên vẫn có sự tương đồng nhưng ở từng quốc gia, lãnh thổ khác nhau.

Cần thiết vì văn hoá được tạo ra thông qua giao tiếp, giao tiếp là phương tiện tương tác của con người mà qua đó các đặc điểm văn hóa dù là phong tục, vai trò, quy tắc, nghi lễ, luật lệ hay các hình mẫu khác được tạo ra và chia sẻ. Ở một khía cạnh nào đó, văn hóa là “sản phẩm” của giao tiếp xã hội. Nếu không có thông tin liên lạc và các phương tiện truyền thông sẽ không thể bảo tồn và truyền tải những đặc điểm văn hóa từ quốc gia này đến quốc gia khác.

Có thể nói rằng văn hóa được tạo ra, định hình, truyền tải và học hỏi thông qua giao tiếp. Ngược lại, các hoạt động giao tiếp phần lớn được tạo ra, định hình và truyền tải bởi văn hóa. Do đó, văn hoá giao tiếp có vai trò quan trọng trong phạm trù văn hoá, đôi khi văn hoá của cả một quốc gia được đánh giá thông qua văn hoá giao tiếp. Bởi văn hoá giao tiếp của mỗi cá nhân trong một cộng đồng là một trong những yếu tố quan trọng, phản ánh vẻ đẹp tâm hồn, là cánh cửa mở ra mọi mối liên hệ giữa con người với nhau.

Đặc biệt, trong thời kì hội nhập và toàn cầu hoá như hiện nay, văn hoá giao tiếp càng trở nên cần thiết, đây là chìa khoá quan trọng cho quá trình giao lưu, hội nhập giữa các quốc gia với nhau. Văn hoá giao tiếp được ví như nền tảng cốt lõi nhằm khám phá các nền văn hoá bằng vô số hình thức giao tiếp khác nhau. Với các định nghĩa được gọi tên như: Giao tiếp đa văn hóa, giao tiếp xuyên văn hóa, giao tiếp quốc tế, giao tiếp giữa các dân tộc…

Chính vì vậy, để giao tiếp hiệu quả trong môi trường quốc tế đa văn hoá việc có hiểu biết và ý thức một cách tinh tế sự khác biệt về văn hoá trong giao lưu, tiếp xúc với các quốc gia, dân tộc được xem như một lợi thế. Thông qua đó biết cách thích nghi, lựa chọn hình thức giao tiếp sao cho phù hợp với chuẩn mực văn hoá của quốc gia, dân tộc đó nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong giao tiếp và giao lưu văn hoá.

Sự khác biệt và tương đồng

Văn hoá giao tiếp của các quốc gia dễ nhận thấy chính là trong cuộc sống đời thường, từ nghi thức chào hỏi cho đến cách bắt tay thường mỗi quốc gia sẽ có những cách ứng xử khác nhau. Tuy nhiên tại một số quốc gia, châu lục sự tương đồng giữa văn hoá giao tiếp vẫn xuất hiện. Điển hình như văn hoá giao tiếp của một số quốc gia Đông Nam Á có khá nhiều điểm tương đồng trong biểu hiện, quy tắc, chuẩn mực.

Trước hết, trong văn hóa giao tiếp các quốc gia Đông Nam Á đều rất trọng lễ nghi, điều này thể hiện trước tiên trong nghi thức chào hỏi. Các nghi thức chào hỏi được thực hiện một cách trang trọng: khoanh tay cúi chào (Việt Nam), chắp hai tay trước ngực (Lào, Campuchia, Thái Lan), cúi đầu, gật đầu chào kết hợp ngôn ngữ chào hỏi và thái độ vui vẻ, hòa nhã, thân thiện.

Cũng vì trọng lễ nghi nên các quốc gia Đông Nam Á luôn tôn trọng tôn ti trật tự trên dưới trong quan hệ giao tiếp. Vị trí giao tiếp thường căn cứ vào quan hệ vị thế và mối quan hệ thân hữu. Vì vậy, trong giao tiếp cũng như ở nhiều lĩnh vực các quốc gia Đông Nam Á thường trọng người già, trọng những người có kinh nghiệm và có địa vị xã hội. Đồng thời, cách giao tiếp thường không vội vàng, không quá cởi mở, vồn vã nhất là trong lần tiếp xúc đầu tiên mà thường thận trọng, chờ đợi, lắng nghe.

