Độc đáo 'siêu xe chữa cháy' của 'đội cứu hỏa Hai Lúa'

Độc đáo 'siêu xe chữa cháy' của 'đội cứu hỏa Hai Lúa'
(PLVN) - Chứng kiến hỏa hoạn xảy ra tại thôn xóm và trên cù lao Phú Tân, tỉnh An Giang, Đội chữa cháy của các nông dân tay lấm chân bùn với những “siêu xe chữa cháy” có một không hai được thành lập, với quyết tâm hạn chế thấp nhất thiệt hại cho bà con...

Cù lao huyện Phú Tân có địa hình phức tạp, kênh rạch chằng chịt, đường nông thôn chật hẹp, nhưng chỉ cần hỏi về đội cứu hỏa của những anh hai lúa thì ai cũng "rành như sáu câu vọng cổ".

Được thành lập hơn 5 năm qua, ban đầu đội vỏn vẹn 10 thành viên, với 1 xe đẩy tay lưu động thô sơ chứa nước để chữa cháy, nhưng đến hiện tại đã có hơn 30 thành viên, người nhỏ nhất là 35 tuổi, người lớn nhất cũng hơn 70 tuổi. Điều đặc biệt nhất của đội cứu hỏa này là tất cả thành viên đều là nông dân, phục vụ bà con hoàn toàn tự nguyện, không nhận một đồng thù lao.

Ông Huỳnh Bảo Ý, Đội trưởng đội cứu hỏa kểt, năm 2015, ấp Hòa Hưng 1, xã Hòa Lạc, huyện Phú Tân xảy ra vụ cháy làm thiêu rụi 2 căn nhà, hư hỏng 2 căn khác. "Thấy thiệt hại quá lớn do cháy nổ gây ra, anh em tụi tôi mới ngồi bàn nhau tự chế một chiếc xe chữa cháy để giúp đỡ cô bác, bà con địa phương", ông Ý chia sẻ.

Đội cứu hỏa hai lúa đang vận hành xe phòng cháy, chữa cháy.
 Đội cứu hỏa hai lúa đang vận hành xe phòng cháy, chữa cháy.

Gọi là tự chế, nhưng chi phí đầu tư một chiếc xe chữa cháy thôi sơ ban đầu cũng "ngốn" gần 120 triệu, tất cả nguồn lực chủ yếu do các thành viên trong đội và mạnh thường quân đóng góp.

Ai có tiền thì ủng hộ tiền, ai có công thì góp công, mỗi người một việc. Từ hiệu quả ban đầu mang lại, đầu năm 2018, vẫn bằng nguồn kinh phí tự huy động, đội tiếp tục cải tiến xe chuyên nghiệp hơn. Tận dụng xe tải cũ và máy tuốt lúa, dù chưa từng được đào tạo qua trường lớp, nhưng những "kỹ sư tay ngang" chế 2 chiếc xe cứu hỏa.

Xe có bồn chứa nước được tạo thành ngăn, dung tích 1 xe khoảng 2.500 lít, xe còn lại 4.000 lít nước. Các thành viên trang bị ống dẫn nước dài hơn 100m, lực nước bắn xa hơn 30m và một chiếc máy dầu nhỏ để bơm nước trực tiếp từ sông lên bồn. 

" Đội cứu hỏa Hai Lúa".
Đội cứu hỏa Hai Lúa".

“Anh em đều làm ruộng, tự học hỏi mày mò, tôi thì phụ trách mảng bảng vẽ thiết kế, một người đảm nhiệm hàn tiện, trong quá trình vận hành xe lỡ hư hao hay trục trặc gì thì đội phân công người sửa chữa, bảo dưỡng”, Đội trưởng Huỳnh Bảo Ý cho biết thêm.

Thành viên đội cứu hỏa mỗi người mỗi hoàn cảnh, ban đầu gặp nhiều khó khăn vì không có kiến thức lẫn nghiệp vụ chữa cháy. Tuy nhiên, với quyết tâm cao giúp đỡ bà con, mỗi người đều tựhọc hỏi và trang bị kiến thức thông qua sách báo, truyền hình và tham gia những buổi tập huấn của các cơ quan chức năng. Dần dần, họ thao tác thuần thục gần như những lính cứu hỏa chuyên nghiệp.

Siêu xe của đội cứu hỏa hai lúa.
Siêu xe của đội cứu hỏa hai lúa. 