Tuy có nhiều điểm tương đồng do có đặc điểm tính cách chung của người Đông Nam Á, song, mỗi quốc gia vẫn có những nét văn hoá giao tiếp khác biệt. Người Thái Lan quan niệm chân là nơi bẩn nhất do đó khi giao tiếp người Thái Lan không chạm chân vào người khác, không dùng chân di chuyển đồ vật, tối kỵ hướng bàn chân về phía họ. Nếu bắc chân chéo ngũ (chữ ngũ - PV), bàn chân phải chúi xuống đất, tránh hướng về người giao tiếp với mình.

Qua ví dụ trong cách giao tiếp của các quốc gia Đông Nam Á có thể thấy sự tương đồng và khác biệt trong văn hoá giao tiếp có thể cùng song hành. Trên thực tế, ngày nay văn hoá ứng xử trong giao tiếp dần có tính chất toàn cầu hóa tuy nhiên nét đặc trưng của phong cách giao tiếp ở từng quốc gia vẫn còn là một điều rất thú vị.

Trong văn hoá giao tiếp của người Nhật, cúi đầu 45 độ biểu hiện sự kính trọng sâu sắc. (Ảnh: afamily.vn)

Trong văn hoá giao tiếp của người Nhật, cúi đầu 45 độ biểu hiện sự kính trọng sâu sắc. (Ảnh: afamily.vn)

Được bình chọn là người lịch sự nhất thế giới, người Nhật Bản nổi tiếng với nét văn hóa giao tiếp vô cùng ấn tượng. Người Nhật sẽ tỏ sự thân thiện và lịch sự bằng những cái cúi đầu chào, có khi họ phải cúi đầu 45 độ biểu hiện sự kính trọng sâu sắc. Ngoài ra, người Nhật thường sẽ nói cả lời cảm ơn và cả xin lỗi khi nhờ vả hay làm phiền người khác vì họ vừa cảm thấy biết ơn khi nhận được sự giúp đỡ và vừa cảm thấy có lỗi khi gây phiền phức cho người khác. Người Nhật Bản còn có cho mình riêng một phong cách sống đặc trưng với tên gọi Omotenashi - sự hiếu khách của người Nhật. Thể hiện sự kết hợp thói quen lịch sự, mong muốn duy trì hòa hợp và tránh mâu thuẫn.

Trong những quốc gia Á Đông, Hàn Quốc là một trong những quốc gia trọng lễ nghĩa nhất. Điều này được thể hiện qua văn hóa ứng xử văn minh và luôn luôn đề cao vai trò của những người lớn tuổi hay những người đi trước. Do đó, văn hoá giao tiếp ở xứ sở kim chi đặc biệt được coi trọng. Việc cúi đầu chào hỏi là thói quen của người Hàn Quốc. Cái cúi đầu thể hiện lòng kính trọng của mình đối với những người lớn tuổi hơn hoặc người có địa vị cao hơn mình. Còn với bạn bè, đồng nghiệp thay cho việc cúi đầu chào họ sẽ vẫy tay.

Đặc trưng văn hóa giao tiếp đặc sắc thứ ba chính là văn hóa giao tiếp phi ngôn ngữ của người Ý. Có người nói rằng nước Ý sẽ không phải là nước Ý, người Ý sẽ không còn là người Ý nữa nếu như không có ngôn ngữ hình thể giao tiếp bằng tay. Việc thấy người Ý nói chuyện với nhau kết hợp cử chỉ tay, biểu cảm khuôn mặt trên đường phố Ý là rất bình thường. Những cử chỉ thông thường như kéo xuống mí mắt của một người nhằm thừa nhận ai đó thông minh, hay đưa tay ra khỏi cái mũi, như thể để làm cho nó dài, tượng trưng cho một lời nói dối. Ngoài ra, người Ý cởi mở, thẳng thắn trong giao tiếp nhưng cũng rất coi trọng lễ tiết, khi gặp nhau thường hay bắt tay hay nhận một cái ôm lịch sự và hôn nhẹ vào má để tỏ ra thân thiện.

Nét văn hóa đặc trưng của người Ý. (Ảnh: Internet)

Nét văn hóa đặc trưng của người Ý. (Ảnh: Internet)

Pháp - đất nước lãng mạn bậc nhất thế giới khiến nhiều người yêu mến vì phong cảnh đẹp và văn hoá giao tiếp vô cùng thân thiện. Trong cuộc sống đời thường, văn hóa giao tiếp của người Pháp luôn được đánh giá là lịch sự, trang trọng, trau chuốt về cả văn hóa ăn mặc, trang trí và đi đứng, giao tiếp, từ trong sân vườn, cổng ngõ cho tới ngoài đường.