Đại úy Lê Thanh Nhân – Đội trưởng  đội Cảnh sát PCCC & CNCH khu vực huyện Phú Tân nhận xét: “Sáng kiến, mô hình Đội chữa cháy do chú Huỳnh Bảo Ý làm đội trưởng mang lại hiệu quả rất cao, phù hợp với địa bàn dân cư, giống như một cánh tay nối dài của Đội PCCC khu vực huyện Phú Tân. Đội phát huy tốt phương châm 4 tại chỗ: Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần và vật tự tại chỗ. Mô hình này nhân rộng, lớn mạnh thì việc kiềm chế cháy nổ xảy ra trong dân sẽ càng hiệu quả hơn” 

Những kỹ sư tay ngang mang đậm chất nông dân cải tiến xe chữa cháy.
 Những kỹ sư tay ngang mang đậm chất nông dân cải tiến xe chữa cháy.

Nhiều người dân địa phương bày tỏ sự tin yêu, cảm phục đối với đội cứu hỏa mà họ gọi thân thương là "đội chữa cháy Hai Lúa". Ông Nguyễn Ngọc Sang, người dân xã Hòa Lạc (huyện Phú Tân) nói: "Mô hình đội phòng cháy chữa cháy tại chỗ này rất hay. Các thành viên trong đội rất nhiệt tình, khi có sự cố cháy xảy ra, điện thoại là họ tới liền, dù ban ngày hay đêm khuya, nên rất an tâm". 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Bãi biển đẹp nhất Quảng Ngãi bị sạt lở, uy hiếp đường giao thông

Bãi biển đẹp nhất Quảng Ngãi bị sạt lở, uy hiếp đường giao thông
(PLVN) - Bờ biển Mỹ Khê (xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi) được xem là bãi biển đẹp nhất tỉnh nhưng đang bị nước biển xâm thực, sạt lở nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, sản xuất của người dân. Sạt lở bờ biển cũng uy hiếp các công trình hạ tầng đường giao thông, dầu khí, đồn biên phòng…

Ngắm nhìn vẻ đẹp hoang sơ, lạ mắt của rừng ngập mặn Bàu Cá Cái

Ngắm nhìn vẻ đẹp hoang sơ, lạ mắt của rừng ngập mặn Bàu Cá Cái
(PLVN) - Bàu Cá Cái (Quảng Ngãi) là rừng ngập mặn được bao bọc xung quanh bởi các dãy núi và đồi cát hình thành cách đây hơn 200 năm với những vết tích xưa cũ. Nơi đây không chỉ có tác dụng phòng hộ, chắn sóng mà còn mở ra hướng thoát nghèo, tạo sinh kế bền vững cho người dân sống trong vùng nhờ những sản vật từ rừng và phát triển du lịch cộng đồng.

Thay đổi lớn từ những hành động nhỏ

Lối sống xanh không chỉ là một xu hướng mà là một cách tiếp cận bền vững, giúp bảo vệ môi trường.
(PLVN) - Trong bối cảnh chuyển đổi năng lượng toàn cầu, mỗi hành động nhỏ hàng ngày của chúng ta đều có tác động lớn đến môi trường sống, góp phần vào việc giảm thiểu tác động xấu đến Trái đất.

Nỗ lực hơn nữa để tiếp nhận động vật hoang dã bị tịch thu từ buôn bán trái phép

Giải chạy thu hút hơn 300 vận động viên đến từ 26 quốc gia. (Ảnh: ENV)
(PLVN) - Ông Lương Xuân Hồng - Giám đốc Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã (ĐVHD) Hà Nội đã khẳng định điều này tại Giải “Chạy để cứu hộ ĐVHD” tại Việt Nam trong khuôn khổ Giải chạy “Song Hong Half Marathon” lần thứ 15 vừa được Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) phối hợp với Sporting Republic tổ chức.

Gấp rút hoàn thiện khung pháp lý về tín chỉ carbon

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Giai đoạn 2021 - 2025, Việt Nam đặt mục tiêu tạo ra 25 triệu tín chỉ carbon; là nhiệm vụ được lãnh đạo Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các Bộ, ngành triển khai thực hiện sau Hội nghị COP21 (năm 2015).

Thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng nhờ sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế

Sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế tại Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí (Quảng Ninh). Ảnh: Ngọc Nga
(PLVN) - Sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế đã giúp Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh) thu về hàng trăm triệu đồng. Đây là đơn vị đầu tiên trong cả nước có giải pháp tái chế chất thải nhựa lây nhiễm bằng phương pháp hấp tiệt khuẩn hơi nước, mang lại hiệu quả về kỹ thuật, kinh tế, xã hội.