Nếu các quốc gia khác không có thói quen hôn lên má một người lạ thì văn hoá Pháp lại ngược lại, dường như tất cả người Pháp đều thích hôn má nhau. La bise là văn hóa chào hỏi đặc trưng của người Pháp, hành động hôn má phổ biến thường được thực hiện giữa những người thân thiết hoặc quen biết nhau để chào nhau. Còn từ phổ biến khi chào hỏi là “bonne journée” (chúc một ngày tốt lành). Trong một môi trường chuyên nghiệp hơn, bắt tay vẫn là hành động chào hỏi phổ biến giữa đối tác hoặc những người mới gặp nhằm thể hiện sự lịch thiệp và thiện chí của mình đối với đối phương. Nếu ngồi ở một quán cà phê nào đó trên đường phố vào buổi sáng, dễ dàng thấy mọi người dân Pháp hôn má, nói “bonne journée”, bắt tay nhau trong mọi hoàn cảnh.

La bise - hành động chào hỏi bằng cách thơm má của người Pháp. (Nguồn: RTSinfo)

La bise - hành động chào hỏi bằng cách thơm má của người Pháp. (Nguồn: RTSinfo)

Mỗi quốc gia đều có những phong tục, quan niệm, lối sống và chuẩn mực văn hóa riêng biệt, văn hoá giao tiếp cũng vậy. Sự đa dạng và phong phú, tương đồng và khác biệt giữa các quốc gia trên thế giới đã tạo nên một bức tranh về văn hoá giao tiếp vô cùng thú vị. Nếu muốn tạo nên sự thành công trong giao tiếp đặc biệt là giao tiếp quốc tế, sự hiểu biết về văn hoá giao tiếp giữa các quốc gia, dân tộc rất cần thiết.

Đọc thêm

2 sự kiện quốc tế đáng chú ý tuần này

2 sự kiện quốc tế đáng chú ý tuần này
(PLVN) - Tuần này, thế giới hướng tới hai ngày lễ quan quan trọng của Liên Hợp Quốc: Ngày Di dân Quốc tế (18/12) tôn vinh những đóng góp của người di cư và Ngày Quốc tế Đoàn kết Nhân loại (20/12) ) kêu gọi sự thống nhất và chia sẻ để xóa đói giảm nghèo.

Nhiều vụ việc đáng tiếc trên thế giới tuần qua

Nhiều vụ việc đáng tiếc trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Thế giới trải qua một tuần đầy biến động với hàng loạt vụ việc thương tâm: Nữ sinh Nhật Bản bị đâm chết tại nhà hàng, nhà sáng lập Mango tử nạn, xả súng kinh hoàng tại Pháp, cháy bệnh viện ở Ấn Độ…

Hành trình “dọn rác” mạng xã hội: Kinh nghiệm từ các quốc gia

Các đạo luật mới ra đời nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu các hành vi tiêu cực của người dùng trên mạng xã hội. (Nguồn: safegate.vn)
(PLVN) - Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, mạng xã hội không chỉ là nơi kết nối mà còn trở thành trung tâm phát tán thông tin. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn, không gian này cũng trở thành “bãi rác” khổng lồ với những nội dung độc hại, tin giả và lời nói căm thù. Việc kiểm soát và “dọn rác” mạng xã hội đã trở thành thách thức không nhỏ đối với nhiều quốc gia trên thế giới.

Pháp có Thủ tướng mới

Tân Thủ tướng Pháp Francois Bayrou. Ảnh: REUTERS/TTXVN
(PLVN) - Ông Francois Bayrou, nhà lãnh đạo Phong trào Dân chủ (MoDem), là thủ tướng thứ ba được bổ nhiệm trong chính quyền của Tổng thống Emmanuel Macron.

Bangkok trở thành thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024

Bangkok trở thành thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024
(PLVN) - Thủ đô Bangkok của Thái Lan đã được Euromonitor International vinh danh là thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024, nhờ vào kỷ lục đón 32,4 triệu lượt khách quốc tế. Con số này vượt xa thành phố đứng thứ hai là Istanbul, nơi đón 23 triệu lượt khách nước ngoài.